Woodner
Well-known member
Quyết định tạm dừng LS V-League 2021 một cách bất ngờ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang đẩy cả nghìn cầu thủ vào cảnh mất việc, gây nguy cơ đổ vỡ hệ thống thi đấu quốc gia.
Theo kế hoạch của VPF được chính BCH VFF thông qua chỉ trước đó ít lâu, LS V-League 2021 sẽ trở lại vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, một số đội bóng đã phản đối, trong đó gồm 3 đội đứng cuối bảng, có nguy cơ rớt hạng gồm Hải Phòng, Sài Gòn FC và SLNA.
Lý lẽ lãnh đạo các CLB này đưa ra gồm 2 vấn đề. Một là giải kéo dài gây khó khăn kinh tế, khiến các đội bóng thiệt hại thêm. Và 2, không ai chắc tại thời điểm tháng 2/2022, dịch COVID-19 có thể được kiểm soát để V-League tiếp tục diễn ra. Chủ tịch Văn Trần Hoàn của CLB bóng đá Hải Phòng, đội được ngân sách thành phố chi 50 tỷ đồng, cao nhất trong các đội được nhận tiền từ địa phương, còn yêu cầu VFF và VPF phải bù chi phí nếu lúc tháng 2/2022 V-League không trở lại.
Thoạt nghe tưởng như đây là những lý do hợp lý nhưng xem xét kỹ rất có vấn đề.
Cả nghìn cầu thủ sẽ lâm vào cảnh thất nghiệp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như hệ thống thi đấu vì quyết định vội vàng của VFF
Thứ nhất, nếu không chắc chắn tháng 2/2022 giải có thể khởi tranh thì cần đặt ngược lại vấn đề, ai dám khẳng định tháng 2/2022 dịch không thể kiểm soát? Hiện đang là tháng 8 và phía trước còn 6 tháng để chống dịch. Trong trường hợp tháng 10, tháng 11 hoặc tới tháng 2 dịch được kiểm soát nhưng khi đó V-League đã bị huỷ, VFF hay ai sẽ chịu trách nhiệm? Thay vì quyết định dừng giải một cách hết sức vội vàng, VFF hoàn toàn có thể để mở cơ hội bằng cách tạm hoãn giải.
Về khó khăn của các CLB, đây là tình hình chung cả nước. Rất nhiều doanh nghiệp đang lao đao vì dịch COVID-19, người lao động mất việc lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn phải nỗ lực để duy trì cuộc sống. Bóng đá không thể tự tách rời với thực trạng chung của xã hội.
Trường hợp Hải Phòng càng gây ngạc nhiên hơn khi đây là đội bóng sử dụng ngân sách thành phố, tức tiền thuế của dân. Chưa bàn đến hiệu quả sử dụng ngân sách bao năm nay ra sao với CLB bóng đá Hải Phòng, cần hỏi ngược lại khi dừng giải, Hải Phòng sẽ chi số tiền trên ra sao? Trong khi đó vừa qua có tin đội bóng đất cảng đã cắt giảm 70% lương cầu thủ.
Đây là một vấn đề khác có vẻ như những người làm lãnh đạo ở VFF đã bỏ qua. Trên thực tế các đội bóng yêu cầu dừng giải để làm cơ sở đàm phán thanh lý hợp đồng, cắt giảm chế độ của cầu thủ. Gánh nặng tài chính từ các ông chủ, dựa vào quyết định của VFF, đã được chuyển sang cho người lao động.
Theo Nguyên Phong (Tiền Phong)
Theo kế hoạch của VPF được chính BCH VFF thông qua chỉ trước đó ít lâu, LS V-League 2021 sẽ trở lại vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, một số đội bóng đã phản đối, trong đó gồm 3 đội đứng cuối bảng, có nguy cơ rớt hạng gồm Hải Phòng, Sài Gòn FC và SLNA.
Lý lẽ lãnh đạo các CLB này đưa ra gồm 2 vấn đề. Một là giải kéo dài gây khó khăn kinh tế, khiến các đội bóng thiệt hại thêm. Và 2, không ai chắc tại thời điểm tháng 2/2022, dịch COVID-19 có thể được kiểm soát để V-League tiếp tục diễn ra. Chủ tịch Văn Trần Hoàn của CLB bóng đá Hải Phòng, đội được ngân sách thành phố chi 50 tỷ đồng, cao nhất trong các đội được nhận tiền từ địa phương, còn yêu cầu VFF và VPF phải bù chi phí nếu lúc tháng 2/2022 V-League không trở lại.
Thoạt nghe tưởng như đây là những lý do hợp lý nhưng xem xét kỹ rất có vấn đề.
Cả nghìn cầu thủ sẽ lâm vào cảnh thất nghiệp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như hệ thống thi đấu vì quyết định vội vàng của VFF
Thứ nhất, nếu không chắc chắn tháng 2/2022 giải có thể khởi tranh thì cần đặt ngược lại vấn đề, ai dám khẳng định tháng 2/2022 dịch không thể kiểm soát? Hiện đang là tháng 8 và phía trước còn 6 tháng để chống dịch. Trong trường hợp tháng 10, tháng 11 hoặc tới tháng 2 dịch được kiểm soát nhưng khi đó V-League đã bị huỷ, VFF hay ai sẽ chịu trách nhiệm? Thay vì quyết định dừng giải một cách hết sức vội vàng, VFF hoàn toàn có thể để mở cơ hội bằng cách tạm hoãn giải.
Về khó khăn của các CLB, đây là tình hình chung cả nước. Rất nhiều doanh nghiệp đang lao đao vì dịch COVID-19, người lao động mất việc lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn phải nỗ lực để duy trì cuộc sống. Bóng đá không thể tự tách rời với thực trạng chung của xã hội.
Trường hợp Hải Phòng càng gây ngạc nhiên hơn khi đây là đội bóng sử dụng ngân sách thành phố, tức tiền thuế của dân. Chưa bàn đến hiệu quả sử dụng ngân sách bao năm nay ra sao với CLB bóng đá Hải Phòng, cần hỏi ngược lại khi dừng giải, Hải Phòng sẽ chi số tiền trên ra sao? Trong khi đó vừa qua có tin đội bóng đất cảng đã cắt giảm 70% lương cầu thủ.
Đây là một vấn đề khác có vẻ như những người làm lãnh đạo ở VFF đã bỏ qua. Trên thực tế các đội bóng yêu cầu dừng giải để làm cơ sở đàm phán thanh lý hợp đồng, cắt giảm chế độ của cầu thủ. Gánh nặng tài chính từ các ông chủ, dựa vào quyết định của VFF, đã được chuyển sang cho người lao động.
Theo Nguyên Phong (Tiền Phong)