Woodner
Well-known member
Bằng việc đại diện cầu lông Việt Nam tham gia Olympic Tokyo 2020, Nguyễn Tiến Minh đã cân bằng thành tích góp mặt ở đại hội của các tượng đài cầu lông Lee và Lin. Anh trở thành huyền thoại của làng cầu lông nước nhà và chưa ai có thể thay thế.
"Vẫn còn tạo ra bất ngờ ở tuổi 38. Là tay vợt cầu lông nhiều tuổi nhất ở Olympic Tokyo không phải vấn đề lớn với Tiến Minh. Anh ấy xuất hiện lần đầu ở Bắc Kinh 2008, khi Kento Momota mới 13 tuổi. Quả là bền bỉ. Hãy giơ một cây vợt lên vì Tiến Minh", đây là lời ca ngợi mà Liên đoàn Cầu lông thế giới BWF viết trên trang cá nhân, dành cho vận động viên Nguyễn Tiến Minh của Việt Nam.
Trong khi đó, những tay vợt hàng đầu cùng lứa đã giải nghệ: Lin Dan treo vợt tuổi 37, Lee Chong Wei và Peter Gade dừng đấu ở tuổi 36, còn Jan Jorgensen và Taufik Hidayat thậm chí kết thúc sự nghiệp lần lượt ở tuổi 33 và 32. Đây là lần thứ tư liên tiếp tay vợt TP. HCM dự Olympic, cân bằng thành tích góp mặt ở đại hội của các tượng đài cầu lông Lee và Lin. Chỉ có điều anh chưa từng vượt qua vòng đầu tiên.
Khi được nhắc đến với tư cách là tay vợt lớn tuổi nhất của môn cầu lông ở Olympic Tokyo, Tiến Minh cảm thấy đó cũng là một cảm xúc rất khó tả. "Mấy hôm nay khi đi tập, nhiều tay vợt các nước nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, có lẽ vì tôi đã trụ lại tốp 100 thế giới khá lâu. Trong khi đó, những tay vợt lừng danh như Lee Chong Wei hay Lin Dan đã giải nghệ. Tôi đến Tokyo kỳ này với một tinh thần thoải mái, cứ thi đấu hết mình", anh tâm sự với báo Người lao động.
Huyền thoại cầu lông Việt Nam chưa có người thay thế
Thể thao Việt Nam từng chứng kiến hàng loạt ngôi sao vượt lên từ gian nan, nghèo khổ, song Nguyễn Tiến Minh lại là mẫu hình đúng nghĩa "con nhà giàu... vượt khó".
Là con trai Sài Gòn, sinh trưởng trong một gia đình doanh nghiệp khá giả, cậu út Tiến Minh đến với cầu lông từ năm 10 tuổi và ngay lập tức đạt giải Nhất cấp phường. Niềm yêu thích sớm trở thành đam mê khi năm 2001, khi 18 tuổi, anh đã đưa ra quyết định: trở thành vận động viên cầu lông chuyên nghiệp thay vì theo đuổi nghiệp học hành như mong muốn của gia đình. Quyết tâm của anh sớm được chứng minh bởi những thành quả khi cũng trong năm đó, anh được chọn vào đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Minh chỉ thực sự được biết đến khi năm 2002, ở tuổi 19, anh giành thắng lợi trước tay vợt kỳ cựu Nguyễn Phú Cường để đoạt huy chương vàng ở nội dung đơn nam tại giải vô địch quốc gia.
Năm 2002, Nguyễn Tiến Minh chính thức được thi đấu chuyên nghiệp và có tên trong danh sách của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF. Sau 2 năm, anh đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng.
Trong quãng thời gian thi đấu, thứ hạng của Nguyễn Tiến Minh tăng vượt bậc, từ vị trí 252 vào năm 2002 đến vị trí Top 10 thế giới. Tháng 12 năm 2010, Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) đã công bố bảng xếp hạng mới, Nguyễn Tiến Minh lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào top 5 tay vợt mạnh nhất thế giới. Đây là kỳ tích mà chưa có tay vợt trong nước nào đạt được, đưa anh trở thành huyền thoại của cầu lông Việt Nam.
