Trang ASEAN Football đưa tin: “FIFA công nhận các trận đấu của AFF Cup thuộc nhóm trận đấu loại A trong tính điểm xếp hạng” và đưa ra so sánh với các trận đấu thuộc World Cup, Euro hay Asian Cup.
Tuy nhiên, thông tin này đang gây hiểu lầm cho một bộ phận người hâm mộ. Trên thực tế, AFF Cup đã bắt đầu được FIFA công nhận và cho phép tính điểm trên BXH FIFA từ năm 2016.
Các trận đấu AFF Cup từ lâu đã được FIFA tính điểm.
Nhưng do không thuộc lịch FIFA Days, các trận đấu AFF Cup chỉ được tính điểm ngang bằng nhóm “trận giao hữu ngoài lịch FIFA Days” với hệ số điểm thấp nhất. Những giải đấu khu vực khác thuộc LĐBĐ châu Á như giải Tây Á (WAFF Cup) hay giải Nam Á (SAFF Cup) cũng phải chịu hệ số tính điểm tương tự.
Lấy ví dụ, nếu tuyển Thái Lan thắng Việt Nam ở AFF Cup 2024, điểm số họ thu được trên BXH FIFA chỉ bằng một nửa so với trận giao hữu giữa 2 đội hồi tháng 9 vừa qua (do trận giao hữu nằm trong lịch FIFA Days).
Sự chênh lệch còn lớn hơn nếu so với những giải đấu chính thức. Các trận đấu thuộc vòng loại Asian Cup và World Cup được tính điểm gấp tới 5 lần các trận thuộc AFF Cup.
Trang All Things Thai Football chỉ ra một sự thật phũ phàng: “Đội tuyển Thái Lan chỉ tích lũy được 6,8 điểm trên BXH FIFA khi vô địch AFF Cup 2022. Điểm số này còn không bằng tổng 2 trận giao hữu thắng Philippines và Syria hồi tháng 10 vừa qua”.
Một vấn đề quan trọng khác là thành phần lực lượng các đội tuyển tham dự giải đấu. AFF Cup vừa không phải giải cấp châu lục, vừa nằm ngoài lịch FIFA Days nên các CLB không bị bắt buộc phải nhả quân cho ĐTQG.
Vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu nhưng chỉ trở nên trầm trọng hơn trong một vài kỳ AFF Cup gần đây khi nhiều cầu thủ khu vực Đông Nam Á sang thi đấu tại những giải Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay châu Âu.
Với đội tuyển Việt Nam, V.League đã được xếp lịch để không trùng vào AFF Cup 2024. Nhờ đó, HLV Kim Sang-sik có đầy đủ lực lượng cho giải đấu.
Đội tuyển Việt Nam có đầy đủ lực lượng hướng tới AFF Cup 2024.
Nhưng ở Thái Lan hay Malaysia, nhiều CLB vẫn có lịch thi đấu trong tháng 12 và tháng 1. Điều này khiến cho các HLV Masatada Ishii (Thái Lan) và Tomohiro Katanosaka (Malaysia) vất vả trong việc lựa chọn cầu thủ dự AFF Cup.
Trường hợp đặc biệt nhất chính là đội tuyển Indonesia. Do nhiều cầu thủ nhập tịch đang không thi đấu tại khu vực Đông Nam Á, việc hội quân càng khó khăn hơn. Các nguồn tin cho biết HLV Shin Tae-yong điền tên 3 ngôi sao nhập tịch nhưng Rafael Struick chỉ góp mặt từ vòng bán kết còn Justin Hubner và Ivar Jenner đều không được CLB cấp phép.
AFF Cup quả thực ngày càng có sức hút ở tầm quốc tế lớn hơn và từng được Chủ tịch FIFA Infantino dự khán trận chung kết. Nhưng phần lớn những quy định của FIFA từ nhiều năm trước cho giải đấu vẫn chưa thay đổi đáng kể. Không loại trừ khả năng, chính AFF Cup sẽ phải tự điều chỉnh lịch thi đấu trong tương lại nhằm phù hợp hơn với lịch trình chung của FIFA.
