Mùa Hè 2024 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Chưa bao giờ bóng đá Việt Nam chứng kiến những thương vụ nội có giá trị lên tới cả triệu USD cho đến Hè này… Mà không chỉ một, có những ba cái tên đạt giá trị hợp đồng "khổng lồ" lên tới cả 1 triệu USD gồm Phạm Tuấn Hải (24 tỷ đồng), Nguyễn Quang Hải (27 tỷ đồng), Đặng Văn Lâm (27.2 tỷ đồng)…
Vậy phải chăng tình hình tài chính của V.League nói chung đang tốt lên mới dẫn tới việc giá trị của những siêu sao ngày một tăng?
Bầu Đức từng chia sẻ, chỉ cần cỡ 15 tỷ là dư sức để CLB HAGL thi đấu V.League 2015. Ông cũng cho rằng, nhiều CLB nói quá khi phải cần tới 40 – 50 tỷ đồng để chi tiêu cho một mùa giải. Vậy nhưng bây giờ, số tiền để các "đại gia" chơi bóng đá Việt Nam ngày một tăng chóng mặt!
Khi mà người ta bàn luận đủ điều về những con số lên tới cả triệu USD ấy, các cầu thủ CLB Thanh Hóa đã khiếu nại lên VFF về việc bị đội bóng chủ quản nợ lương thưởng nhiều tháng qua.
Mới cách đây vài năm, CLB Thanh Hóa còn thuộc lớp "đại gia" ở V.League, có đầy đủ binh hùng tướng mạnh. Giờ thì đội bóng này đang phải vật lộn với câu chuyện tài chính, phải thốt lên rằng "có gì đá nấy" khi các cầu thủ đòi đình công.
Nhưng Thanh Hóa ít ra vẫn đang tồn tại. CLB Than Quảng Ninh – 1 biểu tượng của bóng đá Việt Nam, đã phải nghỉ chơi vài năm trước vì không đáp ứng đủ vấn đề tài chính. Hay như CLB Đà Nẵng - 1 biểu tượng khác, cũng xuống hạng (mới lên hạng trở lại) vì tài chính không tốt, không đủ duy trì chất lượng đội hình.
CLB Than Quảng Ninh phải dừng cuộc chơi vì vấn đề tài chính.
Bóng đá Việt Nam được ghi nhận có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ thành tích tốt của ĐTQG và U22/U23 dưới thời HLV Park Hang-seo nhưng buồn thay tại cấp CLB vẫn có muôn vàn vấn đề đáng lo.
Gần nhất, bất ngờ xuất hiện CLB Thanh Niên TP.HCM. Đội bóng này gây sốc với việc chiêu mộ Đặng Văn Lâm, biến anh trở thành 1 trong 2 cầu thủ đạt mức hợp đồng trị giá trên một triệu USD. Ngoài Văn Lâm, CLB Thanh Niên TP.HCM còn chiêu mộ nhiều ngôi sao sáng giá khác như Đinh Thanh Bình, Lê Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Thịnh.
Nghe chuyện CLB Thanh Niên TP.HCM nổi lên, vung tiền mua sao chỉ để đá giải… hạng Nhất, ắt hẳn nhiều người sẽ phải sốc. Và khi nhớ về một trường hợp tương tự cách đây hơn chục năm, có lẽ không ít người còn đang lo lắng cho bóng đá nước nhà.
Xuân Thành Sài Gòn từng mua rất nhiều sao để đá hạng Nhất.
Hồi năm 2011, CLB Xuân Thành Sài Gòn khi đó cũng chơi ở giải hạng Nhất. Dù vậy, bầu Thụy với hầu bao rủng rỉnh đã chi rất nhiều tiền mang về những ngôi sao sáng giá như Huỳnh Kesley, Phước Tứ với giá lần lượt là 15 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Cặp trung vệ Minh Đức, Đình Luật có giá nhẹ nhàng hơn cũng tốn 7 tỷ đồng để ký vào bản hợp đồng kéo dài 3 năm.
Sở hữu đội hình cực mạnh, Xuân Thành Sài Gòn vô địch giải hạng Nhất 2011, thăng hạng V.League và đứng thứ ba ở mùa giải 2012. Nhưng tới năm 2013 thì họ… giải thể.
Lý do Xuân Thành Sài Gòn giải thể không phải vì họ hết tiền mà là… hết hứng. Đầu tiên, bầu Thụy chán bóng đá và chuyển cho em trai mình, bầu Thủy lãnh đạo. Không được bao lâu, bầu Thủy cũng chán và Xuân Thành Sài Gòn chỉ còn là cái tên của quá khứ.
