Các chấn thương thể thao thường gặp và cách khắc phục

FED

Well-known member
Bài đăng
9,076
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Chấn thương thể thao là những thương tích xảy ra trong quá trình hoạt động thể dục thể thao. Các vận động viên và trẻ em dễ mắc chấn thương thể thao nhất. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm lý không ổn định, khởi động không kỹ, thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc vận động quá sức, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, điều kiện khí hậu thời tiết.

Khi ta chơi thể thao, các vị trí dễ bị chấn thương là hệ thống các khớp như chân, đầu gối, khớp vai, khớp khuỷu tay hoặc cổ tay. Tuy nhiên, mỗi môn thể thao sẽ gặp các chấn thương khác nhau, từ đó bác sĩ đưa ra cách khắc phục cũng khác nhau.

Sau đây là một số chấn thương thể thao thường gặp và cách xử lý:

1. Căng cơ

20220919_cang-co-dui-1.jpg


Căng cơ là tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức, dẫn đến cảm giác khó chịu đi kèm đau nhức. Nguyên nhân do khởi động không kỹ, tác động vào cơ thể một lực bất ngờ dẫn đến tình trạng các sợi cơ bị kéo căng đột ngột.

Trong tình huống này, điều đầu tiên bạn nên làm là không được cử động mạnh, sau đó dùng đá lạnh chườm lên vùng cơ bị tổn thương, nghỉ ngơi để giảm đau và sưng.

2. Bong gân, trật khớp

7c89a67320e940a28d5cfb977318eda4.png


Sau khi té ngã hoặc trượt chân trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, chúng ta thường gặp tình trạng một số điểm trên cơ thể bị đau nhói và sưng vù, đây được gọi là bong gân. Các vị trí như mắt cá chân, cổ chân, cổ tay,… là những vị trí dễ bị bong gân nhất.

Ngoài ra, các trường hợp ngã, va chạm, hay đổi hướng đột ngột khi chơi thể thao dễ dẫn đến tình trạng trật khớp, điển hình là các khớp tay, chân, vai.

Bong gân sẽ đi kèm với cơn đau như điện giật rất nguy hiểm. Để khắc phục cơn đau này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp sơ cứu R.I.C.E với 4 bước đơn giản: Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm lạnh), Compression (Băng bó), Elevation (Nâng cao), thực hiện ngay tại nhà càng nhanh càng càng tốt.

Đối với các trường hợp bong gân nặng: vị trí bị bong hoàn toàn không thể cử động, dây chằng bị đứt hoàn toàn khiến khớp trở nên lỏng lẻo, người bệnh không đỡ đau hoặc vết thương không đỡ sưng sau 48 giờ. Ngay lúc này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ điều trị.

3. Chấn thương đầu gối

20220812_chan-thuong-dau-goi-1.jpg


Đầu gối là bộ phận chịu nhiều tác động trong các hoạt động thể thao nên dễ bị tổn thương. Đứt dây chằng chéo trước (ACL) và sau (PCL), rách dây chằng giữa khớp gối (MCL), chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL) là những chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao.

Nếu các cơn đau từ đầu gối không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể thực hiện sơ cứu bằng phương pháp R.I.C.E tại nhà. Trong trường hợp cơn đau kéo dài quá 1 tuần, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và lên phác đồ điều trị phù hợp.

4. Chấn thương vai, cánh tay, khuỷu tay

dung-coi-thuong-con-dau-khop-khuyu-tay-5.jpg


Một số vận động viên bơi lội rất dễ gặp chấn thương thể thao, do bộ môn này cần sử dụng lực ở phần thân trên khá nhiều, từ đó dẫn đến các tổn thương lên vai, cánh tay, khuỷu tay.

Trong trường hợp đau vai hoặc cứng cơ do vận động thể thao quá sức, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tránh vận động, cơn đau sẽ tự khỏi. Nếu tình trạng này không suy giảm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị dứt điểm cơn đau này.

5. Đau thắt lưng cột sống

174628-benh-cot-song-thuong-gap.jpg


Đau thắt lưng cột sống là chấn thương thường gặp trong thể thao, đặc biệt là những người chơi các bộ môn đạp xe, tennis, điền kinh, bơi lội… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do lực nghiêng người, xoay người quá mạnh dẫn đến bong gân các khớp đốt sống ở vùng thắt lưng, gây đau nhức.

Theo các bác sĩ, tình trạng này cần được điều trị đúng cách, chần chừ không điều trị có thể dẫn đến sai lệch các đốt sống, làm tăng áp lực lên đĩa đệm và chèn ép rễ thần kinh, theo thời gian lan dần xuống mông và chân, tệ nhất có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Phòng tránh chấn thương trong thể thao như thế nào?

Chấn thương là một rủi ro không thể tránh khỏi trong thể thao. Tuy nhiên, việc chuẩn bị tốt các biện pháp phòng tránh có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Thứ nhất, luôn khởi động trước khi tập. Khi khởi động, cơ thể sẽ được “làm nóng”, sẵn sàng đón nhận các vận động mạnh tiếp theo,từ đó giảm nguy cơ chấn thương.

chon-giay-chay-bo-3108-153110317.jpg


Kế đến là chọn giày phù hợp và lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp. Việc chọn giày phù hợp sẽ giúp bảo vệ đôi chân và xương chân khi tập luyện. Lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể không bị quá tải và giảm nguy cơ chấn thương.

Ngoài ra, luôn dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và uống đủ nước trong quá trình tập luyện. Tập luyện đa dạng các bài tập để cân bằng cơ thể và ưu tiên trang phục thoải mái và phù hợp với bộ môn tập luyện.

Cuối cùng, nên luyện tập với huấn luyện viên để được hướng dẫn và giám sát, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thể thao,phòng tránh chấn thương. Cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày. Tập thích nghi với hoàn cảnh môi trường, lắng nghe cơ thể và ngừng ngay khi bị đau để đảm bảo mọi chấn thương đều được điều trị kịp thời và đúng cách.

Biên Thùy (SHTT)
 
Top