Trong suốt 20 năm gắn bó, anh hầu như không bỏ ngày tập nào, với một lịch tập 3 buổi mỗi ngày đều đặn và nặng nhọc. Anh cũng tuân thủ nghiêm ngặt việc không uống bia rượu, kể cả trong các bữa tiệc. Mỗi dịp đi ăn nhà hàng hay dự tiệc cùng gia đình, đồng đội ở trong và ngoài nước, đồ uống duy nhất của anh là... nước lọc.
Tháng 12/2015 Nguyễn Tiến Minh có trong tay tấm vé tham dự Olympic Rio 2016 và đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam 3 lần góp mặt ở Thế vận hội. Anh cho biết sau Olympic 2016 sẽ gác vợt ở tuổi 33 để chuyển sang công tác huấn luyện. Tuy nhiên sau đó, tuyển thủ này quyết định trở lại và tiếp tục đại diện cho cầu lông Việt Nam tham gia tranh tài tại Olympic Tokyo 2020.
Cuối năm 2016, Tiến Minh và Vũ Thị Trang kết hôn - tay vợt nữ cầu lông số 1 Việt Nam.
Thu nhập khủng làng thể thao, kinh doanh mát tay
Từ khoảng năm 2012, Nguyễn Tiến Minh đã được coi là một trong những vận động viên có thu nhập cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau các cầu thủ bóng đá. Theo Tiền Phong, thời điểm ấy, chỉ tính riêng nguồn tài trợ, Tiến Minh đã nhận từ 60 hoặc 90 triệu đồng tháng, cộng với khoản lương 10 triệu đồng từ đơn vị tài trợ.
Qua mười mấy giải đấu quốc tế du đấu mỗi năm, tuyển thủ sinh năm 1983 cũng ẵm một khoản đáng kể nữa căn cứ vào thành tích, nhưng ít nhất cũng vào cỡ 200 triệu đồng, thậm chí có năm là trên nửa tỷ. Tính ra, tổng thu nhập của Minh đã vượt qua mức 100 triệu đồng/tháng, một mức chỉ tiếp cận với mặt bằng chung quốc tế song đã là cả một mẫu hình đáng tự hào và đầy tính khích lệ của nghiệp thể thao vốn luôn bị chê nghèo khi ấy.
Tổng hợp của Tiền Phong hồi 2012.
Đến tháng 12/2017, tay vợt số 1 Việt Nam lấn sân sang kinh doanh bằng việc mở một shop thể thao mang tên mình tại Tp.HCM, cung cấp các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho môn cầu lông.
"Đi thi đấu nhiều nơi trên thế giới, tôi thích thú tìm hiểu về thời trang dành cho cầu lông, từ đó nung nấu ý tưởng kinh doanh các mặt hàng liên quan cầu lông, trong đó có những sản phẩm do chính mình thiết kế. Tôi máu kinh doanh từ nhỏ, nên ngày càng hứng thú và khi đủ điều kiện là bắt tay làm ngay", Tiến Minh chia sẻ với Thanh Niên.
Tiến Minh cho biết quãng đời VĐV đỉnh cao không quá dài nên anh quyết định thử sức thêm nghề tay trái nhằm kiếm thêm thu nhập. Nghề chính của Tiến Minh vẫn là cầu lông, nên khi giải nghệ sẽ chuyển sang làm HLV cầu lông.
Shop thể thao của Nguyễn Tiến Minh
Tay vợt số 1 Việt Nam cũng gặp không ít tình huống dở khóc dở cười như có khách hàng nhắn: "Anh Minh ơi, em mua đồ ở tiệm rồi có được đánh cầu giao lưu với anh không" hay "Anh có thể giúp em làm sao chơi cầu lông giỏi không?"... "Khó đỡ" hơn, có khách hàng nhắn tin nhờ Tiến Minh tư vấn mua các sản phẩm cầu lông. Ông chủ Tiến Minh nhiệt tình tư vấn cho vị khách này đủ kiểu, gửi xem đủ mẫu mã, báo giá rõ ràng xong khách bỗng im re rồi đi mua chỗ khác. "Những khách như vậy đành chịu thôi, mình cứ nhiệt tình còn mua hay không là sự lựa chọn của họ, mình đâu có quyết được", Tiến Minh cho biết.
