notAbot
Well-known member
Tất cả những câu chuyện được khắc họa rõ nét trong 57 bức ảnh "cực phẩm" của các nhà báo, nhiếp ảnh gia tài ba để chúng ta thấy thế giới đã được gì và mất gì trong 10 năm đã qua.
Năm 2020 sắp qua đi đồng nghĩa với việc một thập kỷ nữa cũng sắp hết. 10 năm, 1 chặng đường - thế giới của chúng ta đã trải qua nhiều biến động, vui có, buồn có và chẳng ai có thể diễn tả hết thành lời về những mất mát, tang thương mà người dân trên khắp hành tinh đã phải gánh chịu suốt 10 năm qua.
Trận động đất ở Haiti, vụ nổ Deepwater Horizon và tràn dầu, Benghazi, đại dịch Ebola, những vụ xả súng trường học liên miên ở Mỹ, vụ thảm sát ở Las Vegas, chìm phà Sewol (Hàn Quốc)...
Có những bức ảnh gây chấn động dư luận và thúc đẩy các chính phủ phải hành động, chẳng hạn như hình ảnh đứa trẻ Honduras khóc khi mẹ bị giam giữ gần biên giới Mỹ-Mexico và trước đó là hoàn cảnh của đứa trẻ tị nạn 5 tuổi người Syria, Alan Kurdi, trôi dạt vào bờ biển sau khi chết đuối ở vùng biển ngoài khơi miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân cả thế giới cũng được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của Emma Gonzalez, 17 tuổi, một người sống sót sau vụ nổ súng ở trường học, người đã giúp khơi dậy lời kêu gọi hành động về kiểm soát súng.
Người ta chưa bao giờ quên hình ảnh cô bé Greta Thunberg người Thụy Điển tự tin đứng trước các nhà lãnh đạo thế giới để phát biểu về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Bé gái nhỏ nhắn mà ý chí phi thường ấy còn mạnh dạn tổ chức các chiến dịch vì môi trường, giữ lại hành tinh xanh cho thế hệ con cháu mai sau.
Người ta vẫn thấy nhói ở trong tim khi nghĩ đến hình ảnh ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi Nhà thờ Đức Bà Paris, nhấn chìm công trình mang tính lịch sử, nuốt trọn những sản vật ông cha để lại, như trái tim của thành phố Paris hoa lệ rỉ máu.
Người ta cũng không thôi nhớ đến hình ảnh con phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon (Hàn Quốc) đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến thành phố Jeju thì bị lật, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, đa số là học sinh. Tiếng kêu gào thảm thiết của các bậc phụ huynh, tiếng kêu ai oán của những người mất người thân vẫn đọng lại trong tâm trí những người còn sống để họ nhớ và không quên thảm kịch kinh hoàng ngày hôm ấy.
Tất cả những câu chuyện ấy sẽ được khắc họa rõ nét trong 57 bức ảnh "cực phẩm" của các nhà báo, nhiếp ảnh gia tài ba. Để chúng ta thấy thế giới đã được gì và mất gì trong 10 năm đã qua, để cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn, cùng hy vọng về một thập kỷ mới chan chứa niềm vui, bớt đi đau thương mất mát và cùng biến Trái đất thành ngôi nhà chung đáng sống cho tất cả mọi sinh linh!
Năm 2010
Cô Cindy Tersme nằm trên đống đổ nát ở Ecole St. Gerard, một trường học ở Port-au-Prince, Haiti, sau khi trận động đất mạnh 7,0 độ richter tấn công đất nước này vào tháng 1/2010. Tersme hét lên trong đau khổ sau khi tìm thấy thi thể không còn sự sống của cậu em trai 14 tuổi Jean Gaelle Dersmorne. "Tôi có thể nhìn thấy bàn chân của em trai tôi nhưng không thể kéo thằng bé ra", Cindy vừa khóc vừa nói. Số người chết trong trận động đất kinh hoàng ấy ước tính lên đến 220.000 - 300.000 người.
