Hiện nay tại Trung Quốc, cứ mỗi 4 chiếc ô tô du lịch được bán ra thì có 1 chiếc chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện, vượt trội hoàn toàn so với tỉ lệ chỉ từ 10 cho tới 15% xe điện mới trên thị trường tại châu Âu hay Mỹ.
Thành công trên của Trung Quốc đến từ chính sách khuyến khích phát trển xe điện từ nhiều năm trước, và gần đây một số nước phát triển cũng đã lấy mô hình này để học tập.
Sự thành công của xe điện tại thị trường đông dân nhất thế giới chưa hề có dấu hiệu chững lại. Ngân hàng HSBC dự đoán rằng tới năm 2030, có tới 90% xe mới bán ra tại Trung Quốc sẽ là xe năng lượng xanh.
Năm 2022, đã có 5,67 triệu xe điện bán ra ở Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng doanh số xe điện toàn cầu. Bloomberg dự đoán rằng quốc gia này sẽ đạt mốc kỷ lục mới khi chiếm lĩnh 60% thị phần xe điện toàn thế giới vào năm 2023 này.
Người tiêu dùng Trung Quốc có mối quan tâm đặc biệt đối với xe điện. Ảnh: BYD
Không chỉ tồn tại một thị trường với sức mua khủng, công nghệ xe điện của Trung Quốc cũng đang phát triển rực rỡ khi một nửa số xe điện đang lưu thông đều có xuất xứ từ quốc gia này.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe điện ở Trung Quốc cũng được công nhận là phát triển nhất thế giới hiện nay. Chỉ riêng trong năm 2022 đã có 649.000 trạm sạc công cộng được bổ sung trên khắp đất nước, chiếm tới hơn 70% trạm sạc trên toàn cầu được đưa vào vận hành cùng năm.
Vậy, do đâu mà người Trung Quốc lại có những sự thành công đáng mơ ước như vậy?
“Củ cà rốt” của Chính quyền Bắc Kinh dành cho xe điện
Trợ giá dành cho người tiêu dùng: Mặc dù không phải là quốc gia đầu tiên thực hiện trợ cấp đối với người mua xe điện, nhưng chính sách trợ cấp được chính phủ Bắc Kinh áp dụng đã thực sự hiệu quả.
Từ năm 2012 cho đến 2022, mỗi người mua xe đều được hoàn trả số tiền lên tới hơn 8.300 đô la. Sau năm 2022, chính phủ ngừng trợ cấp giá nhưng một số địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ người tiêu dùng bằng các khoản hoàn tiền hơn 1.300 đô la.
Giảm thuế: Khoản thuế 10% giá trị sẽ được chính phủ bỏ qua đối với những người mua xe điện có giá trị dưới 41.000 đô la cho tới hết năm 2025 và sẽ trở lại mức thuế 5% trong các năm 2026 – 2027. Trung Quốc đã áp dụng chính sách này từ năm 2014, trong khi phải tới 2022, chính phủ Mỹ mới có ưu đãi cho người mua xe điện.
Trợ cấp cho các nhà sản xuất: Không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng, chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện với các chính sách cực kỳ đãi ngộ, khiến cho quốc gia này bùng nổ với hơn 500 doanh nghiệp xe điện khởi nghiệp. Một trong số đó, nhà sản xuất BYD đến từ Thẩm Quyến đã đánh đổ vị thế bá chủ của của Volkswagen sau hàng thập kỷ tồn tại trên thị trường nội địa để giành vị trí hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc.
Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ: Sự đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện như mạng lưới trạm sạc, hệ thống bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc, áp dụng quy chuẩn chung về trạm sạc đã giúp cho người tiêu dùng yên tâm hơn khi họ có những chuyến đi xa. Tới cuối tháng 5/2023, toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc có 6,36 triệu trạm sạc xe điện, chiếm tỉ lệ lớn nhất thế giới.
Thành công của xe điện tại Trung Quốc đi liền với các chính sách táo bạo và nhất quán của chính phủ Bắc Kinh.
