"THẢM CẢNH" CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH HẠNG NHẤT
V.League vừa chứng kiến HLV thứ hai mất việc, đó là ông Đào Quang Hùng của CLB Đà Nẵng. Cùng với đó, giám đốc kỹ thuật Trương Việt Hoàng cũng phải rời đi.
Đây là câu chuyện không bất ngờ bởi thành tích bết bát của CLB Đà Nẵng từ đầu mùa giải 2024/25 tới nay. Trải qua 9 vòng đấu, đội bóng này vẫn chưa giành được trận thắng nào, thua 5, hòa 4, xếp cuối bảng với vỏn vẹn 4 điểm. CLB Đà Nẵng cũng chính là đội bóng phải nhận nhiều bàn thua nhất giải (17 bàn), và nằm trong nhóm 4 đội ghi bàn ít nhất giải (5 bàn).
CLB Đà Nẵng trở thành "miếng mồi ngon" cho các đội bóng khác tại V.League trong những vòng đấu vừa qua.
Việc CLB Đà Nẵng chật vật như vậy có lẽ nằm ngoài dự tính của lãnh đạo đội bóng trước khi mùa giải bắt đầu. Mùa trước, đây còn là một tập thể đánh đâu thắng đó ở giải hạng Nhất, lên ngôi vô địch với thành tích thắng 13, hòa 5, thua 2, giành 44 điểm, hơn đội nhì bảng tới 7 điểm.
Dưới bàn tay của HLV Trương Việt Hoàng, CLB Đà Nẵng cho thấy khát khao giành vé lên hạng và đã cuốn phăng mọi vật cả trên con đường thực hiện mục tiêu này. Thế nhưng đến khi trở lại V.League, mọi chuyện lại rất khác.
CLB Đà Nẵng dù được bổ sung thêm ngoại binh và một vài bản hợp đồng mới nhưng vẫn tỏ ra quá lép vế sau với các đối thủ tại V.League. Ông Trương Việt Hoàng dù không còn giữ chức HLV mà chuyển sang làm giám đốc kỹ thuật nhưng vẫn có ảnh hưởng không nhỏ về chuyên môn. Bằng chứng là tới khi đội bóng có kết quả bết bát, cả ông và HLV Đào Quang Hùng đều mất việc.
HLV Cristiano Roland được bổ nhiệm làm HLV trưởng mới của CLB Đà Nẵng. Cùng với đó, HLV Phan Thanh Hùng cũng được đưa lên giữ ghế giám đốc kỹ thuật. Cả hai có nhiệm vụ giúp đội bóng này thoát khỏi nguy cơ xuống hạng.
Còn nhớ vào năm 2023, ngay sau khi vô địch hạng Nhất và thăng hạng, CLB CAHN đã lập tức lên ngôi tại V.League. Tuy nhiên câu chuyện đó chỉ xảy ra khi đội bóng này thay mới gần như toàn bộ lực lượng, từ ê kíp huấn luyện đến cầu thủ, đưa về hàng loạt ngôi sao của bóng đá Việt Nam.
Trong khi đó với trường hợp của CLB Đà Nẵng, câu chuyện của đội bóng này một lần nữa cho thấy sự chênh lệch đẳng cấp không nhỏ giữa hạng Nhất và V.League. Từ một đội bóng có thể “làm mưa làm gió” ở hạng dưới, giờ đây CLB Đà Nẵng đang phải đứng trước nguy cơ xuống hạng.
CLB CAHN thắng CLB Đà Nẵng 3-0 ở vòng 4. So với lực lượng từng giúp đội bóng lên hạng, giờ đây CLB CAHN đã là một tập thể hoàn toàn khác.
VÀ CHUYỆN VỀ ỒN ÀO XOAY QUANH CÔNG PHƯỢNG
Vậy mới thấy, việc HLV Kim Sang-sik chưa triệu tập Công Phượng trở lại ĐTQG là có cái lý của ông. Nếu xét về thống kê, việc dẫn đầu danh sách ghi bàn ở giải hạng Nhất với 4 bàn thắng là con số quá ấn tượng với Công Phượng. Nhưng để đánh giá một cầu thủ không thể chỉ phụ thuộc vào những thống kê.
Ông Kim đã từng tới tận nơi dự khán một số trận của CLB Bình Phước. Và rõ ràng, những chuyến đi như vậy đã cho ông cái nhìn thực tế nhất về chất lượng lối chơi của đội bóng này, của các đối thủ với Công Phượng và cả mặt bằng chung của giải hạng Nhất.
Công Phượng sẽ phải đối đầu với những hậu vệ có đẳng cấp cao hơn nhiều nếu chơi bóng tại V.League.
Vẫn còn đó những thắc mắc về việc vì sao những cái tên như Quốc Việt, Thanh Bình, Hoàng Đức, Văn Lâm cũng đá hạng Nhất nhưng lại được lên tuyển Việt Nam, còn Công Phượng thì không. Nhưng rõ ràng cả 4 trường hợp này đều có sự khác biệt, khi họ vốn liên tục thi đấu, duy trì phong độ và thể trạng tốt trong suốt thời gian qua, vẫn được lên ĐTQG, còn với Công Phượng là gần 2 năm gần như chỉ ngồi dự bị.
Rõ ràng, bóng đá là cuộc chơi của nhiều yếu tố. Ở đó, các HLV chắc chắn luôn phải tính toán rất kỹ lựa chọn của mình, bởi điều đó rất có thể sẽ quyết định trực tiếp đến “chiếc ghế” của họ. Cơ hội trở lại tuyển Việt Nam vẫn luôn rộng mở với Công Phượng, quan trọng là anh vẫn cần thêm thời gian để chứng minh bản thân mình.