Một con chim dính đầy dầu tại Đảo East Grand Terre, bang Louisiana (Mỹ) vào tháng 6 năm 2010. 2 tháng trước đó, tức tháng 4/2010, một vụ nổ đã xảy ra trên giàn khoan Deepwater Horizon - một giàn khoan dầu do hãng dầu khí BP ký hợp đồng đóng tại Vịnh Mexico. Trong 87 ngày liên tục, dầu và khí metan phun ra từ một giếng khoan chưa được khai thác cách bề mặt đại dương 1,6km. Tổng thống Barack Obama mô tả vụ tràn dầu là "thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà Mỹ từng đối mặt".
Bức ảnh chụp người phụ nữ Afghanistan - Aesha Mohammadzai - đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time vào tháng 8 năm 2010. Chồng và con rể người Taliban của cô đã trừng phạt cô vì tội bỏ trốn bằng cách chặt mũi và tai rồi bỏ mặc cô cho đến chết. Aesha trở thành biểu tượng cho sự áp bức phụ nữ ở đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề này. Cô đã được các tổ chức từ thiện giúp đỡ đưa đến Mỹ và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo mũi.
Một máy bay trực thăng của Quân đội Pakistan cung cấp hàng cứu trợ ở Goza thuộc quận Dadu, khi một trận lũ lụt kinh hoàng nuốt chửng các ngôi làng và đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu người.
Một con phố ở trung tâm thành phố Port-au-Prince, Haiti, 3 ngày sau khi trận động đất kinh hoàng 7 độ richter xảy ra. Hơn 200.000 người đã mất mạng và hàng chục nghìn tòa nhà bị phá hủy.
Năm 2011
Một vài ngôi nhà đang bốc cháy sau sóng thần do trận động đất mạnh 9 độ richter gây ra vào tháng 3/2011 ở Nhật Bản. Thảm họa khiến gần 20.000 người thiệt mạng và khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi rơi vào tình trạng tê liệt. Đây là trận động đất lớn nhất từng xảy ra ở đất nước Mặt trời mọc.
Hoàng tử Anh William hôn cô dâu Kate Catherine, trên ban công của Cung điện Buckingham vào tháng 4 năm 2011. Đám cưới của cặp đôi Hoàng gia Anh này được hàng triệu người trên thế giới quan tâm và theo dõi.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các thành viên trong đội an ninh quốc gia của ông giám sát cuộc đột kích của Hải quân SEAL tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011. "14 người chen chúc trong phòng, Tổng thống ngồi trên ghế xếp ở góc bàn đầu", phóng viên Peter Bergen của đài CNN hồi tưởng lại cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden. "Họ đã ngồi trong căn phòng này cho đến khi lính SEAL trở lại Afghanistan".
Ngày 21/7/2011, tàu con thoi Atlantis đã hạ cánh tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, thành phố Cape Canaveral, bang Florida. Đây là sứ mệnh tàu con thoi thứ 135 và là sứ mệnh cuối cùng trong chương trình 30 năm của NASA.
Cô bé Tarana Akbari, 12 tuổi, la khóc thảm thiết sau khi một kẻ đánh bom liều chết tấn công đền Abul Fazel ở Kabul, Afghanistan, vào tháng 12 năm 2011. Vụ đánh bom kép đã giết chết hàng chục người Afghanistan vào ngày lễ Ashura.
Năm 2012
Ngày 7/5/2012, ông Vladimir V. Putin bước vào Đại sảnh đường Thánh Andrew trong Cung điện Grand Kremlin để nhậm chức Tổng thống Nga. Từ đó đến nay, ông vẫn nắm giữ chức vụ này.
Một công viên giải trí ở Seaside Heights, bang New Jersey (Mỹ) hoang tàn trong đống đổ nát sau khi cơn bão Sandy đổ bộ vào khu vực này vào tháng 10/2012. Cơn bão đã ảnh hưởng đến 24 bang và toàn bộ vùng biển phía Đông nước Mỹ, gây thiệt hại ước tính 70 tỷ USD.
Năm 2012 chứng kiến cuộc nội chiến diễn ra ở Syria. Hình ảnh cho thấy những người dân bị thương trong bệnh viện dã chiến sau khi một cuộc không kích phá hủy một tiệm bánh ở Syria vào tháng 8/2012.
Hai binh sĩ quân nổi dậy Syria căng thẳng bảo vệ vị trí của họ trong khu phố Karmel Jabl khi ánh sáng chiếu xuyên qua các lỗ thủng do đạn trên bức tường phía sau họ.
