notAbot
Well-known member
"Từ đó trở đi tôi không dám làm chủ hôn nữa không ảnh hưởng đến người ta" – MC Lại Văn Sâm nói.
Mới đây, chương trình Ký ức vui vẻ đã tái hiện lại cảnh đám cưới miền Tây, một nét văn hóa đặc trưng.
MC Thành Trung: Tôi làm đám cưới vẫn rước dâu bằng xích lô
Rất nhiều nghệ sĩ từng dự đám cưới miền Tây nên tỏ ra thích thú và chia sẻ. Diễn viên Tiến Luật nói:
"Tôi từng dự đám cưới miền Tây rồi và thấy khác so với trên Sài Gòn hay ở ngoài Bắc. Cổng chào của họ được làm đơn sơ từ lá dừa, cây nhà lá vườn, tùy theo kinh tế.
Ở miền Tây, người ta đi đám cưới từ rất sớm và cứ ngồi đủ bàn là cỗ mang ra, không phải đợi khách khứa tới đủ, ngồi ăn từ sáng đến tối luôn".
MC Thành Trung nghe vậy liền kể lại đám cưới của mình: "Đúng rồi, ở ngoài Bắc ăn cưới cứ ào ào. Ví dụ mời khách vào 6 giờ chiều, tới 6 rưỡi không ai bảo ai, cứ ào ào ăn.
Ăn xong khoảng 30 phút thì tự động đứng lên hết, người này thấy người kia đứng lên thì đứng theo, bàn này thấy bàn kia ra về cũng ra về. Nói chung, chỉ 45 phút là xong một đám cưới.
Trong Sài Gòn lại ăn cưới kiểu khác, mời khách 6 giờ thì phải 7 giờ mới làm lễ. Làm lễ xong mới ăn và mang từng món ăn ra.
Một đặc trưng khác của đám cưới miền Tây là mọi người rước dâu bằng thuyền, còn đám cưới ở Hà Nội thì rước dâu bằng xích lô. Đó là văn hóa của từng vùng miền. Bây giờ hiện đại rồi nhưng một số người vẫn giữ văn hóa đó.
Cách đây 3 năm, tôi làm đám cưới vẫn rước dâu bằng xích lô. Đám cưới tôi thì chính tôi làm MC luôn".
Diễn viên Diễm My 9x cũng nói: "Tôi từng tham dự đám cưới miền Tây và thấy mọi người ăn uống rất lâu, có nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc. Mọi người ai cũng muốn thể hiện mình. Có một lần tôi cũng lên thể hiện tài năng vì máu quá.
Lần đó tôi đi đám cưới một người chú và cũng lên hát, hát xong mọi người vỗ tay quá trời vì thích, thậm chí còn lên sân khấu nhảy cùng tôi, rất vui".
MC Lại Văn Sâm: Tôi làm chủ hôn cho 5 đám cưới thì 3 cặp ly hôn
Nghệ sĩ Minh Phượng giới thiệu thêm: "Ở miền Tây, sau khi làm lễ gia tiên xong, người ta ăn uống rất phong phú. Mọi người không đãi tiệc trong một ngày mà thường mấy ngày liền.
Họ đãi tiệc, mời khách trước cả tuần lễ, gọi bà con hàng xóm tới để cùng gói bánh, nấu chè, đồ xôi, làm gà vịt, rất linh đình. Đó là điểm đặc biệt của đám cưới miền Tây".
Diễn viên Huy Khánh cũng chia sẻ: "Ở miền Tây, để rước dâu về không đơn giản như trên thành phố bây giờ mà cần trải qua 6 lễ liền. Lễ đầu tiên là rạm ngõ, để hai bên gặp mặt. Lễ thứ hai là nhà gái qua nhà trai để xem cuộc sống bên đó ra sao.
Sau đó mới tới lễ đính hôn, đám cưới, rước dâu, lễ ráp lời, lễ ráp mặt. Bây giờ hiện đại nên người ta bỏ đi nhiều thứ rồi".
