Hồi tháng 4 vừa qua, Liên đoàn bơi lội quốc tế thông báo trong số 23 VĐV Trung Quốc từng dính doping tại Olympic Tokyo 2020 (diễn ra năm 2021), sẽ có 11 người được sang Paris tranh tài tại Olympic 2024.
Trong số này có chuyên gia bơi bướm Zhang Yufei (2 HCV ở Nhật Bản), cũng như một kình ngư Trung Quốc giành HCV khác là Wang Shun. Ngoài ra, nhà vô địch thế giới và kỷ lục gia 200 m ếch - Qin Haiyang cũng có tên trong danh sách tới Paris.
Trước đó vào tháng 4/2021, thời điểm Olympic Tokyo 2020 còn chưa khởi tranh, 23 kình ngư Trung Quốc có kết quả dương tính với thuốc trợ tim trimetazidine (TMZ) - loại thuốc có thể nâng cao thành tích.
Trung Quốc cử 11 tuyển thủ bơi lội từng dính doping thi đấu tại Olympic Paris
Thế nhưng, những VĐV này không bị xử phạt sau khi Cơ quan chống doping thế giới (WADA) chấp nhận giải thích của Trung Quốc, rằng các kết quả xét nghiệm dương tính là do ô nhiễm từ thực phẩm.
Điều gây tranh cãi là WADA giữ bí mật hoàn toàn chuyện này, khiến nhiều người nghi ngờ tổ chức này làm ăn gian dối.
Quyết định không trừng phạt của WADA và cho phép kình ngư Trung Quốc tiếp tục thi đấu đã gây ra sự chỉ trích dữ dội, đặc biệt từ phía bơi lội Mỹ.
Khi câu chuyện được đưa lên báo chí Mỹ cách đây 3 tháng, người đứng đầu cơ quan chống doping Mỹ - Travis Tygart gọi đây là “sự che đậy”, cáo buộc mà cả WADA và Trung Quốc đều cực lực phủ nhận.
"Toàn bộ vụ việc là bi kịch với những VĐV trong sạch. Họ (WADA) cần thông báo về chuyện này, cần phải loại các VĐV vi phạm", ông Travis Tygart nói với Reuters.
Câu chuyện này chắc chắn sẽ còn gây tranh cãi liên tục từ giờ cho đến khi Olympic 2024 khởi tranh. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, sau đó đã bị xóa, một thành viên đội bơi Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ “bị kiểm tra doping tới 200 lần trong 10 ngày tại Paris”.
Nếu nhìn vào con số này, NHM có lẽ sẽ cảm thấy bất công cho các VĐV Trung Quốc và lên án cách làm việc của ban tổ chức. Nhưng với phần còn lại, đó là công bằng. Các VĐV đã lên tiếng trước Thế vận hội Paris, cho rằng đó là cách ban tổ chức tạo ra sân chơi bình đẳng.
Trong quá khứ, bơi lội Trung Quốc từng không ít lần vướng vào lùm xùm với doping. Vụ việc điển hình gần đây nhất là chuyện kình ngư nổi tiếng Sun Yang bị cấm thi đấu 8 năm (sau được giảm còn 4 năm) do tìm cách phá hủy các mẫu thử doping.
Trong số này có chuyên gia bơi bướm Zhang Yufei (2 HCV ở Nhật Bản), cũng như một kình ngư Trung Quốc giành HCV khác là Wang Shun. Ngoài ra, nhà vô địch thế giới và kỷ lục gia 200 m ếch - Qin Haiyang cũng có tên trong danh sách tới Paris.
Trước đó vào tháng 4/2021, thời điểm Olympic Tokyo 2020 còn chưa khởi tranh, 23 kình ngư Trung Quốc có kết quả dương tính với thuốc trợ tim trimetazidine (TMZ) - loại thuốc có thể nâng cao thành tích.
Trung Quốc cử 11 tuyển thủ bơi lội từng dính doping thi đấu tại Olympic Paris
Thế nhưng, những VĐV này không bị xử phạt sau khi Cơ quan chống doping thế giới (WADA) chấp nhận giải thích của Trung Quốc, rằng các kết quả xét nghiệm dương tính là do ô nhiễm từ thực phẩm.
Điều gây tranh cãi là WADA giữ bí mật hoàn toàn chuyện này, khiến nhiều người nghi ngờ tổ chức này làm ăn gian dối.
Quyết định không trừng phạt của WADA và cho phép kình ngư Trung Quốc tiếp tục thi đấu đã gây ra sự chỉ trích dữ dội, đặc biệt từ phía bơi lội Mỹ.
Khi câu chuyện được đưa lên báo chí Mỹ cách đây 3 tháng, người đứng đầu cơ quan chống doping Mỹ - Travis Tygart gọi đây là “sự che đậy”, cáo buộc mà cả WADA và Trung Quốc đều cực lực phủ nhận.
"Toàn bộ vụ việc là bi kịch với những VĐV trong sạch. Họ (WADA) cần thông báo về chuyện này, cần phải loại các VĐV vi phạm", ông Travis Tygart nói với Reuters.
Câu chuyện này chắc chắn sẽ còn gây tranh cãi liên tục từ giờ cho đến khi Olympic 2024 khởi tranh. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, sau đó đã bị xóa, một thành viên đội bơi Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ “bị kiểm tra doping tới 200 lần trong 10 ngày tại Paris”.
Nếu nhìn vào con số này, NHM có lẽ sẽ cảm thấy bất công cho các VĐV Trung Quốc và lên án cách làm việc của ban tổ chức. Nhưng với phần còn lại, đó là công bằng. Các VĐV đã lên tiếng trước Thế vận hội Paris, cho rằng đó là cách ban tổ chức tạo ra sân chơi bình đẳng.
Trong quá khứ, bơi lội Trung Quốc từng không ít lần vướng vào lùm xùm với doping. Vụ việc điển hình gần đây nhất là chuyện kình ngư nổi tiếng Sun Yang bị cấm thi đấu 8 năm (sau được giảm còn 4 năm) do tìm cách phá hủy các mẫu thử doping.
Biên Thùy (SHTT)