notAbot
Well-known member
Năm 2020 được xem là một năm đầy khó khăn đối với người dân Trung Quốc nói riêng và loài người trên hành tinh này nói chung.
Chỉ vài ngày nữa năm 2021 sẽ đến mang theo nhiều hy vọng mới nhưng những đau thương, mất mát đã xảy ra trong năm 2020 mãi mãi không có cách nào xóa nhòa.
Đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, đặc biệt nhất là tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc - Nơi được xem là tâm dịch đầu tiên tại đất nước tỷ dân này. Người dân Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung không thể có được một kì nghỉ Tết Nguyên Đán trọn vẹn.
Đúng 10 giờ sáng ngày 23/1, chính quyền Vũ Hán thực hiện lệnh cấm "nội bất xuất, ngoại bất nhập", cách ly hoàn toàn 11 triệu người dân tại thành phố Vũ Hán, cư dân nơi này bắt đầu rơi vào trạng thái hoang mang và lo sợ tột cùng.
Hàng tấn thực phẩm đã được chuyển đến Vũ Hán nhưng chỉ 3 giờ sau khi lệnh "phong tỏa Vũ Hán" có hiệu lực, hàng hóa đã cạn kiệt. Vì không thể "thoát" khỏi thành phố, người dân bắt đầu đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ trong tâm lý hoảng loạn.
Vũ Hán trở thành "thành phố ma" khi rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực, gia đình ly tán. Dù đang là dịp Tết Nguyên Đán nhưng Vũ Hán lại chìm trong bầu không khí ảm đạm, âm u đến lạnh người.
Cuối tháng 1, chính quyền Vũ Hán gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn. Trong đó, Hỏa Thần Sơn có 1.000 giường bệnh được xây dựng trong 10 ngày và Lôi Thần Sơn có 1.600 giường, xây dựng trong 12 ngày. Cùng lúc đó hàng trăm bệnh viện cabin di động cũng lần lượt được dựng lên khắp Trung Quốc.
Hàng nghìn "thiên thần áo trắng" từ nhiều nơi từ biệt gia đình ngay trong đêm Giao Thừa, tức tốc bay đến tâm dịch Vũ Hán hợp lực chống virus SARS-CoV-2.
4 y tá nữ 9x xinh đẹp tự nguyện xuống tóc trước khi lên đường đến hỗ trợ cho tâm dịch Vũ Hán: "Chúng tôi không khóc còn tự thấy bản thân rất ngầu nữa cơ!".
Nữ bác sĩ Lý Tuệ bất ngờ nhận tin bố mất ở quê nhà khi đang chống dịch ở Vũ Hán. Lý Tuệ đã khóc nức nở và bất lực quỳ gối xin lỗi trước màn hình điện thoại. Trước đó vài ngày, nữ y tá Ngô Á Linh cũng phải nén đau thương bái vọng từ xa khi nghe tin mẹ qua đời ở quê nhà.
Giữa tháng 3, cộng đồng mạng liên tục truyền tay nhau một trang nhật ký thấm đẫm nước mắt. Một cô gái đã mất đi người mình yêu thương trong dịch COVID-19. Cô đã từng rất yêu Vũ Hán vì nơi này có người cô yêu thương, hiện tại lại rất "hận" Vũ Hán vì đã cướp đi anh.
Tâm dịch Vũ Hán chiếm khoảng 60% trong tổng số người nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc. Sau gần 40 ngày “phong tỏa”, người dân Vũ Hán đã phấn khởi hơn, hoa anh đào đã nở như thường lệ và điều tốt đẹp sẽ đến như lời đã hứa!
Cuối tháng 3, gần 2.000 chiến sĩ áo trắng chuẩn bị trở về quê nhà sau nhiều tháng làm nhiệm vụ chống dịch ở tuyến đầu. Vũ Hán đã được "tái sinh", cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau vẫn ở đó.
Khi tình hình dịch COVID-19 đã tạm thời được kiểm soát, Trung Quốc phải tiếp tục chịu một đòn giáng mới: Mưa lớn kéo dài hơn 31 ngày dẫn đến lũ lụt kỷ lục. Và một lần nữa, Vũ Hán phải oằn mình chống chọi với những trận mưa lũ nặng nề nhất.
