Woodner
Well-known member
Olympic 2020 là một kỳ Thế vận hội rất đặc biệt với số lượng môn thi nhiều nhất từ trước đến nay và công tác tổ chức khá kỳ lạ.
Lịch sử Olympic
Thế vận hội hay Olympic là ngày hội thể thao với sự góp mặt của rất nhiều môn thi đấu giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Olympic không chỉ là cuộc đua về sức mạnh, thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.
Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao từ thời Hy Lạp cổ đại khoảng năm 776 trước Công Nguyên (TCN) cho đến khi bị Hoàng đế La Mã Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Thế vận hội hiện đại đầu tiên được Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin tổ chức vào cuối thế kỷ 19.
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) sau đó trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền của Thế vận hội.
Thế vận hội Mùa hè được diễn ra theo chu kỳ 4 năm một lần từ năm 1896, trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ II. Trong khi đó, Thế vận hội Mùa đông được tổ chức vào năm 1924 dành cho những môn thể thao đặc trưng của mùa đông. Ban đầu Thế vận hội Mùa đông được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, cả hai diễn ra xen kẽ cách nhau 2 năm.
Các môn thi ở Olympic cổ đại
Thế vận hội được quản lý bởi Liên đoàn Thể thao quốc tế (IFS), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và các Ủy ban tổ chức cho mỗi thế vận hội Olympic cụ thể. Với tư cách là cơ quan ra quyết định, IOC chịu trách nhiệm về việc lựa chọn các thành phố chủ nhà cho mỗi kỳ Olympic. Các thành phố chủ nhà chịu trách nhiệm về khâu tổ chức sẽ phải đảm bảo mọi thứ phù hợp với Hiến chương Olympic.
Nhiều nghi lễ truyền thống vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến thời nay trong thời gian diễn ra Olympic, tiêu biểu gồm lễ khai mạc và bế mạc khi đều sử dụng biểu tượng lá cờ và ngọn đuốc Olympic. VĐV sau khi kết thúc ngày thi đấu cuối cùng của nội dung tranh tài sẽ nhận được bộ huy chương Olympic với các màu sắc vàng, bạc, đồng tương ứng với thứ hạng cuối cùng.
Olympic Tokyo 2020 - Một trong những kỳ thế vận hội đặc biệt nhất
Thế vận hội Mùa hè 2020 hay còn còn được gọi với cái tên Olympic 2020, là kỳ Thế vận hội lần thứ 32 diễn ra tại Nhật Bản, ban đầu dự kiến sẽ khởi tranh vào ngày 24/7/2020 và kết thúc vào ngày 9/8/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, sự kiện đã được dời lại một năm với lễ khai mạc và bế mạc vẫn được giữ nguyên.
Đây cũng là lần đầu tiên một kỳ Thế vận hội bị hoãn lại một năm thay vì hủy bỏ. Trước đó, đã có tới 4 lần Olympic bị hủy vì tác động từ hai cuộc Chiến tranh thế giới. Mặc dù được dời lại vào năm 2021 nhưng cũng tương tự Euro 2020, sự kiện này vẫn được giữ tên Tokyo 2020 cho mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu.
Nguyên Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hóa thân thành Mario trong lễ bế mạc Olympic 2016 để giới thiệu về Olympic 2020
Lần thứ hai trong lịch sử, thành phố Tokyo nhận được vinh dự đăng cai Olympic mùa hè sau lần đầu tiên vào năm 1964. Ngoài ra, đây cũng là thành phố đầu tiên ở châu Á tổ chức Olympic mùa hè tới hai lần.
Do ảnh hưởng từ dịch bệnh đang bùng phát trở lại trên toàn châu Á, nước chủ nhà Nhật Bản đã chính thức ra quyết định không mở cửa cho khán giả tới xem các môn thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.
Do đó, đây sẽ là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra mà không có khán giả tới cổ vũ ở các điểm thi đấu.
