Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra vào rạng sáng 27/7 (giờ Việt Nam). Buổi lễ khai mạc "chưa từng có trong lịch sử" lần đầu được tổ chức ngoài trời đã thu hút sự quan tâm của khán giả toàn thế giới với nhiều ý kiến đa dạng.
Không ngoài dự đoán, hàng loạt tiết mục hoành tráng, đặc sắc đến từ những ngôi sao nổi tiếng và vũ công Pháp đã nhận được lời khen của khán giả theo dõi toàn cầu. Một trong những tiết mục gây ấn tượng và bất ngờ nhất là khi những bức tượng vàng của những người phụ nữ xuất sắc từ từ “đứng dậy” giữa thành phố và những dòng tiểu sử, vinh danh họ xuất hiện trên màn hình. Cuối cùng, dàn hợp xướng nữ và nữ ca sĩ đã hát quốc ca Pháp trong không khí vô cùng long trọng.
Màn biểu diễn kỳ công và gây xúc động mạnh
Phần vinh danh đặc biệt long trọng và xúc động này đã nhận được “cơn mưa” lời khen từ nhiều khán giả toàn cầu. Trên MXH Weibo, chủ đề này còn lọt thanh tìm kiếm nóng, được cư dân mạng bàn tán và chia sẻ sôi nổi.
“Khi nhìn thấy 10 bức tượng phụ nữ vĩ đại từ từ nhô lên từ sông Seine trong mưa, bạn biết rằng lễ khai mạc Thế vận hội Pháp sẽ viết một cái tên rạng rỡ vào sổ lưu bút của lịch sử. Các nữ ca sĩ đã cùng nhau hát quốc ca Pháp. Vào thời điểm này, chỉ có âm nhạc mới có thể vượt qua mọi ngôn ngữ và khiến tiếng nói của phụ nữ trên toàn thế giới được lắng nghe”, một người dùng Weibo bình luận.
"Chủ nghĩa nữ quyền của Pháp chính là đây. Với tôi đây là phần hay nhất của lễ khai mạc Olympic Paris! Thế vận hội có sự tôn trọng chưa từng có đối với phụ nữ. Đây không chỉ là sự tri ân dành cho các vận động viên nữ mà còn là một sự tưởng nhớ lịch sử", một netizen khác nhận xét.
Màn vinh danh các phụ nữ trên nền nhạc quốc ca Pháp và do phụ nữ trình diễn
Olympic Paris 2024 là Olympic bình đẳng giới đầu tiên
Không chỉ gây cảm động vì cách dàn dựng, phần đặc biệt này trong lễ khai mạc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử Olympic: Lần đầu tiên tại Thế vận hội, số lượng vận động viên nam và nữ năm nay đã gần bằng nhau theo tỷ lệ 1:1. Quay ngược về quá khứ, Olympic Paris 1900 mới là lần đầu tiên trong lịch sử chính thức cho phép các vận động viên nữ tham gia. Và 124 năm sau, cũng tại nước Pháp hoa lệ, Olympic Paris 2024 đã chứng kiến bình đẳng giới.
Cụ thể, tại Olympic năm nay có 5.630 vận động viên nam và 5.416 vận động viên nữ sẽ tranh tài tại Paris. Việc phụ nữ chiếm 49% tổng số vận động viên đánh dấu một bước tiến nữa cho bình đẳng giới trong thể thao và bình đẳng giới nói chung.
Vận động viên cử tạ Olympic Jourdan Delacruz chia sẻ với CNN rằng việc tiến gần hơn đến cột mốc bình đẳng giới này là "vô cùng quan trọng".
"Thật sốc khi bây giờ đã là năm 2024 và chúng ta mới đến thời điểm này nhưng tôi nghĩ điều đó không chỉ có nghĩa là phụ nữ đang trở thành những đối thủ cạnh tranh tốt hơn mà ngay từ cấp cơ sở, họ sẽ được tiếp cận nhiều hơn, khuyến khích các bé gái và phụ nữ tham gia thể thao", cô nói.
Phụ nữ bị cấm tham gia thi đấu và xem tại Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896, và chỉ được phép tham gia các môn thể thao được coi là phù hợp với họ như quần vợt, golf hoặc cưỡi ngựa.
Phải đến năm 2012, IOC mới cho phép phụ nữ tham gia mọi môn thể thao và đến năm 2014, tổ chức này cam kết đạt được sự bình đẳng giới giữa các vận động viên tại Thế vận hội, đồng thời đặt ra một loạt mục tiêu để đạt được cột mốc này.
