Vụ lùm xùm ở đội tuyển Argentina bắt đầu khi đoạn video tiền vệ Enzo Fernandez đăng tải lên mạng xã hội cho thấy, cầu thủ của Chelsea cùng một số thành viên Argentina đã hát ca khúc có nội dung phân biệt chủng tộc.
Cụ thể, họ bêu rếu nguồn gốc châu Phi của đối thủ, nhấn mạnh rằng các cầu thủ gốc Angola, Cameroon… của Pháp “đến từ châu Phi nhưng chúng nó vẫn có hộ chiếu Pháp”.
Việc làm của Enzo đã gây bão dư luận, khiến anh phải lên tiếng xin lỗi. Nhưng phía Pháp không tha thứ cho anh. LĐBĐ Pháp đã kiện lên FIFA, yêu cầu điều tra và trừng phạt Enzo.
Thứ trưởng Garro (ảnh nhỏ) vừa phải rời ghế
Vụ việc này leo thang lên một cấp độ mới, khi Thứ trưởng thể thao Julio Garro muốn Messi lên tiếng và đưa ra lời xin lỗi dù trên chuyến xe bus chở các thành viên Argentina khi sự cố xảy ra, không có sự hiện diện của đội trưởng Albiceleste. Tiền vệ 37 tuổi cùng gia đình ở lại Mỹ để điều trị chấn thương, trong bối cảnh Inter Miami chuẩn bị thi đấu.
"Messi phải ra mặt để xin lỗi. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá (ông Chiqui Tapia - PV) cũng vậy. Lời xin lỗi của họ sẽ góp phần làm gương, để xã hội thấy bóng đá cũng cần có sự tha thứ", ông Garro nhấn mạnh.
"Hành động đó khiến chúng ta, với tư cách một đất nước, rơi vào trạng thái tồi tệ sau khi đã gặt hái quá nhiều vinh quang".
Ông Julio Garro. Ảnh: El Doce
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc "dám đụng chạm" tới huyền thoại sống của Argentina là chỉ một ngày sau phát ngôn yêu cầu Messi xin lỗi, ông Garro đã bị cách chức.
"Không có thành viên nào của chính phủ được phép đề nghị đội tuyển Argentina - vừa vô địch World Cup và đoạt hai Copa America - hay bất cứ người dân nào nghĩ gì, nói gì hay làm gì", Văn phòng Chính phủ Argentina thông báo trên mạng xã hội X. "Vì thế, ông Julio Garro không còn làm Thứ trưởng Thể thao Argentina nữa".
Ông Garro 52 tuổi, làm Thị trưởng thành phố La Plata ở Buenos Aires thời 2015-2023. Ông có bằng luật sư, mới được bổ nhiệm Thứ trưởng Thể thao Argentina tháng 3/2024, nhưng chỉ tại vị bốn tháng trước khi mất việc.
Cụ thể, họ bêu rếu nguồn gốc châu Phi của đối thủ, nhấn mạnh rằng các cầu thủ gốc Angola, Cameroon… của Pháp “đến từ châu Phi nhưng chúng nó vẫn có hộ chiếu Pháp”.
Việc làm của Enzo đã gây bão dư luận, khiến anh phải lên tiếng xin lỗi. Nhưng phía Pháp không tha thứ cho anh. LĐBĐ Pháp đã kiện lên FIFA, yêu cầu điều tra và trừng phạt Enzo.
Thứ trưởng Garro (ảnh nhỏ) vừa phải rời ghế
Vụ việc này leo thang lên một cấp độ mới, khi Thứ trưởng thể thao Julio Garro muốn Messi lên tiếng và đưa ra lời xin lỗi dù trên chuyến xe bus chở các thành viên Argentina khi sự cố xảy ra, không có sự hiện diện của đội trưởng Albiceleste. Tiền vệ 37 tuổi cùng gia đình ở lại Mỹ để điều trị chấn thương, trong bối cảnh Inter Miami chuẩn bị thi đấu.
"Messi phải ra mặt để xin lỗi. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá (ông Chiqui Tapia - PV) cũng vậy. Lời xin lỗi của họ sẽ góp phần làm gương, để xã hội thấy bóng đá cũng cần có sự tha thứ", ông Garro nhấn mạnh.
"Hành động đó khiến chúng ta, với tư cách một đất nước, rơi vào trạng thái tồi tệ sau khi đã gặt hái quá nhiều vinh quang".
Ông Julio Garro. Ảnh: El Doce
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc "dám đụng chạm" tới huyền thoại sống của Argentina là chỉ một ngày sau phát ngôn yêu cầu Messi xin lỗi, ông Garro đã bị cách chức.
"Không có thành viên nào của chính phủ được phép đề nghị đội tuyển Argentina - vừa vô địch World Cup và đoạt hai Copa America - hay bất cứ người dân nào nghĩ gì, nói gì hay làm gì", Văn phòng Chính phủ Argentina thông báo trên mạng xã hội X. "Vì thế, ông Julio Garro không còn làm Thứ trưởng Thể thao Argentina nữa".
Ông Garro 52 tuổi, làm Thị trưởng thành phố La Plata ở Buenos Aires thời 2015-2023. Ông có bằng luật sư, mới được bổ nhiệm Thứ trưởng Thể thao Argentina tháng 3/2024, nhưng chỉ tại vị bốn tháng trước khi mất việc.
Biên Thùy (SHTT)