Địa điểm thi đấu
Trước khi có thông báo hoãn lại một năm, phía Tokyo đã gấp rút hoàn thiện nhiều cơ sở vật chất vốn có của mình để tổ chức các sự kiện mùa hè. Thành phố đã cải tạo gần như toàn bộ các SVĐ và xây mới trong tổng số 43 địa điểm tổ chức. Theo tờ Los Angeles Times, trong số này bao gồm 25 địa điểm được trùng tu và nâng cấp, 8 địa điểm xây mới và 10 SVĐ tạm thời.
Olympic 2020 sẽ được tổ chức trên tổng cộng 9 quận, với phần lớn diễn ra ở hai khu vực trung tâm là Khu Di sản với các tòa nhà được tân trang lại từ Thế vận hội năm 1964 và Khu Vịnh Tokyo, được thiết kế để phục vụ như một "mô hình phát triển đô thị sáng tạo".
Olympic 2020 sẽ được tổ chức trên tổng cộng 9 quận
Các địa điểm bên ngoài Tokyo sẽ bao gồm Sapporo Dome trên đảo Hokkaido phía bắc, tổ chức bóng đá và SVĐ Azuma Fukushima ở Fukushima dành cho môn bóng chày.
Ngoài ra, một số địa điểm thi đấu đặc biệt có thể kể đến như đua xe đạp sẽ diễn ra ở chân núi Phú Sĩ; môn lướt sóng sẽ được tổ chức 40 phút bên ngoài Tokyo trên bờ biển phía đông của đất nước. Trong khi đó, môn bóng đá nam sẽ diễn ra tại thành phố Tokyo, Kashima, Saitama, Sapporo, Sendai và Yokohama với tổng cộng 6 sân vận động bao gồm: Sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản, sân vận động Yokohama, sân Tokyo, sân vận động Saitama, sân Miyagi và sân Kashima.
Số lượng môn thi đấu, các phái đoàn và bộ huy chương
Với 33 môn thi đấu ở 339 nội dung, Olympic 2020 chính thức phá kỷ lục và trở thành kỳ Thế vận hội có số lượng môn thi lớn nhất nhất từ trước tới nay. Sẽ có tổng cộng 4 môn thi mới được đưa vào Olympic 2020 gồm Trượt ván (Skateboarding), Lướt sóng (Surfing), Leo núi thể thao (Sport Climbing), Karate và sự trở lại của Bóng chày/bóng mềm.
Hơn 11.000 VĐV với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ dự kiến sẽ tham dự Olympic 2020. Trong đó, Bắc Macedonia là quốc gia lần đầu tiên cử đoàn tham gia, trong khi CHDCND Triều Tiên có lần đầu bỏ một kỳ Olympic mùa hè kể từ khi tẩy chay Thế vận hội tại Seoul năm 1988.
Sẽ có khoảng 339 HCV được trao tại Olympic 2020. Mỗi VĐV bước lên bục vinh quang sẽ được trao một huy chương Olympic duy nhất. Được biết, các huy chương tại Tokyo năm nay được làm từ điện thoại di động tái chế và các thiết bị điện tử khác. Trước đó, Thế vận hội mùa đông Vancouver năm 2010 cũng đã làm theo cách tương tự, bộ huy chương Olympic được làm từ các thiết bị điện tử tái chế.
Hình ảnh hai mặt của chiếc huy chương Tokyo 2020
Mặt sau của một chiếc huy chương sẽ có logo của Tokyo 2020 theo quy định của IOC. Trong đó, phần mặt trước sẽ khắc họa Nike - nữ thần chiến thắng của thần thoại Hy Lạp, ở phía trước Sân vận động Panathinaikos.
Sự vắng mặt của nước Nga
Là một trong những quốc gia có khả năng tranh chấp vị trí cao tại các kỳ Olympic, tuy nhiên nhiều khả năng Nga sẽ không thi đấu với tư cách một quốc gia độc lập tại Thế vận hội 2020. Trước đó, hồi tháng 1/2019, Cơ quan Phòng chống doping Thế giới (WADA) tuyên bố Cơ quan Phòng chống doping Nga (RUSADA) thao túng dữ liệu xét nghiệm chất cấm của các VĐV nước này.