Một người dân khảo sát thiệt hại khi quân đội Israel tiến hành một đợt không kích chết chóc vào vùng đất Palestine.
Những đứa trẻ được sơ tán ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook sau khi một vụ xả súng hàng loạt xảy ra tại ngôi trường này ở Newtown, Connecticut (Mỹ) vào tháng 12/2012. 6 người lớn và 20 trẻ em đã bị giết bởi Adam Lanza, kẻ trước đó đã giết mẹ mình. Bức ảnh do nhà báo địa phương Shannon Hicks chụp, đã xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, tạp chí và trang web trên khắp thế giới. Hicks sau đó nói với tạp chí Time: “Tôi biết điều đó, khi bước ra khỏi tòa nhà - tôi cũng kinh hãi như chúng - những đứa trẻ đó vẫn an toàn".
Năm 2013
Những người di cư châu Phi ở Djibouti giơ điện thoại lên để cố gắng bắt tín hiệu từ nước láng giềng Somalia vào tháng 2 năm 2013. Djibouti là điểm dừng chân chung cho những người di cư châu Phi tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở "miền đất hứa".
Một người đàn ông và một phụ nữ được phát hiện trong đống đổ nát của Rana Plaza, một tòa nhà tám tầng có một số nhà máy quần áo ở Savar, Bangladesh. Hơn 1.100 công nhân nhà máy thiệt mạng khi khu phức hợp này sụp đổ hồi cuối tháng 4/2013.
Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hơi cay vào tháng 5 năm 2013 khi người dân phản đối kế hoạch phá hủy Công viên Gezi ở Istanbul.
Một phụ nữ cố gắng che chở trẻ em khỏi tiếng súng trong cuộc tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate sau một vụ xả súng ở Nairobi, Kenya, vào tháng 9 năm 2013. Nhóm khủng bố Somali Al-Shabaab, một chi nhánh của al Qaeda, đã nhận trách nhiệm về cuộc vây hãm đẫm máu kéo dài 4 ngày tại trung tâm mua sắm cao cấp. Ít nhất 67 người thiệt mạng.
Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão Haiyan khi nhìn từ một máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ hồi cuối tháng 11 năm 2013. Triều cường cuốn trôi các ngôi làng nhỏ ở Guiuan, Philippines và khiến hơn 650.000 người phải di tản.
Các giáo dân trẻ dâng lời cầu nguyện cho Nelson Mandela trong thánh lễ tại nhà thờ Công giáo La Mã Regina Mundi. Ông Nelson Mandela qua đời ngày 5 tháng 12 năm 2013 ở tuổi 95.
Năm 2014
Các nhân viên y tế ở Monrovia, Liberia, bế James Dorbor, một đứa trẻ 8 tuổi bị nghi nhiễm virus Ebola, vào cơ sở điều trị vào tháng 9 năm 2014. Tây Phi đã phải đối phó với đợt bùng phát Ebola chết người kinh hoàng nhất từ trước đến nay. Đợt bùng phát đã kết thúc vào năm 2016 sau khi có hơn 11.000 ca tử vong.
Những người di cư chờ được giải cứu khỏi chiếc thuyền chật cứng. Hàng nghìn người đã phải chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo ở Bắc và Tây Phi bất chấp vượt qua vùng nước nguy hiểm của Biển Địa Trung Hải để cố gắng đến Ý.
Phà Sewol bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến đảo Jeju. Vụ việc khiến hơn 304 người thiệt mạng, 9 người mất tích, trở thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc.
Năm 2015
Những người di cư đến Hy Lạp trên một chiếc thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhân của nó sau đó đã bị bắt. Hơn một triệu người đã tìm cách di cư vào châu Âu năm 2015, nhiều người chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông.
Nước nóng chảy qua dải băng Greenland, một trong những khối băng lớn nhất và tan nhanh nhất trên Trái đất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gần dãy Alps Bavaria vào tháng 6 năm 2015. Obama và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã có mặt tại Đức cho hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra thường niên.
Nhà Trắng được thắp sáng trong bảy sắc cầu vồng để kỷ niệm phán quyết của Tòa án Tối cao về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 6/2015.
