Mới đây, HAGL khiến dư luận xôn xao khi ngỏ ý hỗ trợ kinh phí và nhân lực từ đội U21 HAGL để giúp Long An có thể đủ điều kiện tham gia giải Hạng Nhất. Trước đó, doanh nghiệp quản lý đã quyết định trả đội bóng lại cho địa phương, và sau khi không thể cân đối được mọi việc, CLB Long An xác nhận không tham dự mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2024/25.
Hiện tại, các bên vẫn đang trong quá trình bàn bạc. Nếu phía CLB Long An nhận lời giúp đỡ từ bầu Đức, bóng đá Việt Nam sẽ không mất đi một tên tuổi từng khuynh đảo V.League một thời (2 lần lên ngôi vào các năm 2005 và 2006). Ở chiều ngược lại, lứa trẻ vừa vô địch giải U21 Quốc gia của HAGL cũng sẽ có cơ hội tốt để thi đấu chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
Việc này cần hoàn thành trước ngày 29/8, thời điểm ban tổ chức tiến hành bốc thăm xếp lịch thi đấu giải Hạng Nhất và Cúp Quốc gia 2024/25.
Bầu Đức muốn giúp đỡ đối thủ một thời của HAGL. (Ảnh: Như Đạt)
Đáng lẽ, buổi lễ trên đã phải diễn ra từ đáng tháng 8. Tuy nhiên sát ngày tiến hành, công ty VPF buộc phải hoãn lịch do một loạt đội bóng Hạng Nhất đứng trước ngay cơ không thể dự giải.
Thời điểm ấy, có tới 5 cái tên nằm trong diện "báo động đỏ", gồm các CLB Long An, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu và Định Hướng Phú Nhuận. Nếu tất cả các đội bóng này đều không thể tham dự, giải Hạng Nhất khi ấy sẽ chỉ còn 7 đội. Điều này buộc ban tổ chức giải phải lùi thời gian đăng ký để các bên tìm cách tháo gỡ khó khăn.
CLB Long An nhiều khả năng sẽ vẫn tham dự giải Hạng Nhất 2024/25. (Ảnh: VPF)
Nút thắt của cả 5 CLB trên đều nằm ở kinh phí. Đây vốn luôn là vấn đề của bóng đá Việt Nam kể từ ngày bắt đầu lên chuyên nghiệp cách đây hơn 20 năm, khi các đội bóng không thể tự "nuôi sống" mình mà đều cần "bầu sữa" của các doanh nghiệp. Và đến thời điểm đơn vị tài trợ rút lui, muốn trả đội bóng lại cho địa phương, người hâm mộ có lẽ cũng chẳng bất ngờ nếu sau đó CLB biến mất khỏi bóng đá nước nhà.
Điều trên đã từng xảy ra không ít lần, với những câu chuyện của Than Quảng Ninh, Kiên Giang, Sài Gòn FC…, hay chính các địa phương như Khánh Hòa, Đồng Nai…, những nơi từng có đội bóng dự V.League nhưng sau đó chuyển giao hoặc giải thể, rồi sau vài năm lại bắt đầu gây dựng lại từ giải Hạng Ba.
Việc HAGL của bầu Đức dang tay, ngỏ ý hỗ trợ CLB Long An trên thực tế cũng xuất phát từ việc họ có một nhà tài trợ giàu tiềm lực đứng phía sau. Và nếu như toàn bộ đội U21 HAGL được đưa tới đây để thay máu lực lượng, câu chuyện này cũng không khác nhiều với cảnh "mua suất" từng diễn ra nhiều lần ở Hạng Nhất và V.League. Có chăng điểm khác là bóng đá Long An vẫn giữ được đội bóng và tên gọi như trước.
Sau khi CLB Than Quảng Ninh biến mất vào năm 2021, bóng đá Quảng Ninh vừa gây dựng lại đội bóng mới ở giải hạng Ba. (Ảnh: VSI)
Một nền bóng đá muốn phát triển cần có chân đế vững chắc. Chân đế ở đây chính là hệ thống giải VĐQG, là hệ thống đào tạo trẻ ở các CLB.
Tuy nhiên nhìn vào môi trường bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hiện tại, hệ thống giải VĐQG lại đi ngược so với xu thế chung của thế giới. Đáng ra, mô hình các giải chuyên nghiệp cần theo hình kim tự tháp, với các đội dự giải hạng thấp nhiều hơn hạng trên. Nhưng với bóng đá Việt Nam, các CLB Hạng Nhất lại luôn ít hơn CLB V.League trong suốt những năm qua.
Thậm chí cứ mỗi đầu mùa giải, người ta lại lo lắng không biết giải Hạng Nhất liệu sẽ còn bao nhiêu đội (mùa này có Định Hướng Phú Nhuận bỏ giải).
Và ngay ở với V.League, nguồn lực chính để các CLB hoạt động vẫn đến từ các ông bầu. Nhìn cách các CLB Than Quảng Ninh, Sài Gòn FC… biến mất gần đây, đủ để thấy sự mong manh đang tồn tại nơi bóng đá Việt Nam. Việc các đội bóng không thể tự nuôi sống mình giống như một "căn bệnh nan y" bao năm vẫn chưa tìm được thuốc chữa của bóng đá nước nhà.