V.League vừa chứng kiến HLV thứ hai mất việc, đó là ông Đào Quang Hùng của CLB Đà Nẵng. Cùng với đó, giám đốc kỹ thuật Trương Việt Hoàng cũng phải rời đi.
Đây là câu chuyện không bất ngờ bởi thành tích bết bát của CLB Đà Nẵng từ đầu mùa giải 2024/25 tới nay. Trải qua 9 vòng đấu, đội bóng này vẫn chưa giành được trận thắng nào, thua 5, hòa 4, xếp cuối bảng với vỏn vẹn 4 điểm. CLB Đà Nẵng cũng chính là đội bóng phải nhận nhiều bàn thua nhất giải (17 bàn), và nằm trong nhóm 4 đội ghi bàn ít nhất giải (5 bàn).
CLB Đà Nẵng trở thành "miếng mồi ngon" cho các đội bóng khác tại V.League trong những vòng đấu vừa qua.
Việc CLB Đà Nẵng chật vật như vậy có lẽ nằm ngoài dự tính của lãnh đạo đội bóng trước khi mùa giải bắt đầu. Mùa trước, đây còn là một tập thể đánh đâu thắng đó ở giải hạng Nhất, lên ngôi vô địch với thành tích thắng 13, hòa 5, thua 2, giành 44 điểm, hơn đội nhì bảng tới 7 điểm.
Dưới bàn tay của HLV Trương Việt Hoàng, CLB Đà Nẵng cho thấy khát khao giành vé lên hạng và đã cuốn phăng mọi vật cả trên con đường thực hiện mục tiêu này. Thế nhưng đến khi trở lại V.League, mọi chuyện lại rất khác.
CLB Đà Nẵng dù được bổ sung thêm ngoại binh và một vài bản hợp đồng mới nhưng vẫn tỏ ra quá lép vế sau với các đối thủ tại V.League. Ông Trương Việt Hoàng dù không còn giữ chức HLV mà chuyển sang làm giám đốc kỹ thuật nhưng vẫn có ảnh hưởng không nhỏ về chuyên môn. Bằng chứng là tới khi đội bóng có kết quả bết bát, cả ông và HLV Đào Quang Hùng đều mất việc.
HLV Cristiano Roland được bổ nhiệm làm HLV trưởng mới của CLB Đà Nẵng. Cùng với đó, HLV Phan Thanh Hùng cũng được đưa lên giữ ghế giám đốc kỹ thuật. Cả hai có nhiệm vụ giúp đội bóng này thoát khỏi nguy cơ xuống hạng.
Còn nhớ vào năm 2023, ngay sau khi vô địch hạng Nhất và thăng hạng, CLB CAHN đã lập tức lên ngôi tại V.League. Tuy nhiên câu chuyện đó chỉ xảy ra khi đội bóng này thay mới gần như toàn bộ lực lượng, từ ê kíp huấn luyện đến cầu thủ, đưa về hàng loạt ngôi sao của bóng đá Việt Nam.
Trong khi đó với trường hợp của CLB Đà Nẵng, câu chuyện của đội bóng này một lần nữa cho thấy sự chênh lệch đẳng cấp không nhỏ giữa hạng Nhất và V.League. Từ một đội bóng có thể “làm mưa làm gió” ở hạng dưới, giờ đây CLB Đà Nẵng đang phải đứng trước nguy cơ xuống hạng.
CLB CAHN thắng CLB Đà Nẵng 3-0 ở vòng 4. So với lực lượng từng giúp đội bóng lên hạng, giờ đây CLB CAHN đã là một tập thể hoàn toàn khác.
VÀ CHUYỆN VỀ ỒN ÀO XOAY QUANH CÔNG PHƯỢNG
Vậy mới thấy, việc HLV Kim Sang-sik chưa triệu tập Công Phượng trở lại ĐTQG là có cái lý của ông. Nếu xét về thống kê, việc dẫn đầu danh sách ghi bàn ở giải hạng Nhất với 4 bàn thắng là con số quá ấn tượng với Công Phượng. Nhưng để đánh giá một cầu thủ không thể chỉ phụ thuộc vào những thống kê.
Ông Kim đã từng tới tận nơi dự khán một số trận của CLB Bình Phước. Và rõ ràng, những chuyến đi như vậy đã cho ông cái nhìn thực tế nhất về chất lượng lối chơi của đội bóng này, của các đối thủ với Công Phượng và cả mặt bằng chung của giải hạng Nhất.
Công Phượng sẽ phải đối đầu với những hậu vệ có đẳng cấp cao hơn nhiều nếu chơi bóng tại V.League.
Vẫn còn đó những thắc mắc về việc vì sao những cái tên như Quốc Việt, Thanh Bình, Hoàng Đức, Văn Lâm cũng đá hạng Nhất nhưng lại được lên tuyển Việt Nam, còn Công Phượng thì không. Nhưng rõ ràng cả 4 trường hợp này đều có sự khác biệt, khi họ vốn liên tục thi đấu, duy trì phong độ và thể trạng tốt trong suốt thời gian qua, vẫn được lên ĐTQG, còn với Công Phượng là gần 2 năm gần như chỉ ngồi dự bị.
Rõ ràng, bóng đá là cuộc chơi của nhiều yếu tố. Ở đó, các HLV chắc chắn luôn phải tính toán rất kỹ lựa chọn của mình, bởi điều đó rất có thể sẽ quyết định trực tiếp đến “chiếc ghế” của họ. Cơ hội trở lại tuyển Việt Nam vẫn luôn rộng mở với Công Phượng, quan trọng là anh vẫn cần thêm thời gian để chứng minh bản thân mình.
Theo Linh Đan (Nguoiduatin.vn)