Thời đó, "cò" Trần Tiến Đại, người được bầu Thụy đôn lên làm GĐĐH CLB chia sẻ về lý do bầu Thụy chán bóng đá Việt Nam:
"Bầu Thụy là người địa phương khác nhưng lại chọn TP.HCM để làm bóng đá. Đầu tư rất nhiều nhưng thu lại từ bóng đá thì bầu Thụy chưa có gì cả. Nhiều lúc chúng tôi còn không nhận được sự ủng hộ của truyền thông địa phương…
Chúng tôi làm bóng đá cũng vì bóng đá Việt Nam. Thất bại của tuyển quốc gia ở AFF Cup vừa qua khiến mọi người ở VFF cần phải nhìn lại cách làm bóng đá trong thời gian qua. Chúng tôi ủng hộ sự chuẩn bị của U22 quốc gia cho SEA Games nhưng có nhiều cách chứ không phải thi đấu chung với CLB. Còn việc V.League không còn đội xuống hạng thì tính cạnh tranh sẽ không còn, vậy chúng tôi đầu tư bóng đá làm gì nữa".
Bầu Thụy từng đầu tư rất mạnh vào sân chơi bóng đá Việt Nam nhưng lại chia tay chóng vánh.
Có thể thấy, cách bầu Thụy làm bóng đá có phần táo bạo, nôn nóng, "ăn xổi" khi muốn phải thành công, phải được yêu mến ngay và luôn. Ông bầu này cũng có những phản ứng quá mức quyết liệt khi gặp vấn đề chưa đồng thuận với VFF, VPF. Tất cả những điều đó khiến bầu Thụy và Xuân Thành Sài Gòn vụt sáng trên bầu trời bóng đá Việt Nam và cũng vụt tắt rất nhanh.
Nếu như ở Anh có các CLB lâu đời lên tới cả trăm năm thì ở Việt Nam có những CLB như Xuân Thành Sài Gòn chỉ tồn tại vài năm…
Nhìn vào câu chuyện của Xuân Thành Sài Gòn, không thể không lo lắng khi chứng kiến CLB Thanh Niên TP.HCM dồn dập mua sao về đá giải hạng Nhất. Hy vọng rằng những người lãnh đạo CLB Thanh Niên TP.HCM cũng sẽ nhìn vào trường hợp Xuân Thành Sài Gòn để biết làm bóng đá căn cơ hơn, bền gan vững chí hơn, cùng chung tay làm hùng mạnh bóng đá Việt Nam chứ không chỉ là sự vui thích, đầu tư nhất thời hay bởi các vấn đề ngoài bóng đá.
Vậy phải chăng tình hình tài chính của V.League nói chung đang tốt lên mới dẫn tới việc giá trị của những siêu sao ngày một tăng?
Bầu Đức từng chia sẻ, chỉ cần cỡ 15 tỷ là dư sức để CLB HAGL thi đấu V.League 2015. Ông cũng cho rằng, nhiều CLB nói quá khi phải cần tới 40 – 50 tỷ đồng để chi tiêu cho một mùa giải. Vậy nhưng bây giờ, số tiền để các "đại gia" chơi bóng đá Việt Nam ngày một tăng chóng mặt!
Khi mà người ta bàn luận đủ điều về những con số lên tới cả triệu USD ấy, các cầu thủ CLB Thanh Hóa đã khiếu nại lên VFF về việc bị đội bóng chủ quản nợ lương thưởng nhiều tháng qua.
Mới cách đây vài năm, CLB Thanh Hóa còn thuộc lớp "đại gia" ở V.League, có đầy đủ binh hùng tướng mạnh. Giờ thì đội bóng này đang phải vật lộn với câu chuyện tài chính, phải thốt lên rằng "có gì đá nấy" khi các cầu thủ đòi đình công.
Nhưng Thanh Hóa ít ra vẫn đang tồn tại. CLB Than Quảng Ninh – 1 biểu tượng của bóng đá Việt Nam, đã phải nghỉ chơi vài năm trước vì không đáp ứng đủ vấn đề tài chính. Hay như CLB Đà Nẵng - 1 biểu tượng khác, cũng xuống hạng (mới lên hạng trở lại) vì tài chính không tốt, không đủ duy trì chất lượng đội hình.
CLB Than Quảng Ninh phải dừng cuộc chơi vì vấn đề tài chính.
Bóng đá Việt Nam được ghi nhận có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ thành tích tốt của ĐTQG và U22/U23 dưới thời HLV Park Hang-seo nhưng buồn thay tại cấp CLB vẫn có muôn vàn vấn đề đáng lo.
