Câu chuyện của Hoàng Đức và Thể Công Viettel gần như đã ngã ngũ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bản thân Hoàng Đức đã ký nháy giao kèo với đội bóng mới và nhận một phần tiền lót tay. Bởi vậy, việc tiền vệ này rời đi là điều không thể khác.
Vấn đề nằm ở chỗ Thể Công Viettel giờ muốn đẩy Hoàng Đức đi luôn, vừa để tạo điều kiện cho cầu thủ này bắt đầu mùa giải mới cùng CLB mới, vừa thu về được một khoản phí chuyển nhượng cho 6 tháng hợp đồng còn lại.
Hoàng Đức từng có nhiều cơ hội để xuất ngoại nhưng rồi đều không thành. (Ảnh: Như Đạt)
Tuy nhiên điều này cũng chẳng dễ. Ngay cả trên thế giới, hiếm đội bóng nào chi tiền ra để chuyển nhượng khi một cầu thủ chỉ còn không đầy 6 tháng hợp đồng. Và điều này lại càng khó xảy ra với môi trường bóng đá Việt Nam, nơi việc chuyển nhượng gần như diễn ra theo kịch bản: chờ hợp đồng hết hạn, trả tiền lót tay cho riêng cầu thủ và thế là đội bóng có được nhân tố mới. Việc mua bán cầu thủ giữa 2 CLB là điều ít khi xảy ra ở V.League.
Vậy nên ngoài 500 triệu đồng thu được từ phí đào tạo trẻ, CLB Thể Công Viettel khó lòng kiếm được thêm phí chuyển nhượng từ vụ Hoàng Đức. Tiền vệ sinh năm 1998 sẽ đá nửa mùa giải 2024/25 cho Thể Công Viettel rồi rời đi vào tháng 1/2025. Điều này vô tình khiến đội bóng áo lính gặp khó.
Hoàng Đức nhận lót tay lên đến 30 tỷ đồng cho bản hợp đồng 3 năm với đội bóng mới. (Ảnh: Như Đạt)
Hoàng Đức vốn là trụ cột của Thể Công Viettel trong suốt những năm qua, chơi 119 trận, ghi 17 bàn và 22 kiến tạo từ V.League 2019 tới nay. Nhưng giờ đây, nếu tiếp tục xây dựng đội hình với Hoàng Đức là hạt nhân chính, Thể Công Viettel vô tình sẽ rơi vào thế khó khi tiền vệ này rời đội ở giữa mùa.
Trong khi đó, người hâm mộ Thể Công Viettel có lẽ cũng đặt dấu hỏi về quyết tâm thi đấu của Hoàng Đức trong thời gian sắp tới. Liệu tiền vệ này có cống hiến 100% khả năng, hay lựa chọn thi đấu an toàn, giữ chân, tránh chấn thương để chờ ngày gia nhập đội bóng mới?
HLV Đức Thắng có lẽ là người đang đau đầu nhất trong câu chuyện này. Ông sẽ phải tính toán ra sao để chuẩn bị cho mùa giải mới? Và trong trường hợp bi quan nhất, liệu chiến lược gia này có nghĩ đến việc ít sử dụng Hoàng Đức hơn để tránh phụ thuộc, dần trao cơ hội cho những nhân tố khác để xây dựng lối chơi mới cho đội nhà?
Khi ấy, biết đâu Hoàng Đức, cầu thủ nhận lót tay kỷ lục V.League lên đến 10 tỷ đồng/mùa lại phải làm bạn với băng ghế dự bị?
Và nên nhớ rằng vào cuối năm nay, AFF Cup 2024 sẽ diễn ra. Liệu với việc không được thi đấu thường xuyên ở Thể Công Viettel, phong độ của Hoàng Đức có bị ảnh hưởng? Câu hỏi này chắc chắn sẽ khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng, bởi tiền vệ này vốn là nhân tố quan trọng của tuyển Việt Nam.
Hoàng Đức 2 lần dự AFF Cup nhưng chưa thể giúp tuyển Việt Nam vô địch. (Ảnh: Như Đạt)
Khán giả Việt Nam có lẽ chưa thể quên màn trình diễn nhạt nhòa của Quang Hải tại AFF Cup 2022, nơi anh không ghi được bàn thắng nào và nhiều lần phải ngồi dự bị. Đây là hệ quả khó tránh của việc Quang Hải không được ra sân ở Pau FC trước đó.
