tienphuongth
Member
Thời cụm từ "đại dịch toàn cầu" bùng nổ trên thanh tìm kiếm, chuyện một cầu thủ nghiệp dư Đức trở thành thành viên nhiễm Covid-19 đầu tiên của túc cầu giáo là một tin giật gân. Nhưng bây giờ, chuyện Cristiano Ronaldo hay mới nhất là Mohamed Salah nhiễm thứ virus quái quỷ này cũng chẳng còn khiến dư luận hoang mang.
Sự quan tâm của công chúng về đại dịch giảm dần, tỷ lệ thuận với sự thờ ơ của chính những người trong cuộc. Hãy nhớ, những người chúng ta đang nói ở đây, cụ thể là các cầu thủ hàng đầu, được hưởng vô vàn đặc quyền mà người bình thường không bao giờ có được trong thời điểm hạn chế di chuyển.
Là thành viên của những đội bóng, những tổ chức quyền lực nhất nhì lục địa già, các cầu thủ được hưởng "bong bóng" bảo vệ giúp họ thể được di chuyển đến mọi nơi với sự đồng thuận của chính phủ các nước sở tại. Đương nhiên, họ phải tuân theo các quy tắc phòng dịch nghiêm ngặt như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay và xét nghiệm cả trước và sau lên máy bay, trước và sau trận đấu. Họ được bảo vệ tối đa, toàn diện, tương đương với các yếu nhân chính trị.
Về mặt lý thuyết, các cầu thủ cỡ Ronaldo không thể bị mắc Covid-19, nhất là khi di chuyển với các đội bóng như Juventus hay ĐT Bồ Đào Nha. Thế mà chỉ sau chưa đầy 24 tiếng trước lúc Ronaldo đăng ảnh selfie tập thể trong bữa ăn của ĐT Bồ Đào Nha, anh được xác nhận dương tính và phải lập tức cách ly.
Trước đó 1 ngày, Ronaldo còn chơi trọn 90 phút trước ĐT Pháp, ôm ấp Kylian Mbappe và đổi áo với tài năng trẻ Eduardo Camavinga. Ngôi sao 17 tuổi sau đó đăng tải chiếc áo kỷ niệm lên mạng xã hội kèm chú thích "Tôi sẽ không giặt nó đâu". Có lẽ sau khi nghe tin về Ronaldo, Camavinga sẽ phải nghĩ lại.
1 ngày trước khi được xác nhận dương tính Covid-19 của Ronaldo
Quay lại với Ronaldo, rõ ràng lớp phòng ngự tuyệt đối mà chúng ta tưởng vẫn có lỗ hổng. Nhưng nó nằm ở đâu khi chỉ riêng Ronaldo dương tính trong đợt đấy, còn các tuyển thủ Bồ Đào Nha khác vẫn an toàn và đủ điều kiện đấu với Thụy Điển 3 ngày sau đó.
Trong trường hợp của Salah, nguồn phát có vẻ dễ thấy hơn đôi chút. Không hiểu Liverpool dặn dò kiểu gì, đội tư vấn hoạt động như thế nào hay bản thân cầu thủ quá cứng đầu mà Salah thản nhiên tham dự sự kiện đám cưới của cậu em trai tại Cairo trong dịp về tập trung với ĐT Ai Cập. Tiệc cưới quy tụ hơn 300 khách mời, hiếm hoi mới có người đeo khẩu trang. Salah là một trong số đó nhưng lúc thì kéo khẩu trang xuống dưới cằm, lúc thì tháo hẳn ra (để chụp ảnh - như lời một quan chức địa phương) và vô tư nhảy múa bất chấp khoảng cách an toàn 2m bị xâm phạm quá nhiều lần.
Kết quả, Salah dính Covid-19. Phát ngôn của ĐT Ai Cập phủ nhận đám cưới là nguyên nhân bởi một đồng đội của Salah cũng tham dự nhưng trả về kết quả âm tính.
