Hà Lan đã không thể giành vé tham dự Euro cho đến năm 2009, World Cup cho tới năm 2015. Thế nhưng họ trở thành nhà vô địch châu Âu năm 2017 và Á quân thế giới năm 2019. Đáng kinh ngạc hơn, trong 10 năm qua số lượng nữ cầu thủ đã tăng thành 180.000, chiếm gần 20% trong tổng số 1 triệu cầu thủ ở quốc gia có 17 triệu dân. Những cầu thủ này trải rộng ở 1.862 CLB khắp Hà Lan, và mỗi khi đội tuyển thi đấu tại World Cup hay Euro, thu hút khoảng 2,7 triệu khán giả xem truyền hình.
Phải nói rằng người Hà Lan, cả nam và nữ, đều có máu bóng đá trong người. Từ năm 1924 ở Hà Lan, một đội bóng đá nữ đã được thành lập với cái tên rất dài, Oostzaanse Vrouwenvoetbal Vereeniging. Tuy nhiên đội này bị dập đi nhanh chóng bởi cơ quan tiền thân của Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB). Họ cho rằng phụ nữ chỉ nên đóng vai mẹ, vợ hoặc người yêu của các cầu thủ.
Đến giữa thập niên 1950, những cô gái cuồng bóng đá đã hè nhau lập ra một giải đấu có 14 đội. Về sau, với trào lưu bóng đá nữ dâng cao trên khắp lục địa già và chiến thắng định kiến, KNVB cũng phải công nhận, đồng thời lập ra đội tuyển bóng đá nữ quốc gia vào năm 1971. Trận giao hữu giữa Hà Lan và Pháp năm đó được FIFA xác định là trận quốc tế đầu tiên của bóng đá nữ.
Các cô gái Hà Lan trong chiến thắng trước Bồ Đào Nha ở World Cup 2023...
... và khi đăng quang Euro 2017. (Ảnh: Getty Images)
Mặc dù vậy, bóng đá nữ vẫn nhận được rất ít sự quan tâm. Vào năm 2009, trở về sau chiến tích vào tới bán kết Euro ngay lần đầu tham dự, HLV Vera Pauw đã rất sốc khi bước vào trụ sở KNVB. Không một ai ở đó chúc mừng bà. Vài tháng sau, Pauw từ chức vì quá mệt mỏi.
Dù sao thì thành công này cũng tác động mạnh tới suy nghĩ của nhiều quan chức. Có thể vì sau nhiều năm mỏi mòn tìm kiếm vinh quang trong vô vọng với bóng đá nam, họ quyết định đẩy mạnh bóng đá nữ trên vương quốc cối xay gió. Giải VĐQG nữ được thành lập và các CLB phải bao gồm đội nữ, từ cấp độ trẻ đến đội chuyên nghiệp. Từ năm 4 tuổi, các cô bé đã có thể tập luyện ở các đội trẻ địa phương. Nếu không có đội nữ, không có vấn đề gì, chúng sẽ tập luyện chung với các bạn nam.
Esmee Brugts là một ví dụ. Thần đồng tuổi 20 này được coi là siêu sao của bóng đá nữ thế giới trong tương lai. Cô chơi bóng từ lúc lên 5 tại SV Heinenoord. Các cậu bé ban đầu cười nhạo Brugts, nhưng rất nhanh sau đó nhìn cô với ánh mắt tôn trọng và ngưỡng mộ. Cho tới khi chuyển sang FC Binnenmaas và chơi cho đội U17, Brugts vẫn thuộc biên chế đội nam, đóng vai trò số 10. Cả hệ thống xoay quanh cô, người có khả năng quyết định trận đấu chỉ trong khoảnh khắc.
Thời điểm Brugts tới đội nữ PSV đã tạo ra cú sốc lớn cho FC Binnenmaas. Tiền đạo nam Dylan Doek từng nhận được rất nhiều đường chuyền của Brugts nói rằng “có một khoảng trống không thể lấp đầy”, và “cô ấy là một thiên tài, luôn mang đến điều đặc biệt từ con số 0”.
Esmee Brugts khi còn là cô bé tiểu học...
... tới năm 17 tuổi vẫn luôn chơi trong đội bóng đá nam.
Việc cho phép các cô bé phát triển bản thân cùng những đồng đội nam mang đến rất nhiều lợi ích. Họ được tiếp thu các kiến thức như những đồng đội nam, tận dụng cơ sở vật chất và sớm làm quen với môi trường cạnh tranh cao. Hà Lan cố gắng đến năm 2025 đạt con số 200.000 cầu thủ nữ trên cả nước. Để thúc đẩy điều này, chưa nói đến CLB chuyên nghiệp, ngay cả những đội nghiệp dư cũng phải có 25% số cầu thủ là nữ.
Mặc dù giải VĐQG nữ Hà Lan chưa chuyên nghiệp hoàn toàn bởi ngân sách eo hẹp, nhưng việc phát triển từ cấp cơ sở mang lại kết quả lớn, với rất nhiều tài năng như Brugts ra lò. Giống như những đồng nghiệp nam, họ ra ngoài đất nước và khoác áo những CLB lớn ở châu Âu, như Aniek Nouwen ở Chelsea, Lieke Martens ở PSG, Jill Roord chơi cho Man City hay Danielle van de Donk là trụ cột của Lyon. Riêng Brugts đang là cái tên được nhiều đội thèm muốn, bao gồm cả Barca.