Theo Hoàng Thùy (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)
"Vẫn còn tạo ra bất ngờ ở tuổi 38. Là tay vợt cầu lông nhiều tuổi nhất ở Olympic Tokyo không phải vấn đề lớn với Tiến Minh. Anh ấy xuất hiện lần đầu ở Bắc Kinh 2008, khi Kento Momota mới 13 tuổi. Quả là bền bỉ. Hãy giơ một cây vợt lên vì Tiến Minh", đây là lời ca ngợi mà Liên đoàn Cầu lông thế giới BWF viết trên trang cá nhân, dành cho vận động viên Nguyễn Tiến Minh của Việt Nam.
Trong khi đó, những tay vợt hàng đầu cùng lứa đã giải nghệ: Lin Dan treo vợt tuổi 37, Lee Chong Wei và Peter Gade dừng đấu ở tuổi 36, còn Jan Jorgensen và Taufik Hidayat thậm chí kết thúc sự nghiệp lần lượt ở tuổi 33 và 32. Đây là lần thứ tư liên tiếp tay vợt TP. HCM dự Olympic, cân bằng thành tích góp mặt ở đại hội của các tượng đài cầu lông Lee và Lin. Chỉ có điều anh chưa từng vượt qua vòng đầu tiên.
Khi được nhắc đến với tư cách là tay vợt lớn tuổi nhất của môn cầu lông ở Olympic Tokyo, Tiến Minh cảm thấy đó cũng là một cảm xúc rất khó tả. "Mấy hôm nay khi đi tập, nhiều tay vợt các nước nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, có lẽ vì tôi đã trụ lại tốp 100 thế giới khá lâu. Trong khi đó, những tay vợt lừng danh như Lee Chong Wei hay Lin Dan đã giải nghệ. Tôi đến Tokyo kỳ này với một tinh thần thoải mái, cứ thi đấu hết mình", anh tâm sự với báo Người lao động.
Huyền thoại cầu lông Việt Nam chưa có người thay thế
Thể thao Việt Nam từng chứng kiến hàng loạt ngôi sao vượt lên từ gian nan, nghèo khổ, song Nguyễn Tiến Minh lại là mẫu hình đúng nghĩa "con nhà giàu... vượt khó".
Là con trai Sài Gòn, sinh trưởng trong một gia đình doanh nghiệp khá giả, cậu út Tiến Minh đến với cầu lông từ năm 10 tuổi và ngay lập tức đạt giải Nhất cấp phường. Niềm yêu thích sớm trở thành đam mê khi năm 2001, khi 18 tuổi, anh đã đưa ra quyết định: trở thành vận động viên cầu lông chuyên nghiệp thay vì theo đuổi nghiệp học hành như mong muốn của gia đình. Quyết tâm của anh sớm được chứng minh bởi những thành quả khi cũng trong năm đó, anh được chọn vào đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Minh chỉ thực sự được biết đến khi năm 2002, ở tuổi 19, anh giành thắng lợi trước tay vợt kỳ cựu Nguyễn Phú Cường để đoạt huy chương vàng ở nội dung đơn nam tại giải vô địch quốc gia.
Năm 2002, Nguyễn Tiến Minh chính thức được thi đấu chuyên nghiệp và có tên trong danh sách của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF. Sau 2 năm, anh đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng.
Trong quãng thời gian thi đấu, thứ hạng của Nguyễn Tiến Minh tăng vượt bậc, từ vị trí 252 vào năm 2002 đến vị trí Top 10 thế giới. Tháng 12 năm 2010, Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) đã công bố bảng xếp hạng mới, Nguyễn Tiến Minh lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào top 5 tay vợt mạnh nhất thế giới. Đây là kỳ tích mà chưa có tay vợt trong nước nào đạt được, đưa anh trở thành huyền thoại của cầu lông Việt Nam.