Bất chấp những nỗ lực kiện cáo lên Tòa Trọng tài Thể thao (CAS), mức án dành cho các VĐV Nga chỉ được giảm hai năm so với lệnh cấm 4 năm từ WADA. Do đó, thể thao Nga sẽ không được dự Thế vận hội Tokyo 2020, Đại hội Thể thao Người Khuyết tật Tokyo 2020, Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 và World Cup 2022 ở Qatar.
Tại Thế vận hội Mùa Đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc, 168 VĐV Nga đã dự giải với tư cách đoàn trung lập
Các VĐV của đoàn thể thao Nga nếu chứng minh bản thân không dính đến doping vẫn có quyền dự các giải đấu quốc tế. Tuy nhiên, họ sẽ phải tham dự với tư cách VĐV trung lập, với lá cờ trắng và không được phát Quốc ca cùng quốc kỳ Nga trên bục nhận giải.
Đoàn thể thao Việt Nam
Đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic lần này bao gồm 43 thành viên. Trong đó có 18 vận động viên, 8 huấn luyện viên, 6 chuyên gia, 2 bác sỹ, tranh tài ở 11 bộ môn. Ngoài ra còn có 1 trưởng đoàn, 7 cán bộ và 1 phóng viên.
Trưởng đoàn Trần Đức Phấn khẳng định mục tiêu tại Olympic 2020 là giành thành tích cao nhất các môn thể thao. Ngoài ra, đây còn là dịp để đánh giá sự phát triển của Thể thao Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, đồng thời cũng là cơ sở để định hướng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Lễ xuất quân của Đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 (Ảnh: Bùi Lượng)
Cụ thể, danh sách 18 VĐV đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020 bao gồm:
- Quách Thị Lan (điền kinh)
- Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
- Hoàng Xuân Vinh (bắn súng)
- Trương Thị Kim Tuyền (Taekwondo)
- Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ (bắn cung)
- Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh (cầu lông)
- Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ)
- Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Đương (boxing)
- Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo)
- Thạch Kim Tuấn, Hoàng Thị Duyên (cử tạ)
- Lường Thị Thảo, Đinh Thị Hảo (đua thuyền rowing).
Theo Tuấn Hoàng (Trí Thức Trẻ)
Lịch sử Olympic
Thế vận hội hay Olympic là ngày hội thể thao với sự góp mặt của rất nhiều môn thi đấu giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Olympic không chỉ là cuộc đua về sức mạnh, thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.
Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao từ thời Hy Lạp cổ đại khoảng năm 776 trước Công Nguyên (TCN) cho đến khi bị Hoàng đế La Mã Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Thế vận hội hiện đại đầu tiên được Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin tổ chức vào cuối thế kỷ 19.
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) sau đó trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền của Thế vận hội.
Thế vận hội Mùa hè được diễn ra theo chu kỳ 4 năm một lần từ năm 1896, trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ II. Trong khi đó, Thế vận hội Mùa đông được tổ chức vào năm 1924 dành cho những môn thể thao đặc trưng của mùa đông. Ban đầu Thế vận hội Mùa đông được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, cả hai diễn ra xen kẽ cách nhau 2 năm.
Các môn thi ở Olympic cổ đại
Thế vận hội được quản lý bởi Liên đoàn Thể thao quốc tế (IFS), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và các Ủy ban tổ chức cho mỗi thế vận hội Olympic cụ thể. Với tư cách là cơ quan ra quyết định, IOC chịu trách nhiệm về việc lựa chọn các thành phố chủ nhà cho mỗi kỳ Olympic. Các thành phố chủ nhà chịu trách nhiệm về khâu tổ chức sẽ phải đảm bảo mọi thứ phù hợp với Hiến chương Olympic.
Nhiều nghi lễ truyền thống vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến thời nay trong thời gian diễn ra Olympic, tiêu biểu gồm lễ khai mạc và bế mạc khi đều sử dụng biểu tượng lá cờ và ngọn đuốc Olympic. VĐV sau khi kết thúc ngày thi đấu cuối cùng của nội dung tranh tài sẽ nhận được bộ huy chương Olympic với các màu sắc vàng, bạc, đồng tương ứng với thứ hạng cuối cùng.