Không ngoài dự đoán, hàng loạt tiết mục hoành tráng, đặc sắc đến từ những ngôi sao nổi tiếng và vũ công Pháp đã nhận được lời khen của khán giả theo dõi toàn cầu. Một trong những tiết mục gây ấn tượng và bất ngờ nhất là khi những bức tượng vàng của những người phụ nữ xuất sắc từ từ “đứng dậy” giữa thành phố và những dòng tiểu sử, vinh danh họ xuất hiện trên màn hình. Cuối cùng, dàn hợp xướng nữ và nữ ca sĩ đã hát quốc ca Pháp trong không khí vô cùng long trọng.
Màn biểu diễn kỳ công và gây xúc động mạnh
Phần vinh danh đặc biệt long trọng và xúc động này đã nhận được “cơn mưa” lời khen từ nhiều khán giả toàn cầu. Trên MXH Weibo, chủ đề này còn lọt thanh tìm kiếm nóng, được cư dân mạng bàn tán và chia sẻ sôi nổi.
“Khi nhìn thấy 10 bức tượng phụ nữ vĩ đại từ từ nhô lên từ sông Seine trong mưa, bạn biết rằng lễ khai mạc Thế vận hội Pháp sẽ viết một cái tên rạng rỡ vào sổ lưu bút của lịch sử. Các nữ ca sĩ đã cùng nhau hát quốc ca Pháp. Vào thời điểm này, chỉ có âm nhạc mới có thể vượt qua mọi ngôn ngữ và khiến tiếng nói của phụ nữ trên toàn thế giới được lắng nghe”, một người dùng Weibo bình luận.
"Chủ nghĩa nữ quyền của Pháp chính là đây. Với tôi đây là phần hay nhất của lễ khai mạc Olympic Paris! Thế vận hội có sự tôn trọng chưa từng có đối với phụ nữ. Đây không chỉ là sự tri ân dành cho các vận động viên nữ mà còn là một sự tưởng nhớ lịch sử", một netizen khác nhận xét.
Màn vinh danh các phụ nữ trên nền nhạc quốc ca Pháp và do phụ nữ trình diễn
Olympic Paris 2024 là Olympic bình đẳng giới đầu tiên
Không chỉ gây cảm động vì cách dàn dựng, phần đặc biệt này trong lễ khai mạc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử Olympic: Lần đầu tiên tại Thế vận hội, số lượng vận động viên nam và nữ năm nay đã gần bằng nhau theo tỷ lệ 1:1. Quay ngược về quá khứ, Olympic Paris 1900 mới là lần đầu tiên trong lịch sử chính thức cho phép các vận động viên nữ tham gia. Và 124 năm sau, cũng tại nước Pháp hoa lệ, Olympic Paris 2024 đã chứng kiến bình đẳng giới.
Cụ thể, tại Olympic năm nay có 5.630 vận động viên nam và 5.416 vận động viên nữ sẽ tranh tài tại Paris. Việc phụ nữ chiếm 49% tổng số vận động viên đánh dấu một bước tiến nữa cho bình đẳng giới trong thể thao và bình đẳng giới nói chung.
Vận động viên cử tạ Olympic Jourdan Delacruz chia sẻ với CNN rằng việc tiến gần hơn đến cột mốc bình đẳng giới này là "vô cùng quan trọng".
"Thật sốc khi bây giờ đã là năm 2024 và chúng ta mới đến thời điểm này nhưng tôi nghĩ điều đó không chỉ có nghĩa là phụ nữ đang trở thành những đối thủ cạnh tranh tốt hơn mà ngay từ cấp cơ sở, họ sẽ được tiếp cận nhiều hơn, khuyến khích các bé gái và phụ nữ tham gia thể thao", cô nói.
Phụ nữ bị cấm tham gia thi đấu và xem tại Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896, và chỉ được phép tham gia các môn thể thao được coi là phù hợp với họ như quần vợt, golf hoặc cưỡi ngựa.
Phải đến năm 2012, IOC mới cho phép phụ nữ tham gia mọi môn thể thao và đến năm 2014, tổ chức này cam kết đạt được sự bình đẳng giới giữa các vận động viên tại Thế vận hội, đồng thời đặt ra một loạt mục tiêu để đạt được cột mốc này.
Theo Chi Chi (Nguoiduatin.vn)