Ngôi chùa cổ Quan Âm 700 tuổi gồng mình giữa dòng nước lũ trên sông Dương Tử ở Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc.
Nước dâng cao chạm đến bàn chân của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên bức tượng Phật khổng lồ này bị ướt kể từ thời thập niên 1940 trở lại đây.
Phượng Hoàng cổ trấn hơn 2.000 tuổi ở Tương Tây, tỉnh Hồ Nam đã bị ngập nặng sau khi dòng nước lũ cuồn cuộn chảy qua. Cầu Đá Nhảy nổi tiếng ở nơi đây cũng bị nhấn chìm giữa biển nước.
Cầu Trấn Hải ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, bị sập trong trận lụt ngày 7/7. Đây là cây cầu bằng đá cổ nhất ở thành phố Hoàng Sơn, được xây dựng vào năm 1536 và nhiều lần được chính quyền nhà Thanh trùng tu. Được biết, có ít nhất 3 cây cầu cổ hàng trăm năm tuổi ở Trung Quốc đã bị hủy hoại bởi trận mưa lũ lụt kỷ lục năm 2020.
Mùa mưa năm nay tại Trung Quốc được đánh giá là mùa mưa có lượng mưa nhiều nhất, thời gian dài nhất và phạm vi lớn nhất trong gần 60 năm qua. Hiện tượng sạt lở và lũ quét xảy ra ở nhiều vùng núi cao.
Trước áp lực từ nước lũ, đập thủy điện Tam Hiệp - Công trình thủy điện lớn nhất thế giới - đã mở cửa xả lũ.
Khoảnh khắc đập thủy điện Tân An trên thượng nguồn sông Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang xả lũ hết công suất lần đầu tiên kể từ khi khánh thành vào năm 1959 do mưa lớn kéo dài.
Tiếp sau đó, Trung Quốc lại phải đối mặt với dịch châu chấu. Tính đến ngày 17/8, đã có 11 huyện ở tỉnh Vân Nam bị châu chấu tấn công. Đợt dịch châu chấu bùng phát giữa lúc người dân Trung Quốc lo lắng về an ninh lương thực sau trận lũ lụt kỷ lục.
Theo Thùy Linh (Pháp luật và bạn đọc)
Chỉ vài ngày nữa năm 2021 sẽ đến mang theo nhiều hy vọng mới nhưng những đau thương, mất mát đã xảy ra trong năm 2020 mãi mãi không có cách nào xóa nhòa.
Đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, đặc biệt nhất là tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc - Nơi được xem là tâm dịch đầu tiên tại đất nước tỷ dân này. Người dân Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung không thể có được một kì nghỉ Tết Nguyên Đán trọn vẹn.
Đúng 10 giờ sáng ngày 23/1, chính quyền Vũ Hán thực hiện lệnh cấm "nội bất xuất, ngoại bất nhập", cách ly hoàn toàn 11 triệu người dân tại thành phố Vũ Hán, cư dân nơi này bắt đầu rơi vào trạng thái hoang mang và lo sợ tột cùng.
Hàng tấn thực phẩm đã được chuyển đến Vũ Hán nhưng chỉ 3 giờ sau khi lệnh "phong tỏa Vũ Hán" có hiệu lực, hàng hóa đã cạn kiệt. Vì không thể "thoát" khỏi thành phố, người dân bắt đầu đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ trong tâm lý hoảng loạn.
Vũ Hán trở thành "thành phố ma" khi rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực, gia đình ly tán. Dù đang là dịp Tết Nguyên Đán nhưng Vũ Hán lại chìm trong bầu không khí ảm đạm, âm u đến lạnh người.
Cuối tháng 1, chính quyền Vũ Hán gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn. Trong đó, Hỏa Thần Sơn có 1.000 giường bệnh được xây dựng trong 10 ngày và Lôi Thần Sơn có 1.600 giường, xây dựng trong 12 ngày. Cùng lúc đó hàng trăm bệnh viện cabin di động cũng lần lượt được dựng lên khắp Trung Quốc.
Hàng nghìn "thiên thần áo trắng" từ nhiều nơi từ biệt gia đình ngay trong đêm Giao Thừa, tức tốc bay đến tâm dịch Vũ Hán hợp lực chống virus SARS-CoV-2.
