Điều luật gây tranh cãi tại AFF Cup bị xóa bỏ
Kể từ năm 2004, các vòng loại trực tiếp AFF Cup được tổ chức theo thể thức lượt đi–lượt về. Nhưng phải đến năm 2010, “bàn thắng sân khách” – một trong những quy định gây nhiều tranh cãi trong làng bóng đá thế giới – mới bắt đầu xuất hiện ở các trận bán kết và chung kết giải đấu.
Tới năm 2021, LĐBĐ châu Âu (UEFA) đi đầu trong việc bãi bỏ luật bàn thắng sân khách. Chủ tịch UEFA Ceferin phát biểu: “Tác động của luật bàn thắng sân khách hiện đi ngược lại mục đích ban đầu, luật này đang ngăn cản các đội chủ nhà chơi tấn công ngay ở trận lượt đi. Họ sợ thủng lưới một bàn sẽ mang lại lợi thế cho đối thủ. Công bằng mà nói thì lợi thế sân nhà ngày nay không còn quan trọng như trước nữa”.
Và đến AFF Cup 2024, LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) cũng học theo xu hướng quốc tế khi bãi bỏ quy định “bàn thắng sân khách” sau 14 năm áp dụng. Việc điều chỉnh này hứa hẹn sẽ mang tới những trận bán kết và chung kết khó lường hơn.
Đội tuyển Việt Nam có hưởng lợi?
Trong quá khứ, đội tuyển Việt Nam từng hưởng lợi và cũng gặp bất lợi bởi luật bàn thắng sân khách.
Tại AFF Cup 2018, đoàn quân áo đỏ chơi cả bán kết và chung kết lượt đi trên sân khách. Trong những trận lượt đi, các học trò của HLV Park Hang-seo đều tìm được bàn thắng vào lưới đối phương. Bàn thắng sân khách là điểm tựa để tuyển Việt Nam áp dụng lối chơi phòng ngự phản công khi về sân nhà và cuối cùng giành chức vô địch.
Đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn trên sân khách trong cả 2 loạt trận bán kết và chung kết AFF Cup 2018.
Nhưng lịch sử giải đấu cũng từng chứng kiến những lần tuyển Việt Nam gặp khó bởi điều luật này. Ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2016, 2 đội Việt Nam và Indonesia hòa nhau 3-3 sau 2 lượt trận và bước vào hiệp phụ.
Phút thứ 97, Manahati Lestusen ghi bàn đưa Indonesia vươn lên dẫn trước. Thời điểm đó tổng tỉ số là 4-3 nghiêng về đội khách, nhưng do luật bàn thắng sân khách, tuyển Việt Nam buộc phải ghi ít nhất 2 bàn. Gánh nặng tâm lý cùng việc phải chơi thiếu người khiến đoàn quân áo đỏ bất lực và đành chịu thất bại chung cuộc.
Gần đây nhất là chung kết AFF Cup 2022. Lượt đi, 2 đội Việt Nam và Thái Lan hòa nhau 2-2 trên sân Mỹ Đình. Phút 24 trận lượt về, Theerathon đưa Thái Lan dẫn trước 1-0. Tình thế buộc phải ghi 2 bàn một lần nữa đẩy tuyển Việt Nam vào trạng thái tâm lý không tốt và không thể lội ngược dòng.
Thái Lan là đội tận dụng rất tốt ưu thế từ luật bàn thắng sân khách. Trong cả 4 lần vào chung kết AFF Cup gần nhất, Voi chiến đều có được những bàn thắng trên sân đối thủ để làm điểm tựa và từ đó giành 4 chiếc cúp vô địch. Lần duy nhất tuyển Việt Nam vượt qua được Thái Lan theo thể thức lượt đi-lượt về là từ năm 2008, khi luật bàn thắng sân khách chưa áp dụng.
Việc AFF Cup sửa luật cũng đã nằm trong kế hoạch chuẩn bị của HLV Kim Sang-sik.
Dẫu sao, việc thay đổi luật tác động chung đến tất cả các đội dự giải. Dù cho quy định như thế nào, đội nào chuẩn bị tốt hơn, ứng biến linh hoạt hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Đội tuyển Việt Nam đã vượt qua vòng bảng một cách khá suôn sẻ nhưng những thử thách trước mắt mới thực sự cho thấy liệu đoàn quân dưới quyền HLV Kim Sang-sik có đủ năng lực và bản lĩnh để vươn tới chức vô địch.
