Tại Đông Nam Á, khu vực có khoảng 650 triệu dân, Philippines khá lạc lõng vì không cuồng bóng đá. Người ta gọi đây là đất nước 3B, tức chỉ thích “basketball”, “billiards” và “boxing” (bóng rổ, bi-a và quyền Anh). Đôi khi có thể là 4B nếu kể thêm “beauty pageant” (cuộc thi sắc đẹp). Không ngạc nhiên bóng đá Philippines rất trì trệ, bị xếp vào nhóm yếu nhất ngay trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2011 họ rơi xuống vị trí thứ 133 trong BXH FIFA.
Để chuyển mình, vọt lên thứ 46 hiện tại, tham dự World Cup, sau đó đánh bại New Zealand để có được chiến thắng đầu tiên, bóng đá nữ Philippines đã trải qua một hành trình dài, như câu chuyện mà cây viết của YahooSport, Henry Bushnell đã kể.
Mark Mangune, một nhân viên IT, sinh ra ở Philippines nhưng lớn lên tại Michigan, Mỹ. Sẵn đam mê bóng đá và tinh thần dân tộc, anh thường lướt web để tìm kiếm các tin tức về đội tuyển bóng đá Philippines. Không có gì nhiều, ngoài những thất bại.
Rồi sự tò mò tiếp tục dẫn Mangune đến đội nữ. Kết quả còn thảm hơn. Anh nghĩ rằng tình trạng này có thể thay đổi nếu tận dụng nguồn lực từ bên ngoài, tức các “Phi kiều”. Mangune biết một số nữ cầu thủ gốc Philippines tại Mỹ, thế nên đã lập một danh sách chi tiết và đăng lên USAPANG Football, diễn đàn mở về bóng đá Philippines.
Khoảnh khắc Sarina Bolden ghi bàn, tạo nên mốc son chói lọi trong lịch sử bóng đá Philippines. (Ảnh: Getty Images)
Khoảng năm 2012, tình cờ Butchie Impelido đọc được nó. Cũng là người Mỹ gốc Philippines, Impelido từng giới thiệu 2 trong số 3 cô con gái cho ĐT nữ Philippines, sau đó để ý tìm kiếm những nữ cầu thủ tiềm năng cho đội tuyển. Ông còn tích cực hơn nữa khi con gái út Patrice về nước làm trợ lý HLV. Khi phát hiện ra danh sách của Mangune, Impelido từ kinh ngạc chuyển sang thích thú, lập tức tìm ra anh chàng và giới thiệu cho HLV trưởng ĐT nữ Ernie Nierras.
Thời điểm đó ĐT nữ Philippines (biệt danh Filipinas) được mời tham dự LA Viking Cup 2012, giải nghiệp dư ở Mỹ. Và Nierras giao cho Mangune nhiệm vụ tìm nhiều hơn nữa những cô gái gốc Phi tiềm năng đang chơi bóng ở Mỹ, sau đó đưa đến nơi đội đóng quân để thử việc.
Mangune đồng ý ngay, một cách hoàn toàn tự nguyện. Anh lân la ở các trường Đại học và ghi lại những cái tên, những khuôn mặt, giọng nói có vẻ giống người Philippines. Anh cũng tìm trên Facebook và hỏi các HLV của trường Đại học. Cuối cùng, nói với các cô gái trong danh sách về cơ hội chơi cho ĐT Philippines.
Cảm xúc dâng trào của các cô gái Philippines sau chiến thắng trước New Zealand. (Ảnh: Getty Images)
Khi Nierras cùng đội tuyển tới Mỹ, ông mong đợi có khoảng 20 cô gái tới thử việc. Ai mà ngờ, Mangune mang đến những 150 cô. Không ít trong số đó được nhận, giúp Filipinas vô địch LA Viking Cup. Thành công này khuyến khích Mangune tích cực hơn trong việc mở rộng mạng lưới tìm kiếm. Anh cũng được LĐBĐ Philippines trao cho chức danh “tuyển trạch và liên lạc viên” tại Mỹ.
Suốt nhiều năm, Mangune thành lập một đội ngũ tìm kiếm khắp nước Mỹ, phát hiện các nữ tuyển thủ tiềm năng trong cộng đồng Phi kiều từ những manh mối ít ỏi. Đôi khi họ cũng gặp khó khăn trong việc liên hệ. Những tin nhắn "vu vơ và sơ sài" (theo lời hậu vệ Sofia Harrison) khiến nhiều người nghĩ đây là chiêu lừa đảo, một trò chơi khăm hoặc đơn giản là bỏ qua vì không muốn làm phiền.
