Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm xây dựng nền TDTT phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu Á.
Chiến lược đặt mục tiêu, thể thao thành tích cao thường xuyên duy trì trong top 2 tại các kỳ SEA Games, trong top 15 tại Asiad và top 50 tại các kỳ Olympic. Bóng đá nam vào top 8 châu Á và giành quyền tham dự World Cup, bóng đá nữ trong top 6 châu Á và giành quyền tham dự các kỳ World Cup.
Mạng lưới cơ sở thể thao quốc gia hiện đại, đủ điều kiện đăng cai Asiad, trong đó ít nhất 50% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đạt tiêu chuẩn tổ chức thi đấu quốc tế.
Bóng đá nam Việt Nam có mục tiêu top 8 châu Á, giành vé dự World Cup. Ảnh AFC
100% đơn vị hành chính cấp huyện có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn quy định; 100% đơn vị hành chính cấp xã có công trình thể thao; 100% trường học trong hệ thống giáo dục phổ thông có công trình thể thao.
Đối với TDTT cho mọi người, Chiến lược đưa ra nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mỗi người dân thường xuyên luyện tập ít nhất một môn thể thao phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của cá nhân. Bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; phát triển thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm, thể thao gắn với du lịch, lễ hội theo hướng đa dạng, độc đáo và bảo đảm an toàn.
Thể thao đỉnh cao Việt Nam có mục tiêu thường xuyên trong top 15 châu Á
Đối với thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp, nhiệm vụ của Chiến lược là khẩn trương hoàn thiện việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu và lực lượng VĐV, bảo đảm phù hợp với thế mạnh, điều kiện của nước ta và bám sát xu thế của thế giới.
Cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi về đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khuyến khích, chăm sóc, đãi ngộ với từng nhóm môn, lực lượng vận động viên. Ưu tiên nguồn lực, đầu tư trọng điểm, chuyên sâu cho lực lượng VĐV có khả năng giành huy chương Asiad và Olympic.
Bộ VHTT&DL được giao triển khai cụ thể việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu; chủ trì xây dựng Chương trình phát triển môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và Asiad trong giai đoạn tới, trình Thủ tướng trong năm 2025.
Chiến lược đặt mục tiêu, thể thao thành tích cao thường xuyên duy trì trong top 2 tại các kỳ SEA Games, trong top 15 tại Asiad và top 50 tại các kỳ Olympic. Bóng đá nam vào top 8 châu Á và giành quyền tham dự World Cup, bóng đá nữ trong top 6 châu Á và giành quyền tham dự các kỳ World Cup.
Mạng lưới cơ sở thể thao quốc gia hiện đại, đủ điều kiện đăng cai Asiad, trong đó ít nhất 50% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đạt tiêu chuẩn tổ chức thi đấu quốc tế.
Bóng đá nam Việt Nam có mục tiêu top 8 châu Á, giành vé dự World Cup. Ảnh AFC
100% đơn vị hành chính cấp huyện có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn quy định; 100% đơn vị hành chính cấp xã có công trình thể thao; 100% trường học trong hệ thống giáo dục phổ thông có công trình thể thao.
Đối với TDTT cho mọi người, Chiến lược đưa ra nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mỗi người dân thường xuyên luyện tập ít nhất một môn thể thao phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của cá nhân. Bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; phát triển thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm, thể thao gắn với du lịch, lễ hội theo hướng đa dạng, độc đáo và bảo đảm an toàn.
Thể thao đỉnh cao Việt Nam có mục tiêu thường xuyên trong top 15 châu Á
Đối với thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp, nhiệm vụ của Chiến lược là khẩn trương hoàn thiện việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu và lực lượng VĐV, bảo đảm phù hợp với thế mạnh, điều kiện của nước ta và bám sát xu thế của thế giới.
Cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi về đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khuyến khích, chăm sóc, đãi ngộ với từng nhóm môn, lực lượng vận động viên. Ưu tiên nguồn lực, đầu tư trọng điểm, chuyên sâu cho lực lượng VĐV có khả năng giành huy chương Asiad và Olympic.
Bộ VHTT&DL được giao triển khai cụ thể việc phân nhóm các môn, nội dung thi đấu; chủ trì xây dựng Chương trình phát triển môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và Asiad trong giai đoạn tới, trình Thủ tướng trong năm 2025.
Theo Trần Thường (VietNamNet)