Kể từ năm 2004, các vòng loại trực tiếp AFF Cup được tổ chức theo thể thức lượt đi–lượt về. Nhưng phải đến năm 2010, “bàn thắng sân khách” – một trong những quy định gây nhiều tranh cãi trong làng bóng đá thế giới – mới bắt đầu xuất hiện ở các trận bán kết và chung kết giải đấu.
Tới năm 2021, LĐBĐ châu Âu (UEFA) đi đầu trong việc bãi bỏ luật bàn thắng sân khách. Chủ tịch UEFA Ceferin phát biểu: “Tác động của luật bàn thắng sân khách hiện đi ngược lại mục đích ban đầu, luật này đang ngăn cản các đội chủ nhà chơi tấn công ngay ở trận lượt đi. Họ sợ thủng lưới một bàn sẽ mang lại lợi thế cho đối thủ. Công bằng mà nói thì lợi thế sân nhà ngày nay không còn quan trọng như trước nữa”.
Và đến AFF Cup 2024, LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) cũng học theo xu hướng quốc tế khi bãi bỏ quy định “bàn thắng sân khách” sau 14 năm áp dụng. Việc điều chỉnh này hứa hẹn sẽ mang tới những trận bán kết và chung kết khó lường hơn.
Đội tuyển Việt Nam có hưởng lợi?
Trong quá khứ, đội tuyển Việt Nam từng hưởng lợi và cũng gặp bất lợi bởi luật bàn thắng sân khách.
Tại AFF Cup 2018, đoàn quân áo đỏ chơi cả bán kết và chung kết lượt đi trên sân khách. Trong những trận lượt đi, các học trò của HLV Park Hang-seo đều tìm được bàn thắng vào lưới đối phương. Bàn thắng sân khách là điểm tựa để tuyển Việt Nam áp dụng lối chơi phòng ngự phản công khi về sân nhà và cuối cùng giành chức vô địch.
Đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn trên sân khách trong cả 2 loạt trận bán kết và chung kết AFF Cup 2018.
Nhưng lịch sử giải đấu cũng từng chứng kiến những lần tuyển Việt Nam gặp khó bởi điều luật này. Ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2016, 2 đội Việt Nam và Indonesia hòa nhau 3-3 sau 2 lượt trận và bước vào hiệp phụ.
Phút thứ 97, Manahati Lestusen ghi bàn đưa Indonesia vươn lên dẫn trước. Thời điểm đó tổng tỉ số là 4-3 nghiêng về đội khách, nhưng do luật bàn thắng sân khách, tuyển Việt Nam buộc phải ghi ít nhất 2 bàn. Gánh nặng tâm lý cùng việc phải chơi thiếu người khiến đoàn quân áo đỏ bất lực và đành chịu thất bại chung cuộc.
Gần đây nhất là chung kết AFF Cup 2022. Lượt đi, 2 đội Việt Nam và Thái Lan hòa nhau 2-2 trên sân Mỹ Đình. Phút 24 trận lượt về, Theerathon đưa Thái Lan dẫn trước 1-0. Tình thế buộc phải ghi 2 bàn một lần nữa đẩy tuyển Việt Nam vào trạng thái tâm lý không tốt và không thể lội ngược dòng.
Thái Lan là đội tận dụng rất tốt ưu thế từ luật bàn thắng sân khách. Trong cả 4 lần vào chung kết AFF Cup gần nhất, Voi chiến đều có được những bàn thắng trên sân đối thủ để làm điểm tựa và từ đó giành 4 chiếc cúp vô địch. Lần duy nhất tuyển Việt Nam vượt qua được Thái Lan theo thể thức lượt đi-lượt về là từ năm 2008, khi luật bàn thắng sân khách chưa áp dụng.
Việc AFF Cup sửa luật cũng đã nằm trong kế hoạch chuẩn bị của HLV Kim Sang-sik.
Dẫu sao, việc thay đổi luật tác động chung đến tất cả các đội dự giải. Dù cho quy định như thế nào, đội nào chuẩn bị tốt hơn, ứng biến linh hoạt hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Đội tuyển Việt Nam đã vượt qua vòng bảng một cách khá suôn sẻ nhưng những thử thách trước mắt mới thực sự cho thấy liệu đoàn quân dưới quyền HLV Kim Sang-sik có đủ năng lực và bản lĩnh để vươn tới chức vô địch.
Lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024
Ngày 26/12 20h00 Singapore vs Việt Nam
Ngày 27/12 20h00 Philippines vs Thái Lan
Ngày 29/12 20h00 Việt Nam vs Singapore
Ngày 30/12 20h00 Thái Lan vs Philippines
Theo Misa (Nguoiduatin.vn)