Theo lãnh đạo UBND thị trấn Đạ M’ri, bà Đ.T.L đã sinh sống tại khu vực này mấy chục năm nay, khai hoang khu vực trên từ năm 1985 để trồng cà phê, mít, bơ, gần đây cải tạo trồng sầu riêng.
Toàn bộ khu đất này đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương).
Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất trồng sầu riêng khoảng 1ha với tuổi đời cây khoảng từ 3-4 năm tuổi, xung quanh là rừng tự nhiên bao bọc.
Khu vực sạt lở chủ yếu từ đồi sầu riêng xuống quốc lộ 20
Liên quan vụ sạt lở kể trên, chiều tối 31/7, UBND tỉnh Lâm Đồng phát thông cáo báo chí, cho biết: khoảng 14h30 ngày 30/7 do mưa lớn liên tục, gây sạt lở mái taluy dương tại Km103+100 (khu vực có đồi sầu riêng), Quốc lộ 20 với khối lượng đất đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m). Vụ sạt lở làm vùi lấp 1 trụ sở trạm cảnh sát giao thông nằm giữa đèo Bảo Lộc, vùi lấp 4 người (gồm 3 chiến sỹ công an và 1 người dân), hư hỏng 3 xe ô tô; chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc.
Do vẫn đang trong quá trình khắc phục và kiểm tra, để xử lý các điểm có nguy cơ sạt trượt nên các phương tiện không thể lưu thông qua đèo Bảo Lộc cho đến khi có thông báo của cơ quan chức năng. Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện đến và ra khỏi địa bàn tỉnh.
Theo đó, hướng từ TP.HCM đi Đà Lạt, các phương tiện di chuyển theo hướng đường Tỉnh lộ 721 qua huyện Đạ Tẻh và Tỉnh lộ 725 qua huyện Bảo Lâm đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc lên TP.Đà Lạt. Nếu các phương tiện di chuyển theo cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thì qua Quốc lộ 28B lên Đà Lạt.
Với hướng từ Đà Lạt đi TP.HCM, các phương tiện di chuyển từ Đà Lạt đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc rẽ phải đi huyện Bảo Lâm qua đèo Con Ó qua huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai (thông qua Tỉnh lộ 721) rẽ phải đi TP.HCM.
Ngoài ra, các phương tiện có thể di chuyển từ Đà Lạt đến huyện Đức Trọng rẽ qua Quốc lộ 28B và đi TP.HCM; hoặc từ Đà Lạt đến huyện Di Linh rẽ qua Quốc lộ 28 đi về TP.HCM.
Toàn bộ khu đất này đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương).
Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất trồng sầu riêng khoảng 1ha với tuổi đời cây khoảng từ 3-4 năm tuổi, xung quanh là rừng tự nhiên bao bọc.
Khu vực sạt lở chủ yếu từ đồi sầu riêng xuống quốc lộ 20
Liên quan vụ sạt lở kể trên, chiều tối 31/7, UBND tỉnh Lâm Đồng phát thông cáo báo chí, cho biết: khoảng 14h30 ngày 30/7 do mưa lớn liên tục, gây sạt lở mái taluy dương tại Km103+100 (khu vực có đồi sầu riêng), Quốc lộ 20 với khối lượng đất đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m). Vụ sạt lở làm vùi lấp 1 trụ sở trạm cảnh sát giao thông nằm giữa đèo Bảo Lộc, vùi lấp 4 người (gồm 3 chiến sỹ công an và 1 người dân), hư hỏng 3 xe ô tô; chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc.
Do vẫn đang trong quá trình khắc phục và kiểm tra, để xử lý các điểm có nguy cơ sạt trượt nên các phương tiện không thể lưu thông qua đèo Bảo Lộc cho đến khi có thông báo của cơ quan chức năng. Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện đến và ra khỏi địa bàn tỉnh.
Theo đó, hướng từ TP.HCM đi Đà Lạt, các phương tiện di chuyển theo hướng đường Tỉnh lộ 721 qua huyện Đạ Tẻh và Tỉnh lộ 725 qua huyện Bảo Lâm đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc lên TP.Đà Lạt. Nếu các phương tiện di chuyển theo cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thì qua Quốc lộ 28B lên Đà Lạt.
Với hướng từ Đà Lạt đi TP.HCM, các phương tiện di chuyển từ Đà Lạt đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc rẽ phải đi huyện Bảo Lâm qua đèo Con Ó qua huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai (thông qua Tỉnh lộ 721) rẽ phải đi TP.HCM.
Ngoài ra, các phương tiện có thể di chuyển từ Đà Lạt đến huyện Đức Trọng rẽ qua Quốc lộ 28B và đi TP.HCM; hoặc từ Đà Lạt đến huyện Di Linh rẽ qua Quốc lộ 28 đi về TP.HCM.
Theo An Phú (Tiền Phong)