Năm 2018, nhiều cầu thủ Việt Nam trở thành hiện tượng với người hâm mộ trên cả nước. Sự thành công của các đội tuyển quốc gia đã kéo dài từ giải U23 châu Á 2018 đến AFF Cup 2018. Cặp vé A xem trận chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Malaysia được bán ở chợ đen lên đến 38 triệu đồng, thậm chí trên 40 triệu đồng.
Cơn sốt các cầu thủ Việt Nam được thể hiện qua hai vấn đề: Thứ nhất là sự quan tâm của khán giả, từ theo dõi trên mạng xã hội đến lấp đầy khán đài sân Mỹ Đình. Thứ hai là nhiều cầu thủ đổi đời với các bản hợp đồng quảng cáo béo bở. Thủ môn Bùi Tiến Dũng có mức lương chưa đến 10 triệu đồng trước khi tham dự U23 châu Á 2018, một tháng sau xuất hiện bảng giá đi sự kiện tính bằng hàng nghìn USD.
Hình ảnh khán giả chật cứng trước sân Mỹ Đình dù đến 19h30 thì tuyển Việt Nam mới đá chung kết với Malaysia cách đây 5 năm.
Chúng ta thấy rằng, giá trị của thần tượng không chỉ nằm ở góc độ được quan tâm bằng lời nói suông, mà còn mang đến rất nhiều tiền cho thần tượng. Đặc biệt, họ tạo ra hiệu ứng tích cực cho du lịch, hàng không và các ngành dịch vụ. Mấy chục nghìn người về Hà Nội xem đội tuyển Việt Nam thi đấu thì ngành hàng không, khách sạn, dịch vụ (ăn uống, taxi...) được dịp kiếm tiền.
Nhóm nhạc Hàn Quốc - BLACKPINK vừa có hai đêm diễn ở sân Mỹ Đình. Họ cũng mang đến câu chuyện tương tự khi có rất đông khán giả mua vé vào sân Mỹ Đình. Nên nhớ, Thái Lan đã thu về khoảng 20 - 30 triệu USD từ các đêm diễn của nhóm nhạc BLACKPINK hồi tháng 1 năm nay.
Câu chuyện của BLACKPINK có gì đặc biệt? Đó là cách họ tiếp cận đến người hâm mộ, tour diễn giống như là một sản phẩm để bán và thu về lợi nhuận lớn.
Nhìn từ sự kiện của BLACKPINK, bóng đá Việt Nam cần chuyển đổi nhiều mặt để kiếm tiền dựa trên việc sở hữu những thần tượng sân cỏ. Chuyện này đã được các đội bóng châu Âu làm từ rất lâu. CLB Arsenal, Man City từng sang Việt Nam thi đấu với mức giá vài chục tỷ đồng.
Sau mỗi mùa giải ở châu Âu, các đội bóng hàng đầu thế giới đều có tour du đấu, giống như tour diễn của BLACKPINK. Năm nay, CLB PSG sang Nhật Bản. Real Madrid, Barca, Arsenal, Man United... sang Mỹ. Mục đích chính của các CLB này là kiếm tiền, khi mỗi trận đấu sẽ thu về vài triệu USD, tạo mối quan hệ với các CĐV phương xa để bán được nhiều áo đấu.
Không ít ý kiến sẽ nói rằng, các đội bóng Việt Nam và châu Âu khác biệt nhiều thứ. Lý lẽ này chỉ là lời biện hộ, khi 9 năm trước từng có cảnh vỡ sân, khán giả "săn đón" lứa Công Phượng của HAGL khắp mọi nơi. Sân Cần Thơ có sức chứa 50 nghìn chỗ ngồi được lấp kín, hàng nghìn người trèo cây, tìm vé chợ đen vào sân xem Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh thi đấu. HAGL có thời điểm thi đấu từ sân Pleiku đến Tân An (CLB Long An), hay Bình Phước... đều rơi vào cảnh vỡ sân.
Khán giả đến sân Bình Phước xem CLB HAGL đá giao hữu hồi năm 2018. Ảnh: HỘI CĐV BÓNG ĐÁ BÌNH PHƯỚC
Những cầu thủ của HAGL là ví dụ để thấy được người hâm mộ luôn có nhu cầu đến sân để xem bóng đá, đến tận nơi được nhìn thấy thần tượng "bằng xương, bằng thịt" và được chụp ảnh. Vấn đề là chúng ta muốn "bán được hàng" thì sản phẩm phải chất lượng và nhiều người yêu thích.
Như đã kể ở phần đầu, giá vé xem đội tuyển Việt Nam cuối năm 2018 còn đắt hơn vé xem BLACKPINK. Và bóng đá là một ngành công nghiệp sinh ra rất nhiều tiền. Các giải đấu hàng đầu thế giới như Ngoại hạng Anh, Bundesliga, La Liga đều góp phần phát triển kinh tế của Anh, Đức, Tây Ban Nha. Bóng đá Việt Nam phải thay đổi, không thể "sống" nhờ túi tiền của các ông chủ và cần phát triển để theo đúng xu thế "bóng đá là một ngành công nghiệp".