Lần này nếu câu chuyện xảy ra với Hoàng Đức, liệu giấc mơ vô địch của tuyển Việt Nam sẽ ra sao?
Vấn đề nằm ở chỗ Thể Công Viettel giờ muốn đẩy Hoàng Đức đi luôn, vừa để tạo điều kiện cho cầu thủ này bắt đầu mùa giải mới cùng CLB mới, vừa thu về được một khoản phí chuyển nhượng cho 6 tháng hợp đồng còn lại.
Hoàng Đức từng có nhiều cơ hội để xuất ngoại nhưng rồi đều không thành. (Ảnh: Như Đạt)
Tuy nhiên điều này cũng chẳng dễ. Ngay cả trên thế giới, hiếm đội bóng nào chi tiền ra để chuyển nhượng khi một cầu thủ chỉ còn không đầy 6 tháng hợp đồng. Và điều này lại càng khó xảy ra với môi trường bóng đá Việt Nam, nơi việc chuyển nhượng gần như diễn ra theo kịch bản: chờ hợp đồng hết hạn, trả tiền lót tay cho riêng cầu thủ và thế là đội bóng có được nhân tố mới. Việc mua bán cầu thủ giữa 2 CLB là điều ít khi xảy ra ở V.League.
Vậy nên ngoài 500 triệu đồng thu được từ phí đào tạo trẻ, CLB Thể Công Viettel khó lòng kiếm được thêm phí chuyển nhượng từ vụ Hoàng Đức. Tiền vệ sinh năm 1998 sẽ đá nửa mùa giải 2024/25 cho Thể Công Viettel rồi rời đi vào tháng 1/2025. Điều này vô tình khiến đội bóng áo lính gặp khó.
Hoàng Đức nhận lót tay lên đến 30 tỷ đồng cho bản hợp đồng 3 năm với đội bóng mới. (Ảnh: Như Đạt)
Hoàng Đức vốn là trụ cột của Thể Công Viettel trong suốt những năm qua, chơi 119 trận, ghi 17 bàn và 22 kiến tạo từ V.League 2019 tới nay. Nhưng giờ đây, nếu tiếp tục xây dựng đội hình với Hoàng Đức là hạt nhân chính, Thể Công Viettel vô tình sẽ rơi vào thế khó khi tiền vệ này rời đội ở giữa mùa.
Trong khi đó, người hâm mộ Thể Công Viettel có lẽ cũng đặt dấu hỏi về quyết tâm thi đấu của Hoàng Đức trong thời gian sắp tới. Liệu tiền vệ này có cống hiến 100% khả năng, hay lựa chọn thi đấu an toàn, giữ chân, tránh chấn thương để chờ ngày gia nhập đội bóng mới?
HLV Đức Thắng có lẽ là người đang đau đầu nhất trong câu chuyện này. Ông sẽ phải tính toán ra sao để chuẩn bị cho mùa giải mới? Và trong trường hợp bi quan nhất, liệu chiến lược gia này có nghĩ đến việc ít sử dụng Hoàng Đức hơn để tránh phụ thuộc, dần trao cơ hội cho những nhân tố khác để xây dựng lối chơi mới cho đội nhà?
Khi ấy, biết đâu Hoàng Đức, cầu thủ nhận lót tay kỷ lục V.League lên đến 10 tỷ đồng/mùa lại phải làm bạn với băng ghế dự bị?
Và nên nhớ rằng vào cuối năm nay, AFF Cup 2024 sẽ diễn ra. Liệu với việc không được thi đấu thường xuyên ở Thể Công Viettel, phong độ của Hoàng Đức có bị ảnh hưởng? Câu hỏi này chắc chắn sẽ khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng, bởi tiền vệ này vốn là nhân tố quan trọng của tuyển Việt Nam.
Hoàng Đức 2 lần dự AFF Cup nhưng chưa thể giúp tuyển Việt Nam vô địch. (Ảnh: Như Đạt)
Khán giả Việt Nam có lẽ chưa thể quên màn trình diễn nhạt nhòa của Quang Hải tại AFF Cup 2022, nơi anh không ghi được bàn thắng nào và nhiều lần phải ngồi dự bị. Đây là hệ quả khó tránh của việc Quang Hải không được ra sân ở Pau FC trước đó.
Lần này nếu câu chuyện xảy ra với Hoàng Đức, liệu giấc mơ vô địch của tuyển Việt Nam sẽ ra sao?
Theo Linh Đan (Nguoiduatin.vn)