Và cũng như với Ronaldo và Bồ Đào Nha, ai mắc bệnh thì cách ly, còn những người khác vẫn thi đấu như bình thường.
Salah là trường hợp thứ 5 của Liverpool mắc đại dịch sau Thiago Alcantara, Sadio Mané, Xherdan Shaqiri và Naby Keita. Ai Cập là quốc gia thứ bao nhiêu không đếm xuể có thành viên nhiễm Covid-19 sau Pháp, Hy Lạp, Scotland, Thụy Sĩ, Ukraine, Cameroon, Guinea, Peru, Bồ Đào Nha, Croatia...
Giải pháp ở đây là gì? Gần như không thể lựa chọn mà bắt buộc, những người còn lại phải đá tiếp miễn là vẫn âm tính trên "giấy tờ". Điên rồ nhất là trường hợp của Domagoj Vida thuộc ĐT Croatia khi anh "âm tính" đến hết... hiệp 1 trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ trước khi có kết quả trả về là dương tính và lúc đó mới bị thay ra.
Khâu kiểm soát thất bại hoàn toàn, phòng tuyến cuối cùng đảm bảo cho một trận đấu "vô trùng" cũng vỡ vụn. Sự dễ dãi, cầu thả, vô kỷ luật hay khách quan, thứ gì mới là
nguyên nhân đều không còn quan trọng vào lúc này. Phần đông những đội bóng trên thế giới đều đã chấp nhận việc "sống chung với lũ", hoặc lờ đi mà sống.
Hãy nhớ, đơn giản câu chuyện Ronaldo nhập cảnh Italia trong thời gian bị bệnh mà khiến thành viên chính phủ và BLĐ Juventus đấu khẩu hồi lâu bất phân thắng bại thì đủ hiểu tình hình đã loạn như thế nào. Các cầu thủ giờ biết tin ai? Hay chỉ biết cắm đầu đá bóng như "những con rối" - theo lời của Toni Kroos. Và nếu tình hình không được cải thiện cho tới lúc EURO khởi tranh vào năm sau, đó chắc chắn sẽ là một kỳ đại hội thảm họa bậc nhất lịch sử.
Sự quan tâm của công chúng về đại dịch giảm dần, tỷ lệ thuận với sự thờ ơ của chính những người trong cuộc. Hãy nhớ, những người chúng ta đang nói ở đây, cụ thể là các cầu thủ hàng đầu, được hưởng vô vàn đặc quyền mà người bình thường không bao giờ có được trong thời điểm hạn chế di chuyển.
Là thành viên của những đội bóng, những tổ chức quyền lực nhất nhì lục địa già, các cầu thủ được hưởng "bong bóng" bảo vệ giúp họ thể được di chuyển đến mọi nơi với sự đồng thuận của chính phủ các nước sở tại. Đương nhiên, họ phải tuân theo các quy tắc phòng dịch nghiêm ngặt như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay và xét nghiệm cả trước và sau lên máy bay, trước và sau trận đấu. Họ được bảo vệ tối đa, toàn diện, tương đương với các yếu nhân chính trị.
Về mặt lý thuyết, các cầu thủ cỡ Ronaldo không thể bị mắc Covid-19, nhất là khi di chuyển với các đội bóng như Juventus hay ĐT Bồ Đào Nha. Thế mà chỉ sau chưa đầy 24 tiếng trước lúc Ronaldo đăng ảnh selfie tập thể trong bữa ăn của ĐT Bồ Đào Nha, anh được xác nhận dương tính và phải lập tức cách ly.
Trước đó 1 ngày, Ronaldo còn chơi trọn 90 phút trước ĐT Pháp, ôm ấp Kylian Mbappe và đổi áo với tài năng trẻ Eduardo Camavinga. Ngôi sao 17 tuổi sau đó đăng tải chiếc áo kỷ niệm lên mạng xã hội kèm chú thích "Tôi sẽ không giặt nó đâu". Có lẽ sau khi nghe tin về Ronaldo, Camavinga sẽ phải nghĩ lại.