Cơn sốt các cầu thủ Việt Nam được thể hiện qua hai vấn đề: Thứ nhất là sự quan tâm của khán giả, từ theo dõi trên mạng xã hội đến lấp đầy khán đài sân Mỹ Đình. Thứ hai là nhiều cầu thủ đổi đời với các bản hợp đồng quảng cáo béo bở. Thủ môn Bùi Tiến Dũng có mức lương chưa đến 10 triệu đồng trước khi tham dự U23 châu Á 2018, một tháng sau xuất hiện bảng giá đi sự kiện tính bằng hàng nghìn USD.
Hình ảnh khán giả chật cứng trước sân Mỹ Đình dù đến 19h30 thì tuyển Việt Nam mới đá chung kết với Malaysia cách đây 5 năm.
Chúng ta thấy rằng, giá trị của thần tượng không chỉ nằm ở góc độ được quan tâm bằng lời nói suông, mà còn mang đến rất nhiều tiền cho thần tượng. Đặc biệt, họ tạo ra hiệu ứng tích cực cho du lịch, hàng không và các ngành dịch vụ. Mấy chục nghìn người về Hà Nội xem đội tuyển Việt Nam thi đấu thì ngành hàng không, khách sạn, dịch vụ (ăn uống, taxi...) được dịp kiếm tiền.
Nhóm nhạc Hàn Quốc - BLACKPINK vừa có hai đêm diễn ở sân Mỹ Đình. Họ cũng mang đến câu chuyện tương tự khi có rất đông khán giả mua vé vào sân Mỹ Đình. Nên nhớ, Thái Lan đã thu về khoảng 20 - 30 triệu USD từ các đêm diễn của nhóm nhạc BLACKPINK hồi tháng 1 năm nay.
Câu chuyện của BLACKPINK có gì đặc biệt? Đó là cách họ tiếp cận đến người hâm mộ, tour diễn giống như là một sản phẩm để bán và thu về lợi nhuận lớn.
Nhìn từ sự kiện của BLACKPINK, bóng đá Việt Nam cần chuyển đổi nhiều mặt để kiếm tiền dựa trên việc sở hữu những thần tượng sân cỏ. Chuyện này đã được các đội bóng châu Âu làm từ rất lâu. CLB Arsenal, Man City từng sang Việt Nam thi đấu với mức giá vài chục tỷ đồng.
Sau mỗi mùa giải ở châu Âu, các đội bóng hàng đầu thế giới đều có tour du đấu, giống như tour diễn của BLACKPINK. Năm nay, CLB PSG sang Nhật Bản. Real Madrid, Barca, Arsenal, Man United... sang Mỹ. Mục đích chính của các CLB này là kiếm tiền, khi mỗi trận đấu sẽ thu về vài triệu USD, tạo mối quan hệ với các CĐV phương xa để bán được nhiều áo đấu.
Không ít ý kiến sẽ nói rằng, các đội bóng Việt Nam và châu Âu khác biệt nhiều thứ. Lý lẽ này chỉ là lời biện hộ, khi 9 năm trước từng có cảnh vỡ sân, khán giả "săn đón" lứa Công Phượng của HAGL khắp mọi nơi. Sân Cần Thơ có sức chứa 50 nghìn chỗ ngồi được lấp kín, hàng nghìn người trèo cây, tìm vé chợ đen vào sân xem Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh thi đấu. HAGL có thời điểm thi đấu từ sân Pleiku đến Tân An (CLB Long An), hay Bình Phước... đều rơi vào cảnh vỡ sân.
Khán giả đến sân Bình Phước xem CLB HAGL đá giao hữu hồi năm 2018. Ảnh: HỘI CĐV BÓNG ĐÁ BÌNH PHƯỚC
Những cầu thủ của HAGL là ví dụ để thấy được người hâm mộ luôn có nhu cầu đến sân để xem bóng đá, đến tận nơi được nhìn thấy thần tượng "bằng xương, bằng thịt" và được chụp ảnh. Vấn đề là chúng ta muốn "bán được hàng" thì sản phẩm phải chất lượng và nhiều người yêu thích.
Như đã kể ở phần đầu, giá vé xem đội tuyển Việt Nam cuối năm 2018 còn đắt hơn vé xem BLACKPINK. Và bóng đá là một ngành công nghiệp sinh ra rất nhiều tiền. Các giải đấu hàng đầu thế giới như Ngoại hạng Anh, Bundesliga, La Liga đều góp phần phát triển kinh tế của Anh, Đức, Tây Ban Nha. Bóng đá Việt Nam phải thay đổi, không thể "sống" nhờ túi tiền của các ông chủ và cần phát triển để theo đúng xu thế "bóng đá là một ngành công nghiệp".
Theo Văn Nhân (Saostar.vn)