Olympic Tokyo 2020 - Một trong những kỳ thế vận hội đặc biệt nhất
Thế vận hội Mùa hè 2020 hay còn còn được gọi với cái tên Olympic 2020, là kỳ Thế vận hội lần thứ 32 diễn ra tại Nhật Bản, ban đầu dự kiến sẽ khởi tranh vào ngày 24/7/2020 và kết thúc vào ngày 9/8/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, sự kiện đã được dời lại một năm với lễ khai mạc và bế mạc vẫn được giữ nguyên.
Đây cũng là lần đầu tiên một kỳ Thế vận hội bị hoãn lại một năm thay vì hủy bỏ. Trước đó, đã có tới 4 lần Olympic bị hủy vì tác động từ hai cuộc Chiến tranh thế giới. Mặc dù được dời lại vào năm 2021 nhưng cũng tương tự Euro 2020, sự kiện này vẫn được giữ tên Tokyo 2020 cho mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu.
Nguyên Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hóa thân thành Mario trong lễ bế mạc Olympic 2016 để giới thiệu về Olympic 2020
Lần thứ hai trong lịch sử, thành phố Tokyo nhận được vinh dự đăng cai Olympic mùa hè sau lần đầu tiên vào năm 1964. Ngoài ra, đây cũng là thành phố đầu tiên ở châu Á tổ chức Olympic mùa hè tới hai lần.
Do ảnh hưởng từ dịch bệnh đang bùng phát trở lại trên toàn châu Á, nước chủ nhà Nhật Bản đã chính thức ra quyết định không mở cửa cho khán giả tới xem các môn thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.
Do đó, đây sẽ là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra mà không có khán giả tới cổ vũ ở các điểm thi đấu.
Địa điểm thi đấu
Trước khi có thông báo hoãn lại một năm, phía Tokyo đã gấp rút hoàn thiện nhiều cơ sở vật chất vốn có của mình để tổ chức các sự kiện mùa hè. Thành phố đã cải tạo gần như toàn bộ các SVĐ và xây mới trong tổng số 43 địa điểm tổ chức. Theo tờ Los Angeles Times, trong số này bao gồm 25 địa điểm được trùng tu và nâng cấp, 8 địa điểm xây mới và 10 SVĐ tạm thời.
Olympic 2020 sẽ được tổ chức trên tổng cộng 9 quận, với phần lớn diễn ra ở hai khu vực trung tâm là Khu Di sản với các tòa nhà được tân trang lại từ Thế vận hội năm 1964 và Khu Vịnh Tokyo, được thiết kế để phục vụ như một "mô hình phát triển đô thị sáng tạo".
Olympic 2020 sẽ được tổ chức trên tổng cộng 9 quận
Các địa điểm bên ngoài Tokyo sẽ bao gồm Sapporo Dome trên đảo Hokkaido phía bắc, tổ chức bóng đá và SVĐ Azuma Fukushima ở Fukushima dành cho môn bóng chày.
Ngoài ra, một số địa điểm thi đấu đặc biệt có thể kể đến như đua xe đạp sẽ diễn ra ở chân núi Phú Sĩ; môn lướt sóng sẽ được tổ chức 40 phút bên ngoài Tokyo trên bờ biển phía đông của đất nước. Trong khi đó, môn bóng đá nam sẽ diễn ra tại thành phố Tokyo, Kashima, Saitama, Sapporo, Sendai và Yokohama với tổng cộng 6 sân vận động bao gồm: Sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản, sân vận động Yokohama, sân Tokyo, sân vận động Saitama, sân Miyagi và sân Kashima.
Số lượng môn thi đấu, các phái đoàn và bộ huy chương
Với 33 môn thi đấu ở 339 nội dung, Olympic 2020 chính thức phá kỷ lục và trở thành kỳ Thế vận hội có số lượng môn thi lớn nhất nhất từ trước tới nay. Sẽ có tổng cộng 4 môn thi mới được đưa vào Olympic 2020 gồm Trượt ván (Skateboarding), Lướt sóng (Surfing), Leo núi thể thao (Sport Climbing), Karate và sự trở lại của Bóng chày/bóng mềm.
