Chỉ 11 ngày sau khi ký hợp đồng, Patryck Ferreira đã bị CLB TP.HCM thanh lý. 0 bàn thắng, 0 kiến tạo, không dấu ấn sau 2 trận gặp Hải Phòng và Thanh Hóa (đá đủ 90 phút mỗi trận), tiền đạo người Brazil phải sớm rời đi.
Tuy nhiên theo tìm hiểu, CLB TP.HCM vốn cũng không đặt nhiều niềm tin vào Patryck Ferreira. Cầu thủ này chỉ được ký hợp đồng… 1 tháng, kịp để đội bóng có thể thay thế ngoại binh trước hạn chót 12/3 của ban tổ chức nếu cần. Có thể thấy ngay từ bước tuyển chọn, CLB TP.HCM đã rơi vào thế “vơ bèo gạt tép”.
Tuy nhiên theo tìm hiểu, CLB TP.HCM vốn cũng không đặt nhiều niềm tin vào Patryck Ferreira. Cầu thủ này chỉ được ký hợp đồng… 1 tháng, kịp để đội bóng có thể thay thế ngoại binh trước hạn chót 12/3 của ban tổ chức nếu cần. Có thể thấy ngay từ bước tuyển chọn, CLB TP.HCM đã rơi vào thế “vơ bèo gạt tép”.

Patryck Ferreira bị thanh lý sau 2 trận đấu thất vọng.
Trước khi sang Việt Nam, Patryck Ferreira chủ yếu thi đấu cho các đội bóng kém danh tiếng, ở hạng đấu thấp của Brazil. Xuyên suốt sự nghiệp, anh chỉ được chơi cho Brasiliense-DF ở Serie D nhưng cũng không ghi được bàn thắng nào. Năm 2023, Patryck sang Paraguay thi đấu cho Tacuary FC nhưng không để lại dấu ấn đáng kể nào trước khi về lại quê nhà.
Thế nhưng bằng những mối quan hệ của mình, các nhà môi giới vẫn đưa được Patryck Ferreira tới V.League và thuyết phục được một đội bóng chiêu mộ. Việc chấp nhận ký hợp đồng 1 tháng phần nào cho thấy tâm thế của Patryck Ferreira cho chuyến đi tới Việt Nam. Nhưng chẳng sao cả, miễn là được ký và có hàng ngàn USD bỏ túi, đó vẫn là khoản thu nhập đáng mơ ước trong quãng thời gian ngắn như vậy.
Chuyện chiêu mộ phải “Tây” chất lượng kém không phải điều mới mẻ ở V.League. Trước khi đưa về Patryck Ferreira, CLB TP.HCM đã thanh lý Erik Songa, cầu thủ người Estonia đá 11 trận chỉ ghi được 1 bàn.
Giờ đây, sau khi loại tiếp tiền đạo người Brazil, đội bóng này lại mượn Joao Pedro từ Sabah FC (Malaysia). Mùa trước, Joao Pedro đá 13 trận cho Thể Công, ghi được vỏn vẹn 2 bàn và không thể trụ lại. Dấu ấn của tiền đạo này tại V.League chưa nhiều, nhưng có vẻ như CLB TP.HCM cũng không có nhiều lựa chọn, còn số tiền họ phải chi ra cho ngoại binh cứ ngày một tăng lên.
Thế nhưng bằng những mối quan hệ của mình, các nhà môi giới vẫn đưa được Patryck Ferreira tới V.League và thuyết phục được một đội bóng chiêu mộ. Việc chấp nhận ký hợp đồng 1 tháng phần nào cho thấy tâm thế của Patryck Ferreira cho chuyến đi tới Việt Nam. Nhưng chẳng sao cả, miễn là được ký và có hàng ngàn USD bỏ túi, đó vẫn là khoản thu nhập đáng mơ ước trong quãng thời gian ngắn như vậy.
Chuyện chiêu mộ phải “Tây” chất lượng kém không phải điều mới mẻ ở V.League. Trước khi đưa về Patryck Ferreira, CLB TP.HCM đã thanh lý Erik Songa, cầu thủ người Estonia đá 11 trận chỉ ghi được 1 bàn.
Giờ đây, sau khi loại tiếp tiền đạo người Brazil, đội bóng này lại mượn Joao Pedro từ Sabah FC (Malaysia). Mùa trước, Joao Pedro đá 13 trận cho Thể Công, ghi được vỏn vẹn 2 bàn và không thể trụ lại. Dấu ấn của tiền đạo này tại V.League chưa nhiều, nhưng có vẻ như CLB TP.HCM cũng không có nhiều lựa chọn, còn số tiền họ phải chi ra cho ngoại binh cứ ngày một tăng lên.