1 ngày trước khi được xác nhận dương tính Covid-19 của Ronaldo
Quay lại với Ronaldo, rõ ràng lớp phòng ngự tuyệt đối mà chúng ta tưởng vẫn có lỗ hổng. Nhưng nó nằm ở đâu khi chỉ riêng Ronaldo dương tính trong đợt đấy, còn các tuyển thủ Bồ Đào Nha khác vẫn an toàn và đủ điều kiện đấu với Thụy Điển 3 ngày sau đó.
Trong trường hợp của Salah, nguồn phát có vẻ dễ thấy hơn đôi chút. Không hiểu Liverpool dặn dò kiểu gì, đội tư vấn hoạt động như thế nào hay bản thân cầu thủ quá cứng đầu mà Salah thản nhiên tham dự sự kiện đám cưới của cậu em trai tại Cairo trong dịp về tập trung với ĐT Ai Cập. Tiệc cưới quy tụ hơn 300 khách mời, hiếm hoi mới có người đeo khẩu trang. Salah là một trong số đó nhưng lúc thì kéo khẩu trang xuống dưới cằm, lúc thì tháo hẳn ra (để chụp ảnh - như lời một quan chức địa phương) và vô tư nhảy múa bất chấp khoảng cách an toàn 2m bị xâm phạm quá nhiều lần.
Kết quả, Salah dính Covid-19. Phát ngôn của ĐT Ai Cập phủ nhận đám cưới là nguyên nhân bởi một đồng đội của Salah cũng tham dự nhưng trả về kết quả âm tính.
Và cũng như với Ronaldo và Bồ Đào Nha, ai mắc bệnh thì cách ly, còn những người khác vẫn thi đấu như bình thường.
Salah là trường hợp thứ 5 của Liverpool mắc đại dịch sau Thiago Alcantara, Sadio Mané, Xherdan Shaqiri và Naby Keita. Ai Cập là quốc gia thứ bao nhiêu không đếm xuể có thành viên nhiễm Covid-19 sau Pháp, Hy Lạp, Scotland, Thụy Sĩ, Ukraine, Cameroon, Guinea, Peru, Bồ Đào Nha, Croatia...
Giải pháp ở đây là gì? Gần như không thể lựa chọn mà bắt buộc, những người còn lại phải đá tiếp miễn là vẫn âm tính trên "giấy tờ". Điên rồ nhất là trường hợp của Domagoj Vida thuộc ĐT Croatia khi anh "âm tính" đến hết... hiệp 1 trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ trước khi có kết quả trả về là dương tính và lúc đó mới bị thay ra.
Khâu kiểm soát thất bại hoàn toàn, phòng tuyến cuối cùng đảm bảo cho một trận đấu "vô trùng" cũng vỡ vụn. Sự dễ dãi, cầu thả, vô kỷ luật hay khách quan, thứ gì mới là
nguyên nhân đều không còn quan trọng vào lúc này. Phần đông những đội bóng trên thế giới đều đã chấp nhận việc "sống chung với lũ", hoặc lờ đi mà sống.
Hãy nhớ, đơn giản câu chuyện Ronaldo nhập cảnh Italia trong thời gian bị bệnh mà khiến thành viên chính phủ và BLĐ Juventus đấu khẩu hồi lâu bất phân thắng bại thì đủ hiểu tình hình đã loạn như thế nào. Các cầu thủ giờ biết tin ai? Hay chỉ biết cắm đầu đá bóng như "những con rối" - theo lời của Toni Kroos. Và nếu tình hình không được cải thiện cho tới lúc EURO khởi tranh vào năm sau, đó chắc chắn sẽ là một kỳ đại hội thảm họa bậc nhất lịch sử.