Những ngày qua, cộng đồng mạng "dậy sóng" clip khách tố có dao lam trong bịch bún bò. Theo clip chị Q.N. đăng tải trên mạng xã hội thì chị mua 2 phần bún bò tại một quán trên đường Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp, TP HCM).
Clip gây tranh cãi
Khi mang về nhà, chị Q.N. phát hiện có một chiếc dao lam trong phần bún bò mua tại quán. Chị N. mang hai phần bún bò ra "khiếu nại" với chủ quán.
Tại đây, chủ quán không chịu trách nhiệm chuyện dao lam "xuất hiện" trong phần bún bò bởi vì khách đã mang ra khỏi quán. Về việc này, chị N. nói rằng không chắc là dao lam là do lỗi của quán, cũng có thể trong rau.
Về nghi vấn câu like hoặc cố tình "chơi" chủ quán, chị N. phản hồi trên mạng xã hội: "Mình làm spa, không kinh doanh dịch vụ ăn uống nên không cần phải chơi xấu như vậy".
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà L. (chủ quán) cho biết: "Sự việc xảy ra đã hơn hai tháng. Lúc đó nữ khách hàng mua 2 phần bún bò mang đi. Sau khi mang về nhà thì khách đến nói có dao lam trong bún bò. Ban đầu khách nói là dao lam trong nước lèo nhưng sau đó lại nói dao lam trong rau. Nếu ăn tại quán mà có dao lam tôi chịu trách nhiệm còn mang đi tôi không biết được chuyện gì xảy ra. Tôi bán ở đây đã lâu, khách hàng của tôi cũng khá nhiều nhưng đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp. Tôi không cần giải thích vì quán tôi vẫn buôn bán bình thường, khách vẫn ủng hộ đều đều".
Hình ảnh khách chụp lại
Về việc dao lam có thể xuất hiện trong nước dùng hay trong rau, bà L. nói thêm: "Nếu có dao lam thì nó sẽ chìm dưới đáy nồi chứ không nổi lềnh bềnh cho mình múc vào túi ni lông. Còn nếu nói trong rau thì chồng tôi rửa từng cọng rau, khi lấy rau cho khách cũng chỉ một nhúm lẽ nào không nhìn thấy?".
Về việc clip xuất hiện trên mạng, bà L. bức xúc: "Chỉ có trời hại mới ra chuyện chứ người hại không nhằm nhò gì đâu. Bây giờ trên mạng bày ra nhiều trò để câu like, câu view lắm. Bữa đó tôi lu bu bán cho khách chứ không tôi đã mời công an xuống làm cho ra ngô ra khoai. Nhưng vì khách nói như vậy nên tôi cũng đã hoàn lại tiền phần bún bò khách đã đổ ra tô. Các chủ quán cần cẩn thận trước những sự việc lùm xùm tại quán, nếu xảy ra chuyện thì nên gọi công an xuống liền để tránh thiệt thân".
Làm gì nếu bị khách "tố"?
Theo luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ), vu khống được hiểu là hành vi sử dụng lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân hoặc tổ chức.
Vu khống được cụ thể hóa tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 là các hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Cụ thể, Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định nếu bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù đến 7 năm tùy vào mức độ phạm tội.
Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nói: "Việc chủ quán cho rằng chỉ chịu trách nhiệm khi ăn tại quán còn mang về nhà rồi đến nói có dao lam chủ quán không chịu trách nhiệm là đúng. Khi mang ra khỏi quán thì có rất nhiều tình huống xảy ra. Trong trường hợp này, khi khách mang bún bò có dao lam đến thì chủ quán nên mời công an xuống lập biên bản sự việc.
Trong trường hợp chưa chứng minh được sai phạm của quán nhưng khách vẫn quay clip, đăng lên mạng kèm theo hình ảnh chủ quán, địa chỉ quán thì đã vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Chủ quán có thể gửi đơn đến Sở Thông tin và Truyền trông TP HCM yêu cầu can thiệp, gỡ clip và xin lỗi công khai. Nếu quán bị thiệt hại do hành vi đăng clip thì khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường".
Clip gây tranh cãi
Khi mang về nhà, chị Q.N. phát hiện có một chiếc dao lam trong phần bún bò mua tại quán. Chị N. mang hai phần bún bò ra "khiếu nại" với chủ quán.
Tại đây, chủ quán không chịu trách nhiệm chuyện dao lam "xuất hiện" trong phần bún bò bởi vì khách đã mang ra khỏi quán. Về việc này, chị N. nói rằng không chắc là dao lam là do lỗi của quán, cũng có thể trong rau.
