Báo Dân Việt dẫn thông tin từ Bệnh viện Quân đội 108 cho biết, mới đây, khoa Hồi sức Tim mạch của bệnh viện đã báo động đỏ khẩn cấp, cứu sống được 1 bệnh nhân trẻ tuổi bị viêm cơ tim cấp biến chứng suy tim cấp, sốc tim, rối loạn nhịp thất phức tạp (ngoại tâm thu thất, nhanh thất đa dạng), tính mạng "ngàn cân treo sợi tóc".
Bệnh nhân là T.M.D (19 tuổi, sinh viên năm thứ 2 của một trường Đại học tại Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện do đau ngực, khó thở, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực và choáng sau khi khởi phát sốt 4 ngày.
Ngay lập tức, báo động đỏ được thông báo đến cán bộ nhân viên khoa từ khi bệnh nhân chưa được chuyển lên phòng bệnh, ekip ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) cấp cứu của khoa được kích hoạt.
Các cán bộ nhân viên của khoa đã tiến hành thực hiện kỹ thuật ECMO hỗ trợ tim (VA-ECMO) và kèm theo đó là vô số các loại thuốc tim mạch được sử dụng cùng lúc cho bệnh nhân.
Triển khai ECMO thức tỉnh cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Sau 2 ngày chạy ECMO, bệnh nhân tỉnh táo, đôi lúc lo lắng, bồn chồn. Sang ngày thứ 3 duy trì ECMO, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở kèm ho nhiều.
Theo các bác sĩ khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Quân đội 108, đây là biểu hiện của tình trạng suy tim tiến triển và tăng áp lực thất trái gây phù phổi cấp do ảnh hưởng bất lợi của dòng ECMO, khoa đã rất khó khăn khi đưa ra quyết định phải gây mê đặt ống nội khí quản để chăm sóc hô hấp cho bệnh nhân.
Bệnh nhân phải đối diện với nhiều biến chứng do thở máy như viêm phổi, đột quỵ có thể xảy ra. Các bác sĩ phải đứng trước nhiều áp lực.
Thật may, cô gái cũng đã rất kiên cường chống lại bệnh tật, tình trạng hô hấp đã tiến triển tốt hơn và cuối cùng có thể rút ống nội khí quản.
Sau 8 ngày duy trì ECMO, chức năng tim của bệnh nhân M.D đã có những tiến triển rõ rệt, đã hết các loạn nhịp, tim co bóp tốt hơn và có thể kết thúc hỗ trợ ECMO trong tình trạng không có biến chứng.
Ghi nhận trên VietNamNet, viêm cơ tim cấp là bệnh lý ít gặp nhưng có thể diến biến rất nguy kịch, thường khởi phát sau một viêm nhiễm thông thường như cảm cúm, viêm đường hô hấp.
Ban đầu, bệnh nhân có thể sốt hoặc không, nhưng sau đó có thể có các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, thậm chí là choáng, ngất, ngừng tuần hoàn... Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ.
Người bệnh nếu có biểu hiện đau ngực, khó thở hoặc choáng, ngất đặc biệt là sau viêm nhiễm đường hô hấp, sốt cần tới khám đánh giá tình trạng tim mạch ngay để tránh các biến chứng đáng tiếc.
Bệnh nhân là T.M.D (19 tuổi, sinh viên năm thứ 2 của một trường Đại học tại Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện do đau ngực, khó thở, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực và choáng sau khi khởi phát sốt 4 ngày.
Ngay lập tức, báo động đỏ được thông báo đến cán bộ nhân viên khoa từ khi bệnh nhân chưa được chuyển lên phòng bệnh, ekip ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) cấp cứu của khoa được kích hoạt.
Các cán bộ nhân viên của khoa đã tiến hành thực hiện kỹ thuật ECMO hỗ trợ tim (VA-ECMO) và kèm theo đó là vô số các loại thuốc tim mạch được sử dụng cùng lúc cho bệnh nhân.
Triển khai ECMO thức tỉnh cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Sau 2 ngày chạy ECMO, bệnh nhân tỉnh táo, đôi lúc lo lắng, bồn chồn. Sang ngày thứ 3 duy trì ECMO, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở kèm ho nhiều.
Theo các bác sĩ khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Quân đội 108, đây là biểu hiện của tình trạng suy tim tiến triển và tăng áp lực thất trái gây phù phổi cấp do ảnh hưởng bất lợi của dòng ECMO, khoa đã rất khó khăn khi đưa ra quyết định phải gây mê đặt ống nội khí quản để chăm sóc hô hấp cho bệnh nhân.
Bệnh nhân phải đối diện với nhiều biến chứng do thở máy như viêm phổi, đột quỵ có thể xảy ra. Các bác sĩ phải đứng trước nhiều áp lực.
Thật may, cô gái cũng đã rất kiên cường chống lại bệnh tật, tình trạng hô hấp đã tiến triển tốt hơn và cuối cùng có thể rút ống nội khí quản.
Sau 8 ngày duy trì ECMO, chức năng tim của bệnh nhân M.D đã có những tiến triển rõ rệt, đã hết các loạn nhịp, tim co bóp tốt hơn và có thể kết thúc hỗ trợ ECMO trong tình trạng không có biến chứng.
Ghi nhận trên VietNamNet, viêm cơ tim cấp là bệnh lý ít gặp nhưng có thể diến biến rất nguy kịch, thường khởi phát sau một viêm nhiễm thông thường như cảm cúm, viêm đường hô hấp.
Ban đầu, bệnh nhân có thể sốt hoặc không, nhưng sau đó có thể có các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, thậm chí là choáng, ngất, ngừng tuần hoàn... Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ.
Người bệnh nếu có biểu hiện đau ngực, khó thở hoặc choáng, ngất đặc biệt là sau viêm nhiễm đường hô hấp, sốt cần tới khám đánh giá tình trạng tim mạch ngay để tránh các biến chứng đáng tiếc.
PN (SHTT)