Trong suốt 20 năm gắn bó, anh hầu như không bỏ ngày tập nào, với một lịch tập 3 buổi mỗi ngày đều đặn và nặng nhọc. Anh cũng tuân thủ nghiêm ngặt việc không uống bia rượu, kể cả trong các bữa tiệc. Mỗi dịp đi ăn nhà hàng hay dự tiệc cùng gia đình, đồng đội ở trong và ngoài nước, đồ uống duy nhất của anh là... nước lọc.
Tháng 12/2015 Nguyễn Tiến Minh có trong tay tấm vé tham dự Olympic Rio 2016 và đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam 3 lần góp mặt ở Thế vận hội. Anh cho biết sau Olympic 2016 sẽ gác vợt ở tuổi 33 để chuyển sang công tác huấn luyện. Tuy nhiên sau đó, tuyển thủ này quyết định trở lại và tiếp tục đại diện cho cầu lông Việt Nam tham gia tranh tài tại Olympic Tokyo 2020.
Cuối năm 2016, Tiến Minh và Vũ Thị Trang kết hôn - tay vợt nữ cầu lông số 1 Việt Nam.
Thu nhập khủng làng thể thao, kinh doanh mát tay
Từ khoảng năm 2012, Nguyễn Tiến Minh đã được coi là một trong những vận động viên có thu nhập cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau các cầu thủ bóng đá. Theo Tiền Phong, thời điểm ấy, chỉ tính riêng nguồn tài trợ, Tiến Minh đã nhận từ 60 hoặc 90 triệu đồng tháng, cộng với khoản lương 10 triệu đồng từ đơn vị tài trợ.
Qua mười mấy giải đấu quốc tế du đấu mỗi năm, tuyển thủ sinh năm 1983 cũng ẵm một khoản đáng kể nữa căn cứ vào thành tích, nhưng ít nhất cũng vào cỡ 200 triệu đồng, thậm chí có năm là trên nửa tỷ. Tính ra, tổng thu nhập của Minh đã vượt qua mức 100 triệu đồng/tháng, một mức chỉ tiếp cận với mặt bằng chung quốc tế song đã là cả một mẫu hình đáng tự hào và đầy tính khích lệ của nghiệp thể thao vốn luôn bị chê nghèo khi ấy.
Tổng hợp của Tiền Phong hồi 2012.
Đến tháng 12/2017, tay vợt số 1 Việt Nam lấn sân sang kinh doanh bằng việc mở một shop thể thao mang tên mình tại Tp.HCM, cung cấp các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho môn cầu lông.
"Đi thi đấu nhiều nơi trên thế giới, tôi thích thú tìm hiểu về thời trang dành cho cầu lông, từ đó nung nấu ý tưởng kinh doanh các mặt hàng liên quan cầu lông, trong đó có những sản phẩm do chính mình thiết kế. Tôi máu kinh doanh từ nhỏ, nên ngày càng hứng thú và khi đủ điều kiện là bắt tay làm ngay", Tiến Minh chia sẻ với Thanh Niên.
Tiến Minh cho biết quãng đời VĐV đỉnh cao không quá dài nên anh quyết định thử sức thêm nghề tay trái nhằm kiếm thêm thu nhập. Nghề chính của Tiến Minh vẫn là cầu lông, nên khi giải nghệ sẽ chuyển sang làm HLV cầu lông.
Shop thể thao của Nguyễn Tiến Minh
Tay vợt số 1 Việt Nam cũng gặp không ít tình huống dở khóc dở cười như có khách hàng nhắn: "Anh Minh ơi, em mua đồ ở tiệm rồi có được đánh cầu giao lưu với anh không" hay "Anh có thể giúp em làm sao chơi cầu lông giỏi không?"... "Khó đỡ" hơn, có khách hàng nhắn tin nhờ Tiến Minh tư vấn mua các sản phẩm cầu lông. Ông chủ Tiến Minh nhiệt tình tư vấn cho vị khách này đủ kiểu, gửi xem đủ mẫu mã, báo giá rõ ràng xong khách bỗng im re rồi đi mua chỗ khác. "Những khách như vậy đành chịu thôi, mình cứ nhiệt tình còn mua hay không là sự lựa chọn của họ, mình đâu có quyết được", Tiến Minh cho biết.
Theo Hoàng Thùy (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)