Và những “cây gậy” không thể thiếu
Áp dụng triệt để chính sách “cây gậy và củ cà rốt” nổi tiếng, bên cạnh những ưu đãi - “Củ cà rốt” cực lớn của Trung Quốc dành cho ngành xe điện, họ cũng phải áp dụng các biện pháp cứng rắn – “Cây gậy” để phát triển ngành công nghiệp ô tô xanh.
Rào cản cho ô tô truyền thống: Ô tô truyền thống ngày một ít hấp dẫn hơn đối với người dân ở các đô thị lớn của Trung Quốc bởi khó khăn hơn trong việc xin cấp biển số xe do các thành phố hạn chế sử dụng ô tô động cơ đốt trong. Trong tương lai, chính sách hạn chế ô tô chạy xăng, dầu sẽ càng khắt khe hơn nữa vì mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống thấp nhất.
Trừng phạt các nhà sản xuất "Không xanh": Bên cạnh việc hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện, thì chính phủ Trung Quốc cũng có các biện pháp trừng phạt bằng cách tính điểm.
Sản xuất ô tô năng lượng xanh sẽ được cộng điểm thưởng trong khi sản xuất ô tô xả thải CO2 sẽ bị trừ điểm. Và khi nhà sản xuất có điểm số bằng 0 hoặc âm, họ sẽ phải ngừng sản xuất và không được tiếp tục phân phối sản phẩm ra thị trường. Vì vậy, bên cạnh sản xuất xe truyền thống, thì các hãng xe tại Trung Quốc cũng phải sản xuất song song những mẫu xe điện để duy trì điểm của mình trong mắt chính phủ.
Chính sách mua sắm của Chính phủ: Nhiều chính quyền địa phương đã chuyển đổi toàn bộ đội xe công vụ, đội xe taxi và phương tiện giao thông công cộng của họ sang 100% phương tiện chạy điện, đồng thời khuyến khích cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước nên mua xe điện hoặc xe Hybrid cắm sạc điện để bảo vệ môi trường.
Tất cả các chính sách thú vị và táo bạo trên, đã tạo ra một Trung Quốc vô cùng khác biệt, đi đầu xu hướng điện khí hóa ngành ô tô quốc gia và mở ra cơ hội cạnh tranh lớn trên thị trường ô tô quốc tế.
Thành công trên của Trung Quốc đến từ chính sách khuyến khích phát trển xe điện từ nhiều năm trước, và gần đây một số nước phát triển cũng đã lấy mô hình này để học tập.
Sự thành công của xe điện tại thị trường đông dân nhất thế giới chưa hề có dấu hiệu chững lại. Ngân hàng HSBC dự đoán rằng tới năm 2030, có tới 90% xe mới bán ra tại Trung Quốc sẽ là xe năng lượng xanh.
Năm 2022, đã có 5,67 triệu xe điện bán ra ở Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng doanh số xe điện toàn cầu. Bloomberg dự đoán rằng quốc gia này sẽ đạt mốc kỷ lục mới khi chiếm lĩnh 60% thị phần xe điện toàn thế giới vào năm 2023 này.
Người tiêu dùng Trung Quốc có mối quan tâm đặc biệt đối với xe điện. Ảnh: BYD
Không chỉ tồn tại một thị trường với sức mua khủng, công nghệ xe điện của Trung Quốc cũng đang phát triển rực rỡ khi một nửa số xe điện đang lưu thông đều có xuất xứ từ quốc gia này.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe điện ở Trung Quốc cũng được công nhận là phát triển nhất thế giới hiện nay. Chỉ riêng trong năm 2022 đã có 649.000 trạm sạc công cộng được bổ sung trên khắp đất nước, chiếm tới hơn 70% trạm sạc trên toàn cầu được đưa vào vận hành cùng năm.
Vậy, do đâu mà người Trung Quốc lại có những sự thành công đáng mơ ước như vậy?
“Củ cà rốt” của Chính quyền Bắc Kinh dành cho xe điện
Trợ giá dành cho người tiêu dùng: Mặc dù không phải là quốc gia đầu tiên thực hiện trợ cấp đối với người mua xe điện, nhưng chính sách trợ cấp được chính phủ Bắc Kinh áp dụng đã thực sự hiệu quả.