NSND Tự Long thì nói: "Ở quê tôi ngoài Bắc nhưng cũng có nhiều loại lễ trong đám cưới lắm. Sau khi nhà trai đến nhà gái đón dâu xong hai nhà vẫn về nhà mình.
Đến đêm các cụ mới chăng đèn đi đón dâu tiếp lần hai, người mang chăn, người mang chiếu, đồ đạc các kiểu. Lúc đó cô dâu mới được về nhà trai. Nhưng đến hôm sau, cô dâu lại phải về nhà ngoại để lại mặt".
Nghe mọi người chia sẻ xong, Mạc Văn Khoa thốt lên: "Nghe mọi người nói mà tôi nôn nóng tới đám cưới của mình lắm. Đám cưới của tôi phải tổ chức ở cả Sài Gòn lẫn Hải Dương.
Ở quê tôi đám cưới vui, tất cả thanh niên đều lên nhảy nhạc sống. MC đám cưới có thể nói hai tiếng đồng hồ liên tục, nói từ hôm trước tới hôm sau.
Chính tôi ngày xưa cũng từng phải đi làm MC đám cưới, nên biết nhiều câu nói hay lắm".
MC Lại Văn Sâm lúc này mới tiết lộ: "Đám cưới thì phải vui. Tôi phải công nhận người dẫn đám cưới, làm chủ hôn rất giỏi và chịu nhiều áp lực. Ngày xưa ở bên Nga, tôi có làm chủ hôn, đơn giản không phải vì tôi dẫn đám cưới giỏi mà vì tôi biết tiếng Nga. Đám cưới bên ấy bao giờ cũng có khách Nga, khách Việt và tôi phải dẫn song ngữ.
Tôi nhớ hồi đó tôi làm chủ hôn cho 5 đám cưới nhưng sau đó đến 3 cặp ly hôn. Từ đó trở đi tôi không dám làm chủ hôn nữa không ảnh hưởng đến người ta".
Theo Tùng Ninh (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Mới đây, chương trình Ký ức vui vẻ đã tái hiện lại cảnh đám cưới miền Tây, một nét văn hóa đặc trưng.
MC Thành Trung: Tôi làm đám cưới vẫn rước dâu bằng xích lô
Rất nhiều nghệ sĩ từng dự đám cưới miền Tây nên tỏ ra thích thú và chia sẻ. Diễn viên Tiến Luật nói:
"Tôi từng dự đám cưới miền Tây rồi và thấy khác so với trên Sài Gòn hay ở ngoài Bắc. Cổng chào của họ được làm đơn sơ từ lá dừa, cây nhà lá vườn, tùy theo kinh tế.
Ở miền Tây, người ta đi đám cưới từ rất sớm và cứ ngồi đủ bàn là cỗ mang ra, không phải đợi khách khứa tới đủ, ngồi ăn từ sáng đến tối luôn".
MC Thành Trung nghe vậy liền kể lại đám cưới của mình: "Đúng rồi, ở ngoài Bắc ăn cưới cứ ào ào. Ví dụ mời khách vào 6 giờ chiều, tới 6 rưỡi không ai bảo ai, cứ ào ào ăn.
Ăn xong khoảng 30 phút thì tự động đứng lên hết, người này thấy người kia đứng lên thì đứng theo, bàn này thấy bàn kia ra về cũng ra về. Nói chung, chỉ 45 phút là xong một đám cưới.
Trong Sài Gòn lại ăn cưới kiểu khác, mời khách 6 giờ thì phải 7 giờ mới làm lễ. Làm lễ xong mới ăn và mang từng món ăn ra.
Một đặc trưng khác của đám cưới miền Tây là mọi người rước dâu bằng thuyền, còn đám cưới ở Hà Nội thì rước dâu bằng xích lô. Đó là văn hóa của từng vùng miền. Bây giờ hiện đại rồi nhưng một số người vẫn giữ văn hóa đó.