Lịch thi đấu vòng bảng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam
Tuy nhiên, thông tin này đang gây hiểu lầm cho một bộ phận người hâm mộ. Trên thực tế, AFF Cup đã bắt đầu được FIFA công nhận và cho phép tính điểm trên BXH FIFA từ năm 2016.
Các trận đấu AFF Cup từ lâu đã được FIFA tính điểm.
Nhưng do không thuộc lịch FIFA Days, các trận đấu AFF Cup chỉ được tính điểm ngang bằng nhóm “trận giao hữu ngoài lịch FIFA Days” với hệ số điểm thấp nhất. Những giải đấu khu vực khác thuộc LĐBĐ châu Á như giải Tây Á (WAFF Cup) hay giải Nam Á (SAFF Cup) cũng phải chịu hệ số tính điểm tương tự.
Lấy ví dụ, nếu tuyển Thái Lan thắng Việt Nam ở AFF Cup 2024, điểm số họ thu được trên BXH FIFA chỉ bằng một nửa so với trận giao hữu giữa 2 đội hồi tháng 9 vừa qua (do trận giao hữu nằm trong lịch FIFA Days).
Sự chênh lệch còn lớn hơn nếu so với những giải đấu chính thức. Các trận đấu thuộc vòng loại Asian Cup và World Cup được tính điểm gấp tới 5 lần các trận thuộc AFF Cup.
Trang All Things Thai Football chỉ ra một sự thật phũ phàng: “Đội tuyển Thái Lan chỉ tích lũy được 6,8 điểm trên BXH FIFA khi vô địch AFF Cup 2022. Điểm số này còn không bằng tổng 2 trận giao hữu thắng Philippines và Syria hồi tháng 10 vừa qua”.
Một vấn đề quan trọng khác là thành phần lực lượng các đội tuyển tham dự giải đấu. AFF Cup vừa không phải giải cấp châu lục, vừa nằm ngoài lịch FIFA Days nên các CLB không bị bắt buộc phải nhả quân cho ĐTQG.
Vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu nhưng chỉ trở nên trầm trọng hơn trong một vài kỳ AFF Cup gần đây khi nhiều cầu thủ khu vực Đông Nam Á sang thi đấu tại những giải Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay châu Âu.
Với đội tuyển Việt Nam, V.League đã được xếp lịch để không trùng vào AFF Cup 2024. Nhờ đó, HLV Kim Sang-sik có đầy đủ lực lượng cho giải đấu.
Đội tuyển Việt Nam có đầy đủ lực lượng hướng tới AFF Cup 2024.
Nhưng ở Thái Lan hay Malaysia, nhiều CLB vẫn có lịch thi đấu trong tháng 12 và tháng 1. Điều này khiến cho các HLV Masatada Ishii (Thái Lan) và Tomohiro Katanosaka (Malaysia) vất vả trong việc lựa chọn cầu thủ dự AFF Cup.
Trường hợp đặc biệt nhất chính là đội tuyển Indonesia. Do nhiều cầu thủ nhập tịch đang không thi đấu tại khu vực Đông Nam Á, việc hội quân càng khó khăn hơn. Các nguồn tin cho biết HLV Shin Tae-yong điền tên 3 ngôi sao nhập tịch nhưng Rafael Struick chỉ góp mặt từ vòng bán kết còn Justin Hubner và Ivar Jenner đều không được CLB cấp phép.
AFF Cup quả thực ngày càng có sức hút ở tầm quốc tế lớn hơn và từng được Chủ tịch FIFA Infantino dự khán trận chung kết. Nhưng phần lớn những quy định của FIFA từ nhiều năm trước cho giải đấu vẫn chưa thay đổi đáng kể. Không loại trừ khả năng, chính AFF Cup sẽ phải tự điều chỉnh lịch thi đấu trong tương lại nhằm phù hợp hơn với lịch trình chung của FIFA.
Lịch thi đấu vòng bảng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam
Theo Misa (Nguoiduatin.vn)