Người dân Nepal thu dọn đồ đạc trong nhà 4 ngày sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm rung chuyển quốc gia này và khiến hơn 9.000 người thiệt mạng.
Năm 2020 sắp qua đi đồng nghĩa với việc một thập kỷ nữa cũng sắp hết. 10 năm, 1 chặng đường - thế giới của chúng ta đã trải qua nhiều biến động, vui có, buồn có và chẳng ai có thể diễn tả hết thành lời về những mất mát, tang thương mà người dân trên khắp hành tinh đã phải gánh chịu suốt 10 năm qua.
Trận động đất ở Haiti, vụ nổ Deepwater Horizon và tràn dầu, Benghazi, đại dịch Ebola, những vụ xả súng trường học liên miên ở Mỹ, vụ thảm sát ở Las Vegas, chìm phà Sewol (Hàn Quốc)...
Có những bức ảnh gây chấn động dư luận và thúc đẩy các chính phủ phải hành động, chẳng hạn như hình ảnh đứa trẻ Honduras khóc khi mẹ bị giam giữ gần biên giới Mỹ-Mexico và trước đó là hoàn cảnh của đứa trẻ tị nạn 5 tuổi người Syria, Alan Kurdi, trôi dạt vào bờ biển sau khi chết đuối ở vùng biển ngoài khơi miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân cả thế giới cũng được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của Emma Gonzalez, 17 tuổi, một người sống sót sau vụ nổ súng ở trường học, người đã giúp khơi dậy lời kêu gọi hành động về kiểm soát súng.
Người ta chưa bao giờ quên hình ảnh cô bé Greta Thunberg người Thụy Điển tự tin đứng trước các nhà lãnh đạo thế giới để phát biểu về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Bé gái nhỏ nhắn mà ý chí phi thường ấy còn mạnh dạn tổ chức các chiến dịch vì môi trường, giữ lại hành tinh xanh cho thế hệ con cháu mai sau.
Người ta vẫn thấy nhói ở trong tim khi nghĩ đến hình ảnh ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi Nhà thờ Đức Bà Paris, nhấn chìm công trình mang tính lịch sử, nuốt trọn những sản vật ông cha để lại, như trái tim của thành phố Paris hoa lệ rỉ máu.
Người ta cũng không thôi nhớ đến hình ảnh con phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon (Hàn Quốc) đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến thành phố Jeju thì bị lật, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, đa số là học sinh. Tiếng kêu gào thảm thiết của các bậc phụ huynh, tiếng kêu ai oán của những người mất người thân vẫn đọng lại trong tâm trí những người còn sống để họ nhớ và không quên thảm kịch kinh hoàng ngày hôm ấy.
Tất cả những câu chuyện ấy sẽ được khắc họa rõ nét trong 57 bức ảnh "cực phẩm" của các nhà báo, nhiếp ảnh gia tài ba. Để chúng ta thấy thế giới đã được gì và mất gì trong 10 năm đã qua, để cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn, cùng hy vọng về một thập kỷ mới chan chứa niềm vui, bớt đi đau thương mất mát và cùng biến Trái đất thành ngôi nhà chung đáng sống cho tất cả mọi sinh linh!
Năm 2010
Cô Cindy Tersme nằm trên đống đổ nát ở Ecole St. Gerard, một trường học ở Port-au-Prince, Haiti, sau khi trận động đất mạnh 7,0 độ richter tấn công đất nước này vào tháng 1/2010. Tersme hét lên trong đau khổ sau khi tìm thấy thi thể không còn sự sống của cậu em trai 14 tuổi Jean Gaelle Dersmorne. "Tôi có thể nhìn thấy bàn chân của em trai tôi nhưng không thể kéo thằng bé ra", Cindy vừa khóc vừa nói. Số người chết trong trận động đất kinh hoàng ấy ước tính lên đến 220.000 - 300.000 người.
Một con chim dính đầy dầu tại Đảo East Grand Terre, bang Louisiana (Mỹ) vào tháng 6 năm 2010. 2 tháng trước đó, tức tháng 4/2010, một vụ nổ đã xảy ra trên giàn khoan Deepwater Horizon - một giàn khoan dầu do hãng dầu khí BP ký hợp đồng đóng tại Vịnh Mexico. Trong 87 ngày liên tục, dầu và khí metan phun ra từ một giếng khoan chưa được khai thác cách bề mặt đại dương 1,6km. Tổng thống Barack Obama mô tả vụ tràn dầu là "thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà Mỹ từng đối mặt".