Hơn 11.000 VĐV với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ dự kiến sẽ tham dự Olympic 2020. Trong đó, Bắc Macedonia là quốc gia lần đầu tiên cử đoàn tham gia, trong khi CHDCND Triều Tiên có lần đầu bỏ một kỳ Olympic mùa hè kể từ khi tẩy chay Thế vận hội tại Seoul năm 1988.
Sẽ có khoảng 339 HCV được trao tại Olympic 2020. Mỗi VĐV bước lên bục vinh quang sẽ được trao một huy chương Olympic duy nhất. Được biết, các huy chương tại Tokyo năm nay được làm từ điện thoại di động tái chế và các thiết bị điện tử khác. Trước đó, Thế vận hội mùa đông Vancouver năm 2010 cũng đã làm theo cách tương tự, bộ huy chương Olympic được làm từ các thiết bị điện tử tái chế.
Hình ảnh hai mặt của chiếc huy chương Tokyo 2020
Mặt sau của một chiếc huy chương sẽ có logo của Tokyo 2020 theo quy định của IOC. Trong đó, phần mặt trước sẽ khắc họa Nike - nữ thần chiến thắng của thần thoại Hy Lạp, ở phía trước Sân vận động Panathinaikos.
Sự vắng mặt của nước Nga
Là một trong những quốc gia có khả năng tranh chấp vị trí cao tại các kỳ Olympic, tuy nhiên nhiều khả năng Nga sẽ không thi đấu với tư cách một quốc gia độc lập tại Thế vận hội 2020. Trước đó, hồi tháng 1/2019, Cơ quan Phòng chống doping Thế giới (WADA) tuyên bố Cơ quan Phòng chống doping Nga (RUSADA) thao túng dữ liệu xét nghiệm chất cấm của các VĐV nước này.
Bất chấp những nỗ lực kiện cáo lên Tòa Trọng tài Thể thao (CAS), mức án dành cho các VĐV Nga chỉ được giảm hai năm so với lệnh cấm 4 năm từ WADA. Do đó, thể thao Nga sẽ không được dự Thế vận hội Tokyo 2020, Đại hội Thể thao Người Khuyết tật Tokyo 2020, Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 và World Cup 2022 ở Qatar.
Tại Thế vận hội Mùa Đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc, 168 VĐV Nga đã dự giải với tư cách đoàn trung lập
Các VĐV của đoàn thể thao Nga nếu chứng minh bản thân không dính đến doping vẫn có quyền dự các giải đấu quốc tế. Tuy nhiên, họ sẽ phải tham dự với tư cách VĐV trung lập, với lá cờ trắng và không được phát Quốc ca cùng quốc kỳ Nga trên bục nhận giải.
Đoàn thể thao Việt Nam
Đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic lần này bao gồm 43 thành viên. Trong đó có 18 vận động viên, 8 huấn luyện viên, 6 chuyên gia, 2 bác sỹ, tranh tài ở 11 bộ môn. Ngoài ra còn có 1 trưởng đoàn, 7 cán bộ và 1 phóng viên.
Trưởng đoàn Trần Đức Phấn khẳng định mục tiêu tại Olympic 2020 là giành thành tích cao nhất các môn thể thao. Ngoài ra, đây còn là dịp để đánh giá sự phát triển của Thể thao Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, đồng thời cũng là cơ sở để định hướng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Lễ xuất quân của Đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 (Ảnh: Bùi Lượng)
Cụ thể, danh sách 18 VĐV đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020 bao gồm:
- Quách Thị Lan (điền kinh)
- Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
- Hoàng Xuân Vinh (bắn súng)
- Trương Thị Kim Tuyền (Taekwondo)
- Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ (bắn cung)
- Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh (cầu lông)
- Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ)
- Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Đương (boxing)
- Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo)
- Thạch Kim Tuấn, Hoàng Thị Duyên (cử tạ)
- Lường Thị Thảo, Đinh Thị Hảo (đua thuyền rowing).
Theo Tuấn Hoàng (Trí Thức Trẻ)