Cách đây 3 năm, tôi làm đám cưới vẫn rước dâu bằng xích lô. Đám cưới tôi thì chính tôi làm MC luôn".
Diễn viên Diễm My 9x cũng nói: "Tôi từng tham dự đám cưới miền Tây và thấy mọi người ăn uống rất lâu, có nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc. Mọi người ai cũng muốn thể hiện mình. Có một lần tôi cũng lên thể hiện tài năng vì máu quá.
Lần đó tôi đi đám cưới một người chú và cũng lên hát, hát xong mọi người vỗ tay quá trời vì thích, thậm chí còn lên sân khấu nhảy cùng tôi, rất vui".
MC Lại Văn Sâm: Tôi làm chủ hôn cho 5 đám cưới thì 3 cặp ly hôn
Nghệ sĩ Minh Phượng giới thiệu thêm: "Ở miền Tây, sau khi làm lễ gia tiên xong, người ta ăn uống rất phong phú. Mọi người không đãi tiệc trong một ngày mà thường mấy ngày liền.
Họ đãi tiệc, mời khách trước cả tuần lễ, gọi bà con hàng xóm tới để cùng gói bánh, nấu chè, đồ xôi, làm gà vịt, rất linh đình. Đó là điểm đặc biệt của đám cưới miền Tây".
Diễn viên Huy Khánh cũng chia sẻ: "Ở miền Tây, để rước dâu về không đơn giản như trên thành phố bây giờ mà cần trải qua 6 lễ liền. Lễ đầu tiên là rạm ngõ, để hai bên gặp mặt. Lễ thứ hai là nhà gái qua nhà trai để xem cuộc sống bên đó ra sao.
Sau đó mới tới lễ đính hôn, đám cưới, rước dâu, lễ ráp lời, lễ ráp mặt. Bây giờ hiện đại nên người ta bỏ đi nhiều thứ rồi".
NSND Tự Long thì nói: "Ở quê tôi ngoài Bắc nhưng cũng có nhiều loại lễ trong đám cưới lắm. Sau khi nhà trai đến nhà gái đón dâu xong hai nhà vẫn về nhà mình.
Đến đêm các cụ mới chăng đèn đi đón dâu tiếp lần hai, người mang chăn, người mang chiếu, đồ đạc các kiểu. Lúc đó cô dâu mới được về nhà trai. Nhưng đến hôm sau, cô dâu lại phải về nhà ngoại để lại mặt".
Nghe mọi người chia sẻ xong, Mạc Văn Khoa thốt lên: "Nghe mọi người nói mà tôi nôn nóng tới đám cưới của mình lắm. Đám cưới của tôi phải tổ chức ở cả Sài Gòn lẫn Hải Dương.
Ở quê tôi đám cưới vui, tất cả thanh niên đều lên nhảy nhạc sống. MC đám cưới có thể nói hai tiếng đồng hồ liên tục, nói từ hôm trước tới hôm sau.
Chính tôi ngày xưa cũng từng phải đi làm MC đám cưới, nên biết nhiều câu nói hay lắm".
MC Lại Văn Sâm lúc này mới tiết lộ: "Đám cưới thì phải vui. Tôi phải công nhận người dẫn đám cưới, làm chủ hôn rất giỏi và chịu nhiều áp lực. Ngày xưa ở bên Nga, tôi có làm chủ hôn, đơn giản không phải vì tôi dẫn đám cưới giỏi mà vì tôi biết tiếng Nga. Đám cưới bên ấy bao giờ cũng có khách Nga, khách Việt và tôi phải dẫn song ngữ.
Tôi nhớ hồi đó tôi làm chủ hôn cho 5 đám cưới nhưng sau đó đến 3 cặp ly hôn. Từ đó trở đi tôi không dám làm chủ hôn nữa không ảnh hưởng đến người ta".
Theo Tùng Ninh (Pháp Luật & Bạn Đọc)