VĐV giải nghệ 12 năm mới được nhận HCV Olympic

FED

Well-known member
Bài đăng
9,114
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
gettyimages-2166027420-2324-1723446856938-17234468573832073877059.jpg

Lashinda Demus trong lễ trao huy chương

Ở trận chung kết vượt rào 400 mét dành cho nữ tại Olympic London 2012, Lashinda Demus và Natalya Antyukh sở hữu hai vị trí dẫn đầu. Trong đó Lashinda Demus kém Natalya Antyukh 0,07 giây nên chấp nhận HCB, trong khi VĐV người Nga giành HCV .

Nhưng vì dính doping nên Antyukh đã bị tước mọi danh hiệu, hủy mọi thành tích trong giai đoạn tháng 7/2012 đến 6/2013, gồm tấm HCV Olympic 2012.

Theo quy định của IOC, người giành HCB là Lashinda Demus được đôn lên nhận vàng. Nhưng cuộc điều tra Antyukh dùng doping đã được thực hiện quá muộn. Cho đến khi Lashinda Demus được xác nhận là người chiến thắng thì cô cũng đã giải nghệ được hơn 10 năm.

352960172e7c557704a7fd38fe10bbee-8001-1723446858292-1723446858379731242089.jpg

Lashinda Demus và Natalya Antyukh tại Olympic London 2012

VĐV người Mỹ được bù đắp phần nào khi cô xuất hiện ở Paris và được trao huy chương ở thời điểm trước thời điểm Thế vận hội 2024 bế mạc. Ban tổ chức dành cho Lashinda Demus các nghi lễ trang trọng, nhưng thực sự, mọi thứ vẫn là quá muộn với cô.

Vì Lashinda Demus đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập một cột mốc chói lọi trong sự nghiệp, qua đó nhận được các khoản tài trợ kếch xù. Trong suốt lịch sử, điền kinh Mỹ chưa bao giờ chinh phục được tấm HCV nội dung 400 mét vượt rào nữ.

Nếu như tấm HCV được trao cho Lashinda Demus ngay năm 2012, mọi thứ đã rất khác. Cô sẽ là ngôi sao hàng đầu và trở thành người nắm giữ cột mốc lịch sử của điền kinh Mỹ. Đi kèm với đó là vô vàn hợp đồng tài trợ hấp dẫn.

Cho đến lúc này, Demus vẫn không sao quên được thất bại ở London 2012. Cô tham dự giải đấu với tư cách là nhà đương kim vô địch thế giới (giành HCV ở giải điền kinh Daegu 2011). Nỗi thất vọng đã khiến cô đi đến quyết định giải nghệ ngay sau London 2012.

Cựu VĐV 41 tuổi nói: “Tôi rất buồn vì chỉ cán đích thứ 2. Tôi biết mình có thể không dự Thế vận hội nào nữa, và thực tế đúng là như vậy. Tôi tự hào về toàn bộ sự nghiệp của mình nhưng tôi chưa bao giờ tự hào về tấm HCB ấy".

Ở buổi lễ trao huy chương muộn vừa qua tại Paris, VĐV cử tạ Hàn Quốc, Jeon Sang-guen cũng nhận HCĐ của Thế vận hội 2012 với kịch bản tương tự. Anh xếp thứ 4 nhưng vì VĐV xếp trên dính doping nên Jeon Sang-guen được đôn lên nhận HCĐ.

Theo Đặng Lai (Tiền Phong)
 

Bài mới

Top