Bức ảnh chụp người phụ nữ Afghanistan - Aesha Mohammadzai - đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time vào tháng 8 năm 2010. Chồng và con rể người Taliban của cô đã trừng phạt cô vì tội bỏ trốn bằng cách chặt mũi và tai rồi bỏ mặc cô cho đến chết. Aesha trở thành biểu tượng cho sự áp bức phụ nữ ở đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề này. Cô đã được các tổ chức từ thiện giúp đỡ đưa đến Mỹ và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo mũi.
Một máy bay trực thăng của Quân đội Pakistan cung cấp hàng cứu trợ ở Goza thuộc quận Dadu, khi một trận lũ lụt kinh hoàng nuốt chửng các ngôi làng và đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu người.
Một con phố ở trung tâm thành phố Port-au-Prince, Haiti, 3 ngày sau khi trận động đất kinh hoàng 7 độ richter xảy ra. Hơn 200.000 người đã mất mạng và hàng chục nghìn tòa nhà bị phá hủy.
Năm 2011
Một vài ngôi nhà đang bốc cháy sau sóng thần do trận động đất mạnh 9 độ richter gây ra vào tháng 3/2011 ở Nhật Bản. Thảm họa khiến gần 20.000 người thiệt mạng và khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi rơi vào tình trạng tê liệt. Đây là trận động đất lớn nhất từng xảy ra ở đất nước Mặt trời mọc.
Hoàng tử Anh William hôn cô dâu Kate Catherine, trên ban công của Cung điện Buckingham vào tháng 4 năm 2011. Đám cưới của cặp đôi Hoàng gia Anh này được hàng triệu người trên thế giới quan tâm và theo dõi.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các thành viên trong đội an ninh quốc gia của ông giám sát cuộc đột kích của Hải quân SEAL tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011. "14 người chen chúc trong phòng, Tổng thống ngồi trên ghế xếp ở góc bàn đầu", phóng viên Peter Bergen của đài CNN hồi tưởng lại cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden. "Họ đã ngồi trong căn phòng này cho đến khi lính SEAL trở lại Afghanistan".
Ngày 21/7/2011, tàu con thoi Atlantis đã hạ cánh tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, thành phố Cape Canaveral, bang Florida. Đây là sứ mệnh tàu con thoi thứ 135 và là sứ mệnh cuối cùng trong chương trình 30 năm của NASA.
Cô bé Tarana Akbari, 12 tuổi, la khóc thảm thiết sau khi một kẻ đánh bom liều chết tấn công đền Abul Fazel ở Kabul, Afghanistan, vào tháng 12 năm 2011. Vụ đánh bom kép đã giết chết hàng chục người Afghanistan vào ngày lễ Ashura.
Năm 2012
Ngày 7/5/2012, ông Vladimir V. Putin bước vào Đại sảnh đường Thánh Andrew trong Cung điện Grand Kremlin để nhậm chức Tổng thống Nga. Từ đó đến nay, ông vẫn nắm giữ chức vụ này.
Một công viên giải trí ở Seaside Heights, bang New Jersey (Mỹ) hoang tàn trong đống đổ nát sau khi cơn bão Sandy đổ bộ vào khu vực này vào tháng 10/2012. Cơn bão đã ảnh hưởng đến 24 bang và toàn bộ vùng biển phía Đông nước Mỹ, gây thiệt hại ước tính 70 tỷ USD.
Năm 2012 chứng kiến cuộc nội chiến diễn ra ở Syria. Hình ảnh cho thấy những người dân bị thương trong bệnh viện dã chiến sau khi một cuộc không kích phá hủy một tiệm bánh ở Syria vào tháng 8/2012.
Hai binh sĩ quân nổi dậy Syria căng thẳng bảo vệ vị trí của họ trong khu phố Karmel Jabl khi ánh sáng chiếu xuyên qua các lỗ thủng do đạn trên bức tường phía sau họ.
Một người dân khảo sát thiệt hại khi quân đội Israel tiến hành một đợt không kích chết chóc vào vùng đất Palestine.