Patryck Ferreira chỉ ký hợp đồng 1 tháng với CLB TP.HCM nhưng thu về khoản tiền không nhỏ so với mức lương ở Serie D Brazil.
Câu chuyện của CLB TP.HCM chỉ là một ví dụ nhỏ trong bức tranh tuyển mộ ngoại binh với gam màu tối nhiều hơn sáng ở V.League. CLB Đà Nẵng thay cả 3 cầu thủ ngoại ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa, CLB Bình Dương, HAGL, SLNA cũng thay tiền đạo ngoại, CLB Hà Nội tiếp tục guồng thanh lý ngoại binh, nhưng rồi lại đưa về chân sút Daniel Passira gây thất vọng tràn trề dù lương cả nửa tỷ đồng mỗi tháng…
Và tất nhiên, mỗi khi ký hợp đồng, ngoài tiền lương thì các CLB còn phải trả những khoản lót tay không nhỏ cho cầu thủ và người đại diện của họ. Mỗi hợp đồng mới được đưa đến, một khoản tiền lớn từ CLB lại được chi ra, nhưng hiệu quả mang lại thì giống như một canh bạc.
Patryck Ferreira chỉ được chuyên trang chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt định giá 150.000 euro (hơn 4 tỷ đồng), chưa bằng một nửa Tiến Linh (350.000 euro), nhưng lương tháng nhận được lại cao hơn rất nhiều. Điều này phản ánh một thực trạng chung tại V.League, nơi chất lượng ngoại binh ngày càng tỏ ra chưa tương xứng với mức lương của họ.
Và tất nhiên, mỗi khi ký hợp đồng, ngoài tiền lương thì các CLB còn phải trả những khoản lót tay không nhỏ cho cầu thủ và người đại diện của họ. Mỗi hợp đồng mới được đưa đến, một khoản tiền lớn từ CLB lại được chi ra, nhưng hiệu quả mang lại thì giống như một canh bạc.
Patryck Ferreira chỉ được chuyên trang chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt định giá 150.000 euro (hơn 4 tỷ đồng), chưa bằng một nửa Tiến Linh (350.000 euro), nhưng lương tháng nhận được lại cao hơn rất nhiều. Điều này phản ánh một thực trạng chung tại V.League, nơi chất lượng ngoại binh ngày càng tỏ ra chưa tương xứng với mức lương của họ.

Chứng kiến Daniel Passira bỏ lỡ cả 3 cơ hội ngon ăn này, người hâm mộ CLB Hà Nội không khỏi ngán ngẩm.
Đã qua rồi cái thời mỗi CLB V.League lại có một tiền đạo ngoại chất lượng để gồng gánh hàng công. Với không ít đội bóng hiện tại, ngoại binh lại là cái tên tạo ra nhiều thất vọng nhất.
V.League dường như biến thành một “mỏ vàng” béo bở với những “tay cò” bóng đá để chào mời cầu thủ, dẫu cho trước khi sang Việt Nam, những cái tên này chỉ chơi ở những hạng đấu rất thấp. Còn với các đội bóng, liệu cảnh chọn ngoại binh kiểu “vơ bèo gạt tép” có còn tái diễn trong tương lai?
Theo Linh Đan (nguoiduatin.vn)