Nhưng sự kiên trì của Mangune cùng cộng sự, với công việc hoàn toàn tự nguyện và không được trả lương, đã được đền đáp. Họ đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của 800 cô gái tiềm năng.
Người hâm mộ Philippines vỡ òa vui sướng với chiến thắng lịch sử. (Ảnh: Getty Images)
Những người này lần lượt được đưa tới một trung tâm ở California, xác minh nhân thân, khảo sát kỹ năng bóng đá và nắm bắt ý nguyện chơi bóng cho quê hương. Tiếp tục, lần lượt các nhóm nhỏ bay đến thủ đô Manila, hoàn thành các thủ tục cấp hộ chiếu Philippines ở văn phòng nhập cư.
Khi Filipinas trở nên nổi tiếng (sau chức vô địch Đông Nam Á 2022 và giành vé dự World Cup 2023), Mangune cũng ít việc hơn. Bây giờ nhiều cô gái liên hệ với Liên đoàn và tự giới thiệu mình.
Nhưng công lao của Mangune và cộng sự vẫn được ghi nhận. Hiện 18 trong số 23 nữ cầu thủ tham dự World Cup 2023 của Philippines sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bao gồm cả Sarina Bolden, người ghi bàn giúp Filipinas đánh bại chủ nhà New Zealand chiều 25/7.
Cảm hứng từ các cô gái Philippines sẽ mang lại động lực cho một đội Đông Nam Á khác, chính là Việt Nam. (Ảnh: Getty Images)
Có một số lời bàn ra tán vào về cách Philippines xây dựng đội tuyển, nhưng Tahnai Annis, thủ quân của Filipinas nói: “Không quan trọng bạn lớn lên ở đâu, ở đây chúng tôi, những người chung một dòng máu, nền văn hóa và cội nguồn, tập hợp dưới một màu cờ, chiến đấu vì đất nước cũng như tương lai bóng đá Philippines”.
Cũng cần lưu ý, những nữ cầu thủ Philipines trở về từ Mỹ không phải các ngôi sao. Nhiều người không chơi chuyên nghiệp và một số, như Sofia Harrison hay Ryley Bugay, là cầu thủ tự do. Họ làm nghề khác để mưu sinh và tự tập luyện trước khi tập trung đội tuyển.
Thế nhưng những người này đã tạo ra kỳ tích, khiến đất nước với 117 triệu người sinh sống trên 2.000 hòn đảo tự hào. Giờ thì không ai nói Philippines chỉ có 3, hoặc 4 chữ B. Họ còn có cả bóng đá. Tất nhiên rồi, cả Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung cũng tự hào về họ.
Để chuyển mình, vọt lên thứ 46 hiện tại, tham dự World Cup, sau đó đánh bại New Zealand để có được chiến thắng đầu tiên, bóng đá nữ Philippines đã trải qua một hành trình dài, như câu chuyện mà cây viết của YahooSport, Henry Bushnell đã kể.
Mark Mangune, một nhân viên IT, sinh ra ở Philippines nhưng lớn lên tại Michigan, Mỹ. Sẵn đam mê bóng đá và tinh thần dân tộc, anh thường lướt web để tìm kiếm các tin tức về đội tuyển bóng đá Philippines. Không có gì nhiều, ngoài những thất bại.
Rồi sự tò mò tiếp tục dẫn Mangune đến đội nữ. Kết quả còn thảm hơn. Anh nghĩ rằng tình trạng này có thể thay đổi nếu tận dụng nguồn lực từ bên ngoài, tức các “Phi kiều”. Mangune biết một số nữ cầu thủ gốc Philippines tại Mỹ, thế nên đã lập một danh sách chi tiết và đăng lên USAPANG Football, diễn đàn mở về bóng đá Philippines.
Khoảnh khắc Sarina Bolden ghi bàn, tạo nên mốc son chói lọi trong lịch sử bóng đá Philippines. (Ảnh: Getty Images)
Khoảng năm 2012, tình cờ Butchie Impelido đọc được nó. Cũng là người Mỹ gốc Philippines, Impelido từng giới thiệu 2 trong số 3 cô con gái cho ĐT nữ Philippines, sau đó để ý tìm kiếm những nữ cầu thủ tiềm năng cho đội tuyển. Ông còn tích cực hơn nữa khi con gái út Patrice về nước làm trợ lý HLV. Khi phát hiện ra danh sách của Mangune, Impelido từ kinh ngạc chuyển sang thích thú, lập tức tìm ra anh chàng và giới thiệu cho HLV trưởng ĐT nữ Ernie Nierras.