Cứ coi như lần này bầu Đức "cứu" được CLB Long An, nhưng rồi đến lần khác và đội bóng khác, liệu sẽ có ai dang tay như vậy nữa hay không?
Hiện tại, các bên vẫn đang trong quá trình bàn bạc. Nếu phía CLB Long An nhận lời giúp đỡ từ bầu Đức, bóng đá Việt Nam sẽ không mất đi một tên tuổi từng khuynh đảo V.League một thời (2 lần lên ngôi vào các năm 2005 và 2006). Ở chiều ngược lại, lứa trẻ vừa vô địch giải U21 Quốc gia của HAGL cũng sẽ có cơ hội tốt để thi đấu chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
Việc này cần hoàn thành trước ngày 29/8, thời điểm ban tổ chức tiến hành bốc thăm xếp lịch thi đấu giải Hạng Nhất và Cúp Quốc gia 2024/25.
Bầu Đức muốn giúp đỡ đối thủ một thời của HAGL. (Ảnh: Như Đạt)
Đáng lẽ, buổi lễ trên đã phải diễn ra từ đáng tháng 8. Tuy nhiên sát ngày tiến hành, công ty VPF buộc phải hoãn lịch do một loạt đội bóng Hạng Nhất đứng trước ngay cơ không thể dự giải.
Thời điểm ấy, có tới 5 cái tên nằm trong diện "báo động đỏ", gồm các CLB Long An, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu và Định Hướng Phú Nhuận. Nếu tất cả các đội bóng này đều không thể tham dự, giải Hạng Nhất khi ấy sẽ chỉ còn 7 đội. Điều này buộc ban tổ chức giải phải lùi thời gian đăng ký để các bên tìm cách tháo gỡ khó khăn.
CLB Long An nhiều khả năng sẽ vẫn tham dự giải Hạng Nhất 2024/25. (Ảnh: VPF)
Nút thắt của cả 5 CLB trên đều nằm ở kinh phí. Đây vốn luôn là vấn đề của bóng đá Việt Nam kể từ ngày bắt đầu lên chuyên nghiệp cách đây hơn 20 năm, khi các đội bóng không thể tự "nuôi sống" mình mà đều cần "bầu sữa" của các doanh nghiệp. Và đến thời điểm đơn vị tài trợ rút lui, muốn trả đội bóng lại cho địa phương, người hâm mộ có lẽ cũng chẳng bất ngờ nếu sau đó CLB biến mất khỏi bóng đá nước nhà.
Điều trên đã từng xảy ra không ít lần, với những câu chuyện của Than Quảng Ninh, Kiên Giang, Sài Gòn FC…, hay chính các địa phương như Khánh Hòa, Đồng Nai…, những nơi từng có đội bóng dự V.League nhưng sau đó chuyển giao hoặc giải thể, rồi sau vài năm lại bắt đầu gây dựng lại từ giải Hạng Ba.
Việc HAGL của bầu Đức dang tay, ngỏ ý hỗ trợ CLB Long An trên thực tế cũng xuất phát từ việc họ có một nhà tài trợ giàu tiềm lực đứng phía sau. Và nếu như toàn bộ đội U21 HAGL được đưa tới đây để thay máu lực lượng, câu chuyện này cũng không khác nhiều với cảnh "mua suất" từng diễn ra nhiều lần ở Hạng Nhất và V.League. Có chăng điểm khác là bóng đá Long An vẫn giữ được đội bóng và tên gọi như trước.
Sau khi CLB Than Quảng Ninh biến mất vào năm 2021, bóng đá Quảng Ninh vừa gây dựng lại đội bóng mới ở giải hạng Ba. (Ảnh: VSI)
Một nền bóng đá muốn phát triển cần có chân đế vững chắc. Chân đế ở đây chính là hệ thống giải VĐQG, là hệ thống đào tạo trẻ ở các CLB.
Tuy nhiên nhìn vào môi trường bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hiện tại, hệ thống giải VĐQG lại đi ngược so với xu thế chung của thế giới. Đáng ra, mô hình các giải chuyên nghiệp cần theo hình kim tự tháp, với các đội dự giải hạng thấp nhiều hơn hạng trên. Nhưng với bóng đá Việt Nam, các CLB Hạng Nhất lại luôn ít hơn CLB V.League trong suốt những năm qua.
Thậm chí cứ mỗi đầu mùa giải, người ta lại lo lắng không biết giải Hạng Nhất liệu sẽ còn bao nhiêu đội (mùa này có Định Hướng Phú Nhuận bỏ giải).
Và ngay ở với V.League, nguồn lực chính để các CLB hoạt động vẫn đến từ các ông bầu. Nhìn cách các CLB Than Quảng Ninh, Sài Gòn FC… biến mất gần đây, đủ để thấy sự mong manh đang tồn tại nơi bóng đá Việt Nam. Việc các đội bóng không thể tự nuôi sống mình giống như một "căn bệnh nan y" bao năm vẫn chưa tìm được thuốc chữa của bóng đá nước nhà.
Cứ coi như lần này bầu Đức "cứu" được CLB Long An, nhưng rồi đến lần khác và đội bóng khác, liệu sẽ có ai dang tay như vậy nữa hay không?
Theo Linh Đan (Nguoiduatin.vn)