Về nghi vấn câu like hoặc cố tình "chơi" chủ quán, chị N. phản hồi trên mạng xã hội: "Mình làm spa, không kinh doanh dịch vụ ăn uống nên không cần phải chơi xấu như vậy".
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà L. (chủ quán) cho biết: "Sự việc xảy ra đã hơn hai tháng. Lúc đó nữ khách hàng mua 2 phần bún bò mang đi. Sau khi mang về nhà thì khách đến nói có dao lam trong bún bò. Ban đầu khách nói là dao lam trong nước lèo nhưng sau đó lại nói dao lam trong rau. Nếu ăn tại quán mà có dao lam tôi chịu trách nhiệm còn mang đi tôi không biết được chuyện gì xảy ra. Tôi bán ở đây đã lâu, khách hàng của tôi cũng khá nhiều nhưng đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp. Tôi không cần giải thích vì quán tôi vẫn buôn bán bình thường, khách vẫn ủng hộ đều đều".
Hình ảnh khách chụp lại
Về việc dao lam có thể xuất hiện trong nước dùng hay trong rau, bà L. nói thêm: "Nếu có dao lam thì nó sẽ chìm dưới đáy nồi chứ không nổi lềnh bềnh cho mình múc vào túi ni lông. Còn nếu nói trong rau thì chồng tôi rửa từng cọng rau, khi lấy rau cho khách cũng chỉ một nhúm lẽ nào không nhìn thấy?".
Về việc clip xuất hiện trên mạng, bà L. bức xúc: "Chỉ có trời hại mới ra chuyện chứ người hại không nhằm nhò gì đâu. Bây giờ trên mạng bày ra nhiều trò để câu like, câu view lắm. Bữa đó tôi lu bu bán cho khách chứ không tôi đã mời công an xuống làm cho ra ngô ra khoai. Nhưng vì khách nói như vậy nên tôi cũng đã hoàn lại tiền phần bún bò khách đã đổ ra tô. Các chủ quán cần cẩn thận trước những sự việc lùm xùm tại quán, nếu xảy ra chuyện thì nên gọi công an xuống liền để tránh thiệt thân".
Làm gì nếu bị khách "tố"?
Theo luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ), vu khống được hiểu là hành vi sử dụng lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân hoặc tổ chức.
Vu khống được cụ thể hóa tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 là các hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Cụ thể, Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định nếu bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù đến 7 năm tùy vào mức độ phạm tội.
Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nói: "Việc chủ quán cho rằng chỉ chịu trách nhiệm khi ăn tại quán còn mang về nhà rồi đến nói có dao lam chủ quán không chịu trách nhiệm là đúng. Khi mang ra khỏi quán thì có rất nhiều tình huống xảy ra. Trong trường hợp này, khi khách mang bún bò có dao lam đến thì chủ quán nên mời công an xuống lập biên bản sự việc.
Trong trường hợp chưa chứng minh được sai phạm của quán nhưng khách vẫn quay clip, đăng lên mạng kèm theo hình ảnh chủ quán, địa chỉ quán thì đã vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Chủ quán có thể gửi đơn đến Sở Thông tin và Truyền trông TP HCM yêu cầu can thiệp, gỡ clip và xin lỗi công khai. Nếu quán bị thiệt hại do hành vi đăng clip thì khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường".
Cư dân mạng nói gì?
Sau khi clip đăng lên mạng xã hội, rất nhiều ý kiến nghiêng về việc chiếc dao lam có thể là do bào rau muống và sơ ý để lẫn trong rau. Bên dưới clip, tài khoản T.T. phân tích: "Mình nghĩ này là người bào rau muống xong bị rớt vô, rồi nó lẫn vào trong rau. Chủ quán có thể vô ý không thấy chứ không ai tự đạp đổ chén cơm của mình đâu".
Tài khoản B. bình luận: "Bạn mang về nhà rồi giờ bạn mang lên thì ai chịu trách nhiệm? Nếu như bạn ăn tại quán thì bạn nói thoải mái, chủ quán cũng nói như vậy rồi".
Một tài khoản khác ý kiến: "Chủ quán nói cũng đúng mà, bởi vì cũng có những trường hợp mua bán cạnh tranh chơi khăm nhau. Chị ấy nói cũng có lý".
Tài khoản T.P.V. thì cho rằng: "Thật ra đưa về nhà rồi thì nhiều việc xảy ra lắm. Nhiều khi nó rớt vô tô bún bằng một cách mà mình không ngờ tới đâu, không có bằng chứng rõ ràng".