Thời điểm đó ĐT nữ Philippines (biệt danh Filipinas) được mời tham dự LA Viking Cup 2012, giải nghiệp dư ở Mỹ. Và Nierras giao cho Mangune nhiệm vụ tìm nhiều hơn nữa những cô gái gốc Phi tiềm năng đang chơi bóng ở Mỹ, sau đó đưa đến nơi đội đóng quân để thử việc.
Mangune đồng ý ngay, một cách hoàn toàn tự nguyện. Anh lân la ở các trường Đại học và ghi lại những cái tên, những khuôn mặt, giọng nói có vẻ giống người Philippines. Anh cũng tìm trên Facebook và hỏi các HLV của trường Đại học. Cuối cùng, nói với các cô gái trong danh sách về cơ hội chơi cho ĐT Philippines.
Cảm xúc dâng trào của các cô gái Philippines sau chiến thắng trước New Zealand. (Ảnh: Getty Images)
Khi Nierras cùng đội tuyển tới Mỹ, ông mong đợi có khoảng 20 cô gái tới thử việc. Ai mà ngờ, Mangune mang đến những 150 cô. Không ít trong số đó được nhận, giúp Filipinas vô địch LA Viking Cup. Thành công này khuyến khích Mangune tích cực hơn trong việc mở rộng mạng lưới tìm kiếm. Anh cũng được LĐBĐ Philippines trao cho chức danh “tuyển trạch và liên lạc viên” tại Mỹ.
Suốt nhiều năm, Mangune thành lập một đội ngũ tìm kiếm khắp nước Mỹ, phát hiện các nữ tuyển thủ tiềm năng trong cộng đồng Phi kiều từ những manh mối ít ỏi. Đôi khi họ cũng gặp khó khăn trong việc liên hệ. Những tin nhắn "vu vơ và sơ sài" (theo lời hậu vệ Sofia Harrison) khiến nhiều người nghĩ đây là chiêu lừa đảo, một trò chơi khăm hoặc đơn giản là bỏ qua vì không muốn làm phiền.
Nhưng sự kiên trì của Mangune cùng cộng sự, với công việc hoàn toàn tự nguyện và không được trả lương, đã được đền đáp. Họ đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của 800 cô gái tiềm năng.
Người hâm mộ Philippines vỡ òa vui sướng với chiến thắng lịch sử. (Ảnh: Getty Images)
Những người này lần lượt được đưa tới một trung tâm ở California, xác minh nhân thân, khảo sát kỹ năng bóng đá và nắm bắt ý nguyện chơi bóng cho quê hương. Tiếp tục, lần lượt các nhóm nhỏ bay đến thủ đô Manila, hoàn thành các thủ tục cấp hộ chiếu Philippines ở văn phòng nhập cư.
Khi Filipinas trở nên nổi tiếng (sau chức vô địch Đông Nam Á 2022 và giành vé dự World Cup 2023), Mangune cũng ít việc hơn. Bây giờ nhiều cô gái liên hệ với Liên đoàn và tự giới thiệu mình.
Nhưng công lao của Mangune và cộng sự vẫn được ghi nhận. Hiện 18 trong số 23 nữ cầu thủ tham dự World Cup 2023 của Philippines sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bao gồm cả Sarina Bolden, người ghi bàn giúp Filipinas đánh bại chủ nhà New Zealand chiều 25/7.
Cảm hứng từ các cô gái Philippines sẽ mang lại động lực cho một đội Đông Nam Á khác, chính là Việt Nam. (Ảnh: Getty Images)
Có một số lời bàn ra tán vào về cách Philippines xây dựng đội tuyển, nhưng Tahnai Annis, thủ quân của Filipinas nói: “Không quan trọng bạn lớn lên ở đâu, ở đây chúng tôi, những người chung một dòng máu, nền văn hóa và cội nguồn, tập hợp dưới một màu cờ, chiến đấu vì đất nước cũng như tương lai bóng đá Philippines”.
Cũng cần lưu ý, những nữ cầu thủ Philipines trở về từ Mỹ không phải các ngôi sao. Nhiều người không chơi chuyên nghiệp và một số, như Sofia Harrison hay Ryley Bugay, là cầu thủ tự do. Họ làm nghề khác để mưu sinh và tự tập luyện trước khi tập trung đội tuyển.
Thế nhưng những người này đã tạo ra kỳ tích, khiến đất nước với 117 triệu người sinh sống trên 2.000 hòn đảo tự hào. Giờ thì không ai nói Philippines chỉ có 3, hoặc 4 chữ B. Họ còn có cả bóng đá. Tất nhiên rồi, cả Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung cũng tự hào về họ.
Theo Thanh Hải (Tiền Phong)