Từ năm 2012 cho đến 2022, mỗi người mua xe đều được hoàn trả số tiền lên tới hơn 8.300 đô la. Sau năm 2022, chính phủ ngừng trợ cấp giá nhưng một số địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ người tiêu dùng bằng các khoản hoàn tiền hơn 1.300 đô la.
Giảm thuế: Khoản thuế 10% giá trị sẽ được chính phủ bỏ qua đối với những người mua xe điện có giá trị dưới 41.000 đô la cho tới hết năm 2025 và sẽ trở lại mức thuế 5% trong các năm 2026 – 2027. Trung Quốc đã áp dụng chính sách này từ năm 2014, trong khi phải tới 2022, chính phủ Mỹ mới có ưu đãi cho người mua xe điện.
Trợ cấp cho các nhà sản xuất: Không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng, chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện với các chính sách cực kỳ đãi ngộ, khiến cho quốc gia này bùng nổ với hơn 500 doanh nghiệp xe điện khởi nghiệp. Một trong số đó, nhà sản xuất BYD đến từ Thẩm Quyến đã đánh đổ vị thế bá chủ của của Volkswagen sau hàng thập kỷ tồn tại trên thị trường nội địa để giành vị trí hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc.
Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ: Sự đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện như mạng lưới trạm sạc, hệ thống bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc, áp dụng quy chuẩn chung về trạm sạc đã giúp cho người tiêu dùng yên tâm hơn khi họ có những chuyến đi xa. Tới cuối tháng 5/2023, toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc có 6,36 triệu trạm sạc xe điện, chiếm tỉ lệ lớn nhất thế giới.
Thành công của xe điện tại Trung Quốc đi liền với các chính sách táo bạo và nhất quán của chính phủ Bắc Kinh.
Và những “cây gậy” không thể thiếu
Áp dụng triệt để chính sách “cây gậy và củ cà rốt” nổi tiếng, bên cạnh những ưu đãi - “Củ cà rốt” cực lớn của Trung Quốc dành cho ngành xe điện, họ cũng phải áp dụng các biện pháp cứng rắn – “Cây gậy” để phát triển ngành công nghiệp ô tô xanh.
Rào cản cho ô tô truyền thống: Ô tô truyền thống ngày một ít hấp dẫn hơn đối với người dân ở các đô thị lớn của Trung Quốc bởi khó khăn hơn trong việc xin cấp biển số xe do các thành phố hạn chế sử dụng ô tô động cơ đốt trong. Trong tương lai, chính sách hạn chế ô tô chạy xăng, dầu sẽ càng khắt khe hơn nữa vì mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống thấp nhất.
Trừng phạt các nhà sản xuất "Không xanh": Bên cạnh việc hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện, thì chính phủ Trung Quốc cũng có các biện pháp trừng phạt bằng cách tính điểm.
Sản xuất ô tô năng lượng xanh sẽ được cộng điểm thưởng trong khi sản xuất ô tô xả thải CO2 sẽ bị trừ điểm. Và khi nhà sản xuất có điểm số bằng 0 hoặc âm, họ sẽ phải ngừng sản xuất và không được tiếp tục phân phối sản phẩm ra thị trường. Vì vậy, bên cạnh sản xuất xe truyền thống, thì các hãng xe tại Trung Quốc cũng phải sản xuất song song những mẫu xe điện để duy trì điểm của mình trong mắt chính phủ.
Chính sách mua sắm của Chính phủ: Nhiều chính quyền địa phương đã chuyển đổi toàn bộ đội xe công vụ, đội xe taxi và phương tiện giao thông công cộng của họ sang 100% phương tiện chạy điện, đồng thời khuyến khích cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước nên mua xe điện hoặc xe Hybrid cắm sạc điện để bảo vệ môi trường.
Tất cả các chính sách thú vị và táo bạo trên, đã tạo ra một Trung Quốc vô cùng khác biệt, đi đầu xu hướng điện khí hóa ngành ô tô quốc gia và mở ra cơ hội cạnh tranh lớn trên thị trường ô tô quốc tế.
Theo Hùng Dũng (VietNamNet)