Những đứa trẻ được sơ tán ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook sau khi một vụ xả súng hàng loạt xảy ra tại ngôi trường này ở Newtown, Connecticut (Mỹ) vào tháng 12/2012. 6 người lớn và 20 trẻ em đã bị giết bởi Adam Lanza, kẻ trước đó đã giết mẹ mình. Bức ảnh do nhà báo địa phương Shannon Hicks chụp, đã xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, tạp chí và trang web trên khắp thế giới. Hicks sau đó nói với tạp chí Time: “Tôi biết điều đó, khi bước ra khỏi tòa nhà - tôi cũng kinh hãi như chúng - những đứa trẻ đó vẫn an toàn".
Năm 2013
Những người di cư châu Phi ở Djibouti giơ điện thoại lên để cố gắng bắt tín hiệu từ nước láng giềng Somalia vào tháng 2 năm 2013. Djibouti là điểm dừng chân chung cho những người di cư châu Phi tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở "miền đất hứa".
Một người đàn ông và một phụ nữ được phát hiện trong đống đổ nát của Rana Plaza, một tòa nhà tám tầng có một số nhà máy quần áo ở Savar, Bangladesh. Hơn 1.100 công nhân nhà máy thiệt mạng khi khu phức hợp này sụp đổ hồi cuối tháng 4/2013.
Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hơi cay vào tháng 5 năm 2013 khi người dân phản đối kế hoạch phá hủy Công viên Gezi ở Istanbul.
Một phụ nữ cố gắng che chở trẻ em khỏi tiếng súng trong cuộc tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate sau một vụ xả súng ở Nairobi, Kenya, vào tháng 9 năm 2013. Nhóm khủng bố Somali Al-Shabaab, một chi nhánh của al Qaeda, đã nhận trách nhiệm về cuộc vây hãm đẫm máu kéo dài 4 ngày tại trung tâm mua sắm cao cấp. Ít nhất 67 người thiệt mạng.
Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão Haiyan khi nhìn từ một máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ hồi cuối tháng 11 năm 2013. Triều cường cuốn trôi các ngôi làng nhỏ ở Guiuan, Philippines và khiến hơn 650.000 người phải di tản.
Các giáo dân trẻ dâng lời cầu nguyện cho Nelson Mandela trong thánh lễ tại nhà thờ Công giáo La Mã Regina Mundi. Ông Nelson Mandela qua đời ngày 5 tháng 12 năm 2013 ở tuổi 95.
Năm 2014
Các nhân viên y tế ở Monrovia, Liberia, bế James Dorbor, một đứa trẻ 8 tuổi bị nghi nhiễm virus Ebola, vào cơ sở điều trị vào tháng 9 năm 2014. Tây Phi đã phải đối phó với đợt bùng phát Ebola chết người kinh hoàng nhất từ trước đến nay. Đợt bùng phát đã kết thúc vào năm 2016 sau khi có hơn 11.000 ca tử vong.
Những người di cư chờ được giải cứu khỏi chiếc thuyền chật cứng. Hàng nghìn người đã phải chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo ở Bắc và Tây Phi bất chấp vượt qua vùng nước nguy hiểm của Biển Địa Trung Hải để cố gắng đến Ý.
Phà Sewol bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến đảo Jeju. Vụ việc khiến hơn 304 người thiệt mạng, 9 người mất tích, trở thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc.
Năm 2015
Những người di cư đến Hy Lạp trên một chiếc thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhân của nó sau đó đã bị bắt. Hơn một triệu người đã tìm cách di cư vào châu Âu năm 2015, nhiều người chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông.
Nước nóng chảy qua dải băng Greenland, một trong những khối băng lớn nhất và tan nhanh nhất trên Trái đất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gần dãy Alps Bavaria vào tháng 6 năm 2015. Obama và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã có mặt tại Đức cho hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra thường niên.
Nhà Trắng được thắp sáng trong bảy sắc cầu vồng để kỷ niệm phán quyết của Tòa án Tối cao về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 6/2015.
Người dân Nepal thu dọn đồ đạc trong nhà 4 ngày sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm rung chuyển quốc gia này và khiến hơn 9.000 người thiệt mạng.