Khi kết hợp lại dưới màu áo Oranje Leeuwinnen, tất cả tạo thành tập thể siêu mạnh, đủ sức cạnh tranh ngôi vô địch World Cup 2023. Và trải nghiệm thi đấu với những cô gái áo cam chắc chắn rất đáng nhớ với ĐT nữ Việt Nam. Chúng ta có thể học từ họ nhiều thứ, từ kỹ chiến thuật đến cái cách họ tiến hành bước đại nhảy vọt, từ đội bóng trung bình đến đại gia thế giới.
Phải nói rằng người Hà Lan, cả nam và nữ, đều có máu bóng đá trong người. Từ năm 1924 ở Hà Lan, một đội bóng đá nữ đã được thành lập với cái tên rất dài, Oostzaanse Vrouwenvoetbal Vereeniging. Tuy nhiên đội này bị dập đi nhanh chóng bởi cơ quan tiền thân của Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB). Họ cho rằng phụ nữ chỉ nên đóng vai mẹ, vợ hoặc người yêu của các cầu thủ.
Đến giữa thập niên 1950, những cô gái cuồng bóng đá đã hè nhau lập ra một giải đấu có 14 đội. Về sau, với trào lưu bóng đá nữ dâng cao trên khắp lục địa già và chiến thắng định kiến, KNVB cũng phải công nhận, đồng thời lập ra đội tuyển bóng đá nữ quốc gia vào năm 1971. Trận giao hữu giữa Hà Lan và Pháp năm đó được FIFA xác định là trận quốc tế đầu tiên của bóng đá nữ.
Các cô gái Hà Lan trong chiến thắng trước Bồ Đào Nha ở World Cup 2023...
... và khi đăng quang Euro 2017. (Ảnh: Getty Images)
Mặc dù vậy, bóng đá nữ vẫn nhận được rất ít sự quan tâm. Vào năm 2009, trở về sau chiến tích vào tới bán kết Euro ngay lần đầu tham dự, HLV Vera Pauw đã rất sốc khi bước vào trụ sở KNVB. Không một ai ở đó chúc mừng bà. Vài tháng sau, Pauw từ chức vì quá mệt mỏi.
Dù sao thì thành công này cũng tác động mạnh tới suy nghĩ của nhiều quan chức. Có thể vì sau nhiều năm mỏi mòn tìm kiếm vinh quang trong vô vọng với bóng đá nam, họ quyết định đẩy mạnh bóng đá nữ trên vương quốc cối xay gió. Giải VĐQG nữ được thành lập và các CLB phải bao gồm đội nữ, từ cấp độ trẻ đến đội chuyên nghiệp. Từ năm 4 tuổi, các cô bé đã có thể tập luyện ở các đội trẻ địa phương. Nếu không có đội nữ, không có vấn đề gì, chúng sẽ tập luyện chung với các bạn nam.
Esmee Brugts là một ví dụ. Thần đồng tuổi 20 này được coi là siêu sao của bóng đá nữ thế giới trong tương lai. Cô chơi bóng từ lúc lên 5 tại SV Heinenoord. Các cậu bé ban đầu cười nhạo Brugts, nhưng rất nhanh sau đó nhìn cô với ánh mắt tôn trọng và ngưỡng mộ. Cho tới khi chuyển sang FC Binnenmaas và chơi cho đội U17, Brugts vẫn thuộc biên chế đội nam, đóng vai trò số 10. Cả hệ thống xoay quanh cô, người có khả năng quyết định trận đấu chỉ trong khoảnh khắc.
Thời điểm Brugts tới đội nữ PSV đã tạo ra cú sốc lớn cho FC Binnenmaas. Tiền đạo nam Dylan Doek từng nhận được rất nhiều đường chuyền của Brugts nói rằng “có một khoảng trống không thể lấp đầy”, và “cô ấy là một thiên tài, luôn mang đến điều đặc biệt từ con số 0”.
Esmee Brugts khi còn là cô bé tiểu học...
... tới năm 17 tuổi vẫn luôn chơi trong đội bóng đá nam.
Việc cho phép các cô bé phát triển bản thân cùng những đồng đội nam mang đến rất nhiều lợi ích. Họ được tiếp thu các kiến thức như những đồng đội nam, tận dụng cơ sở vật chất và sớm làm quen với môi trường cạnh tranh cao. Hà Lan cố gắng đến năm 2025 đạt con số 200.000 cầu thủ nữ trên cả nước. Để thúc đẩy điều này, chưa nói đến CLB chuyên nghiệp, ngay cả những đội nghiệp dư cũng phải có 25% số cầu thủ là nữ.
Mặc dù giải VĐQG nữ Hà Lan chưa chuyên nghiệp hoàn toàn bởi ngân sách eo hẹp, nhưng việc phát triển từ cấp cơ sở mang lại kết quả lớn, với rất nhiều tài năng như Brugts ra lò. Giống như những đồng nghiệp nam, họ ra ngoài đất nước và khoác áo những CLB lớn ở châu Âu, như Aniek Nouwen ở Chelsea, Lieke Martens ở PSG, Jill Roord chơi cho Man City hay Danielle van de Donk là trụ cột của Lyon. Riêng Brugts đang là cái tên được nhiều đội thèm muốn, bao gồm cả Barca.
Khi kết hợp lại dưới màu áo Oranje Leeuwinnen, tất cả tạo thành tập thể siêu mạnh, đủ sức cạnh tranh ngôi vô địch World Cup 2023. Và trải nghiệm thi đấu với những cô gái áo cam chắc chắn rất đáng nhớ với ĐT nữ Việt Nam. Chúng ta có thể học từ họ nhiều thứ, từ kỹ chiến thuật đến cái cách họ tiến hành bước đại nhảy vọt, từ đội bóng trung bình đến đại gia thế giới.
Theo Thanh Hải (Tiền Phong)