4 y tá nữ 9x xinh đẹp tự nguyện xuống tóc trước khi lên đường đến hỗ trợ cho tâm dịch Vũ Hán: "Chúng tôi không khóc còn tự thấy bản thân rất ngầu nữa cơ!".
Nữ bác sĩ Lý Tuệ bất ngờ nhận tin bố mất ở quê nhà khi đang chống dịch ở Vũ Hán. Lý Tuệ đã khóc nức nở và bất lực quỳ gối xin lỗi trước màn hình điện thoại. Trước đó vài ngày, nữ y tá Ngô Á Linh cũng phải nén đau thương bái vọng từ xa khi nghe tin mẹ qua đời ở quê nhà.
Giữa tháng 3, cộng đồng mạng liên tục truyền tay nhau một trang nhật ký thấm đẫm nước mắt. Một cô gái đã mất đi người mình yêu thương trong dịch COVID-19. Cô đã từng rất yêu Vũ Hán vì nơi này có người cô yêu thương, hiện tại lại rất "hận" Vũ Hán vì đã cướp đi anh.
Tâm dịch Vũ Hán chiếm khoảng 60% trong tổng số người nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc. Sau gần 40 ngày “phong tỏa”, người dân Vũ Hán đã phấn khởi hơn, hoa anh đào đã nở như thường lệ và điều tốt đẹp sẽ đến như lời đã hứa!
Cuối tháng 3, gần 2.000 chiến sĩ áo trắng chuẩn bị trở về quê nhà sau nhiều tháng làm nhiệm vụ chống dịch ở tuyến đầu. Vũ Hán đã được "tái sinh", cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng vết sẹo đớn đau vẫn ở đó.
Khi tình hình dịch COVID-19 đã tạm thời được kiểm soát, Trung Quốc phải tiếp tục chịu một đòn giáng mới: Mưa lớn kéo dài hơn 31 ngày dẫn đến lũ lụt kỷ lục. Và một lần nữa, Vũ Hán phải oằn mình chống chọi với những trận mưa lũ nặng nề nhất.
Ngôi chùa cổ Quan Âm 700 tuổi gồng mình giữa dòng nước lũ trên sông Dương Tử ở Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc.
Nước dâng cao chạm đến bàn chân của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên bức tượng Phật khổng lồ này bị ướt kể từ thời thập niên 1940 trở lại đây.
Phượng Hoàng cổ trấn hơn 2.000 tuổi ở Tương Tây, tỉnh Hồ Nam đã bị ngập nặng sau khi dòng nước lũ cuồn cuộn chảy qua. Cầu Đá Nhảy nổi tiếng ở nơi đây cũng bị nhấn chìm giữa biển nước.
Cầu Trấn Hải ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, bị sập trong trận lụt ngày 7/7. Đây là cây cầu bằng đá cổ nhất ở thành phố Hoàng Sơn, được xây dựng vào năm 1536 và nhiều lần được chính quyền nhà Thanh trùng tu. Được biết, có ít nhất 3 cây cầu cổ hàng trăm năm tuổi ở Trung Quốc đã bị hủy hoại bởi trận mưa lũ lụt kỷ lục năm 2020.
Mùa mưa năm nay tại Trung Quốc được đánh giá là mùa mưa có lượng mưa nhiều nhất, thời gian dài nhất và phạm vi lớn nhất trong gần 60 năm qua. Hiện tượng sạt lở và lũ quét xảy ra ở nhiều vùng núi cao.
Trước áp lực từ nước lũ, đập thủy điện Tam Hiệp - Công trình thủy điện lớn nhất thế giới - đã mở cửa xả lũ.
Khoảnh khắc đập thủy điện Tân An trên thượng nguồn sông Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang xả lũ hết công suất lần đầu tiên kể từ khi khánh thành vào năm 1959 do mưa lớn kéo dài.
Tiếp sau đó, Trung Quốc lại phải đối mặt với dịch châu chấu. Tính đến ngày 17/8, đã có 11 huyện ở tỉnh Vân Nam bị châu chấu tấn công. Đợt dịch châu chấu bùng phát giữa lúc người dân Trung Quốc lo lắng về an ninh lương thực sau trận lũ lụt kỷ lục.
Theo Thùy Linh (Pháp luật và bạn đọc)