“Mặt cỏ hôm nay thực sự không quen với đội tuyển Việt Nam. Độ cứng của sân và độ nảy của quả bóng rất khó chịu. Tôi và anh em xước hết chân tay. Thực sự rất khó đá”, tiền vệ Doãn Ngọc Tân chia sẻ sau trận hòa 1-1 với Philippines vào tối qua (18/12).
Khó khăn mà tuyển Việt Nam phải đương đầu khi thi đấu tại sân Rizal Memorial đã được dự báo từ trước. Và rồi sau trận đấu, không chỉ Ngọc Tân mà nhiều cầu thủ Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi mặt cỏ nhân tạo tại đây.
Đội trưởng Duy Mạnh là một trong những người gặp vấn đề lớn nhất khi cả hai đầu gối của anh đều rướm máu, hệ quả của việc phải nhiều lần xoạc bóng truy cản đối phương.
Duy Mạnh kết thúc trận đấu với hai đầu gối rướm máu.
Còn nhớ tại SEA Games 30, nhiều cầu thủ Việt Nam đã gặp phải những vấn đề tương tự khi thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo của sân Rizal Memorial.
Tại trận chung kết bóng đá nữ, Chương Thị Kiều bị xước một mảng da lớn ở sau đùi trái vì một cú xoạc bóng. Trung vệ này sau đó phải băng bó kín cả bắp chân để có thể tiếp tục thi đấu.
Tới trận chung kết bóng đá nam, Trọng Hoàng trở thành “nạn nhân” tiếp theo của mặt cỏ nhân tạo với cái đầu gối rướm máu sau một nỗ lực truy cản đối phương.
Vết thương "cháy da" của Chương Thị Kiều.
Trung vệ này sau đó phải thi đấu với đùi trái được băng bó.
Đầu gối Trọng Hoàng bật máu sau một pha xoạc bóng trên sân Rizal Memorial.
Với các đội tuyển bóng đá Việt Nam năm đó, việc có thời gian chuẩn bị dài giúp họ phần nào thích nghi tốt hơn với việc thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo.
Trong khi đó, đội quân của HLV Kim Sang-sik lần này phải chuyển từ thi đấu ở mặt cỏ tự nhiên sang mặt cỏ nhân tạo mà chỉ có 2 buổi tập làm quen. Điều này khiến sự linh hoạt, gắn kết đồng đội, cũng như khả năng xử lý bóng cá nhân của các cầu thủ đều bị ảnh hưởng ít nhiều.
Bởi vậy, kết quả hòa 1-1 dù vẫn để lại những tiếc nuối nhưng nhìn chung với những gì đã diễn ra, tuyển Việt Nam vẫn có thể tạm hài lòng với 1 điểm có được.
Cục diện bảng B AFF Cup 2024 trước lượt trận cuối.
Khó khăn mà tuyển Việt Nam phải đương đầu khi thi đấu tại sân Rizal Memorial đã được dự báo từ trước. Và rồi sau trận đấu, không chỉ Ngọc Tân mà nhiều cầu thủ Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi mặt cỏ nhân tạo tại đây.
Đội trưởng Duy Mạnh là một trong những người gặp vấn đề lớn nhất khi cả hai đầu gối của anh đều rướm máu, hệ quả của việc phải nhiều lần xoạc bóng truy cản đối phương.
Duy Mạnh kết thúc trận đấu với hai đầu gối rướm máu.
Còn nhớ tại SEA Games 30, nhiều cầu thủ Việt Nam đã gặp phải những vấn đề tương tự khi thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo của sân Rizal Memorial.
Tại trận chung kết bóng đá nữ, Chương Thị Kiều bị xước một mảng da lớn ở sau đùi trái vì một cú xoạc bóng. Trung vệ này sau đó phải băng bó kín cả bắp chân để có thể tiếp tục thi đấu.
Tới trận chung kết bóng đá nam, Trọng Hoàng trở thành “nạn nhân” tiếp theo của mặt cỏ nhân tạo với cái đầu gối rướm máu sau một nỗ lực truy cản đối phương.
Vết thương "cháy da" của Chương Thị Kiều.
Trung vệ này sau đó phải thi đấu với đùi trái được băng bó.
Đầu gối Trọng Hoàng bật máu sau một pha xoạc bóng trên sân Rizal Memorial.
Với các đội tuyển bóng đá Việt Nam năm đó, việc có thời gian chuẩn bị dài giúp họ phần nào thích nghi tốt hơn với việc thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo.
Trong khi đó, đội quân của HLV Kim Sang-sik lần này phải chuyển từ thi đấu ở mặt cỏ tự nhiên sang mặt cỏ nhân tạo mà chỉ có 2 buổi tập làm quen. Điều này khiến sự linh hoạt, gắn kết đồng đội, cũng như khả năng xử lý bóng cá nhân của các cầu thủ đều bị ảnh hưởng ít nhiều.
Bởi vậy, kết quả hòa 1-1 dù vẫn để lại những tiếc nuối nhưng nhìn chung với những gì đã diễn ra, tuyển Việt Nam vẫn có thể tạm hài lòng với 1 điểm có được.
Cục diện bảng B AFF Cup 2024 trước lượt trận cuối.
Theo Linh Đan (Nguoiduatin.vn)