4 ngành nghề nghe tên sang chảnh nhưng lỗi thời rất khó xin việc, 90% ra trường lương thấp, làm trái ngành

FED

Well-known member
Bài đăng
9,076
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Ngành công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường là một trong những ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo. Vì thế đây cũng là một trong những ngành dễ thất nghiệp.

nghe.png

Ảnh minh họa

Chuyên ngành thư ký

Việc nộp hồ sơ thi tuyển công chức cho nghề thư ký là lựa chọn của nhiều sinh viên nữ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa trong cuộc thi tuyển công chức tỷ lệ chọi rất cao nên việc tuyển dụng càng khó hơn. Ngoài ra, nghề thư ký đang có những người thay thế mạnh mẽ, công việc không ổn định, có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, và việc thăng tiến cũng rất khó khăn.

Vị trí thư ký cũng không đòi hỏi cao, về cơ bản thì sinh viên đại học chỉ cần tốt nghiệp là có thể làm được nên mức lương cũng không cao lắm, có thể bạn đi làm mấy năm thì mức lương cũng ở tầm 10 triệu.

nghe1.png


Chuyên ngành tiếp thị

Một vài năm trước, ngành tiếp thị vẫn còn rất phổ biến, tình hình việc làm và đãi ngộ rất tốt. Tuy nhiên, với sự mở rộng quy mô của các trường cao đẳng, đại học, ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này, thậm chí đã đến mức bão hòa trầm trọng.

Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành học này đa phần là làm công việc bán hàng, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào tiền hoa hồng và mức lương cơ bản, nhiều bạn trẻ không có kỹ năng cao sẽ sớm bị sa thải vì không đạt được doanh thu cho doanh nghiệp.

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Cái tên chuyên ngành này nghe có vẻ cao sang, ra trường có lẽ sẽ dễ kiếm việc hơn, nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã nhầm. Quản trị kinh doanh trước đây thực sự thịnh hành, nhưng tình hình thực tế hiện nay đã khác vì ngưỡng đầu vào của nghề quản trị kinh doanh tương đối thấp.

Về cơ bản tất cả các trường đại học đều mở chuyên ngành này, do đó, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ngày càng cao.

Theo Array (Xe & Thể Thao)
 
Top