Gần nhất, bất ngờ xuất hiện CLB Thanh Niên TP.HCM. Đội bóng này gây sốc với việc chiêu mộ Đặng Văn Lâm, biến anh trở thành 1 trong 2 cầu thủ đạt mức hợp đồng trị giá trên một triệu USD. Ngoài Văn Lâm, CLB Thanh Niên TP.HCM còn chiêu mộ nhiều ngôi sao sáng giá khác như Đinh Thanh Bình, Lê Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Thịnh.
Nghe chuyện CLB Thanh Niên TP.HCM nổi lên, vung tiền mua sao chỉ để đá giải… hạng Nhất, ắt hẳn nhiều người sẽ phải sốc. Và khi nhớ về một trường hợp tương tự cách đây hơn chục năm, có lẽ không ít người còn đang lo lắng cho bóng đá nước nhà.
Xuân Thành Sài Gòn từng mua rất nhiều sao để đá hạng Nhất.
Hồi năm 2011, CLB Xuân Thành Sài Gòn khi đó cũng chơi ở giải hạng Nhất. Dù vậy, bầu Thụy với hầu bao rủng rỉnh đã chi rất nhiều tiền mang về những ngôi sao sáng giá như Huỳnh Kesley, Phước Tứ với giá lần lượt là 15 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Cặp trung vệ Minh Đức, Đình Luật có giá nhẹ nhàng hơn cũng tốn 7 tỷ đồng để ký vào bản hợp đồng kéo dài 3 năm.
Sở hữu đội hình cực mạnh, Xuân Thành Sài Gòn vô địch giải hạng Nhất 2011, thăng hạng V.League và đứng thứ ba ở mùa giải 2012. Nhưng tới năm 2013 thì họ… giải thể.
Lý do Xuân Thành Sài Gòn giải thể không phải vì họ hết tiền mà là… hết hứng. Đầu tiên, bầu Thụy chán bóng đá và chuyển cho em trai mình, bầu Thủy lãnh đạo. Không được bao lâu, bầu Thủy cũng chán và Xuân Thành Sài Gòn chỉ còn là cái tên của quá khứ.
Thời đó, "cò" Trần Tiến Đại, người được bầu Thụy đôn lên làm GĐĐH CLB chia sẻ về lý do bầu Thụy chán bóng đá Việt Nam:
"Bầu Thụy là người địa phương khác nhưng lại chọn TP.HCM để làm bóng đá. Đầu tư rất nhiều nhưng thu lại từ bóng đá thì bầu Thụy chưa có gì cả. Nhiều lúc chúng tôi còn không nhận được sự ủng hộ của truyền thông địa phương…
Chúng tôi làm bóng đá cũng vì bóng đá Việt Nam. Thất bại của tuyển quốc gia ở AFF Cup vừa qua khiến mọi người ở VFF cần phải nhìn lại cách làm bóng đá trong thời gian qua. Chúng tôi ủng hộ sự chuẩn bị của U22 quốc gia cho SEA Games nhưng có nhiều cách chứ không phải thi đấu chung với CLB. Còn việc V.League không còn đội xuống hạng thì tính cạnh tranh sẽ không còn, vậy chúng tôi đầu tư bóng đá làm gì nữa".
Bầu Thụy từng đầu tư rất mạnh vào sân chơi bóng đá Việt Nam nhưng lại chia tay chóng vánh.
Có thể thấy, cách bầu Thụy làm bóng đá có phần táo bạo, nôn nóng, "ăn xổi" khi muốn phải thành công, phải được yêu mến ngay và luôn. Ông bầu này cũng có những phản ứng quá mức quyết liệt khi gặp vấn đề chưa đồng thuận với VFF, VPF. Tất cả những điều đó khiến bầu Thụy và Xuân Thành Sài Gòn vụt sáng trên bầu trời bóng đá Việt Nam và cũng vụt tắt rất nhanh.
Nếu như ở Anh có các CLB lâu đời lên tới cả trăm năm thì ở Việt Nam có những CLB như Xuân Thành Sài Gòn chỉ tồn tại vài năm…
Nhìn vào câu chuyện của Xuân Thành Sài Gòn, không thể không lo lắng khi chứng kiến CLB Thanh Niên TP.HCM dồn dập mua sao về đá giải hạng Nhất. Hy vọng rằng những người lãnh đạo CLB Thanh Niên TP.HCM cũng sẽ nhìn vào trường hợp Xuân Thành Sài Gòn để biết làm bóng đá căn cơ hơn, bền gan vững chí hơn, cùng chung tay làm hùng mạnh bóng đá Việt Nam chứ không chỉ là sự vui thích, đầu tư nhất thời hay bởi các vấn đề ngoài bóng đá.
Theo Đoàn Dự (Nguoiduatin.vn)