Sáng 4/8, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tại hội nghị cho biết, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,24 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD (tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022). Giá xuất khẩu bình quân đạt 533USD/tấn, tăng 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022.
Theo số ước của liên Bộ, ước tính đến hết tháng 7, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về tỷ giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trường Phong.
Về tình hình sản xuất, cân đối trong nước, theo báo cáo ngày 2/8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dự kiến năm nay cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6.07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.
Hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa và vụ thu đông và thu hoạch vụ hè thu. Diện tích vụ thu đông tăng 50.000 ha lên mức 700.000 ha. Các địa phương cũng đã thu hoạch gần 3,7 triệu ha, giảm 0,8ha so với cùng kỳ năm 2022. Năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha nên sản lượng lúa thu hoạch 7 tháng đạt trên 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.
“Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo”, báo cáo nêu.
Coi chừng "gậy ông đập lưng ông"
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu, hiện nay là thời cơ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo trong điều kiện cho phép nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất, người kinh doanh. Đây cũng là thời cơ để mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt Nam, tiến tới mở rộng thị trường mới.
Tuy nhiên, ông Diên cảnh báo, hiện một số nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan đều có động thái về cấm xuất khẩu gạo, vì vậy Việt Nam cần thận trọng.
"Khi chúng ta thừa thế xông lên mà người ta dừng lệnh đó thì đội hình đằng sau quay. Người đi đầu trở thành người đi sau. Khi chúng ta đã quá đà xuất khẩu cả về sản lượng và giá trị, chất lượng hạt gạo chưa chắc được đảm bảo, thương hiệu gạo chưa được khẳng định, giá lại cao hơn của họ, thì sẽ mất các đơn hàng cụ thể. Liền sau đó là mất thị trường. Và mất trong cuộc này là mất hẳn, có quay trở lại được cũng không phải dễ", ông Diên nêu.
Một số nước có động thái cấm xuất khẩu gạo, tuy nhiên Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng Việt Nam nên thận trọng (Ảnh: Báo Công Thương).
Theo ông Diên, vẫn phải xuất khẩu để tranh thủ thời cơ, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bộ trưởng Diên lấy ví dụ về dịch COVID-19 không dự báo được thời điểm kết thúc, vì thế, tác động đến thị trường lúa gạo thế giới hiện nay cũng chưa biết khi nào có thay đổi. Cho nên, cùng với dự trữ nhà nước, thị trường kinh doanh xuất khẩu gạo phải tính toán, cân nhắc.
"Trong lúc này thừa thế xông lên thì coi chừng gậy ông đập lưng ông. Một quốc gia nổi tiếng sản xuất lúa gạo mà lại lâm vào tình trạng thiếu gạo, giá gạo lên quá cao, để người dân khổ thì không thể chấp nhận được", ông Diên nêu thêm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng phải xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng sản xuất (vùng trồng, người nông dân) với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo với nhau để tránh tình trạng bẻ kèo, tranh mua, tranh bán, tranh thị trường.
Giải pháp trọng tâm, theo ông Diên, các đơn vị có nhiệm vụ liên quan phải thực hiện bảo đảm duy trì dự trữ và thu mua lương thực theo quy định của nhà nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Cơ quan của Bộ Công Thương sẽ có cơ chế theo dõi, giám sát đặc biệt vấn đề này. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc dự trữ lưu thông tối thiểu; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Đại diện doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo nêu nhiều kiến nghị tại hội nghị với lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan. Ảnh: Trường Phong.
"Cần tôn trọng các hợp đồng đã ký để giữ được uy tín với bạn hàng. Lúc này mà lật kèo là huỷ hoại hết thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp", ông Diên cảnh báo và cho rằng đây là thời điểm cần xem xét hài hoà lợi ích giữa người sản xuất với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu. Các đơn vị cũng cần tập trung khai thác nguồn hàng, xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu; tiến hành đàm phán, ký kết các hợp đồng mới với các đối tác theo cơ chế giá phù hợp với tình hình.
Bộ trưởng Công Thương cho biết cơ chế giá phù hợp ở đây là "đừng có thừa thế xông lên", cao tới mức người ta khó có thể chấp nhận được. Lúc đói, lúc khát người ta chấp nhận ăn uống với giá cao. Nhưng liền sau đó, nguồn cung thị trường lúa gạo từ các nước có tiềm năng lớn mở ra thì lúc đó chúng ta sẽ thua ngay trong trận đầu. Cùng với các thị trường truyền thống cần quan tâm mở rộng các thị trường tiềm năng; cần "đánh chắc, tiến chắc" không bỏ lại trận địa phía sau, làm cho giá gạo trong nước tăng...
Xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tại hội nghị cho biết, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,24 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD (tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022). Giá xuất khẩu bình quân đạt 533USD/tấn, tăng 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022.
Theo số ước của liên Bộ, ước tính đến hết tháng 7, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về tỷ giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trường Phong.
Về tình hình sản xuất, cân đối trong nước, theo báo cáo ngày 2/8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dự kiến năm nay cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6.07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.
Hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa và vụ thu đông và thu hoạch vụ hè thu. Diện tích vụ thu đông tăng 50.000 ha lên mức 700.000 ha. Các địa phương cũng đã thu hoạch gần 3,7 triệu ha, giảm 0,8ha so với cùng kỳ năm 2022. Năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha nên sản lượng lúa thu hoạch 7 tháng đạt trên 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.
“Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo”, báo cáo nêu.
Coi chừng "gậy ông đập lưng ông"
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu, hiện nay là thời cơ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo trong điều kiện cho phép nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất, người kinh doanh. Đây cũng là thời cơ để mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt Nam, tiến tới mở rộng thị trường mới.
Tuy nhiên, ông Diên cảnh báo, hiện một số nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan đều có động thái về cấm xuất khẩu gạo, vì vậy Việt Nam cần thận trọng.
"Khi chúng ta thừa thế xông lên mà người ta dừng lệnh đó thì đội hình đằng sau quay. Người đi đầu trở thành người đi sau. Khi chúng ta đã quá đà xuất khẩu cả về sản lượng và giá trị, chất lượng hạt gạo chưa chắc được đảm bảo, thương hiệu gạo chưa được khẳng định, giá lại cao hơn của họ, thì sẽ mất các đơn hàng cụ thể. Liền sau đó là mất thị trường. Và mất trong cuộc này là mất hẳn, có quay trở lại được cũng không phải dễ", ông Diên nêu.
Một số nước có động thái cấm xuất khẩu gạo, tuy nhiên Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng Việt Nam nên thận trọng (Ảnh: Báo Công Thương).
Theo ông Diên, vẫn phải xuất khẩu để tranh thủ thời cơ, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bộ trưởng Diên lấy ví dụ về dịch COVID-19 không dự báo được thời điểm kết thúc, vì thế, tác động đến thị trường lúa gạo thế giới hiện nay cũng chưa biết khi nào có thay đổi. Cho nên, cùng với dự trữ nhà nước, thị trường kinh doanh xuất khẩu gạo phải tính toán, cân nhắc.
"Trong lúc này thừa thế xông lên thì coi chừng gậy ông đập lưng ông. Một quốc gia nổi tiếng sản xuất lúa gạo mà lại lâm vào tình trạng thiếu gạo, giá gạo lên quá cao, để người dân khổ thì không thể chấp nhận được", ông Diên nêu thêm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng phải xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng sản xuất (vùng trồng, người nông dân) với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo với nhau để tránh tình trạng bẻ kèo, tranh mua, tranh bán, tranh thị trường.
Giải pháp trọng tâm, theo ông Diên, các đơn vị có nhiệm vụ liên quan phải thực hiện bảo đảm duy trì dự trữ và thu mua lương thực theo quy định của nhà nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Cơ quan của Bộ Công Thương sẽ có cơ chế theo dõi, giám sát đặc biệt vấn đề này. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc dự trữ lưu thông tối thiểu; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Đại diện doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo nêu nhiều kiến nghị tại hội nghị với lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan. Ảnh: Trường Phong.
"Cần tôn trọng các hợp đồng đã ký để giữ được uy tín với bạn hàng. Lúc này mà lật kèo là huỷ hoại hết thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp", ông Diên cảnh báo và cho rằng đây là thời điểm cần xem xét hài hoà lợi ích giữa người sản xuất với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu. Các đơn vị cũng cần tập trung khai thác nguồn hàng, xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu; tiến hành đàm phán, ký kết các hợp đồng mới với các đối tác theo cơ chế giá phù hợp với tình hình.
Bộ trưởng Công Thương cho biết cơ chế giá phù hợp ở đây là "đừng có thừa thế xông lên", cao tới mức người ta khó có thể chấp nhận được. Lúc đói, lúc khát người ta chấp nhận ăn uống với giá cao. Nhưng liền sau đó, nguồn cung thị trường lúa gạo từ các nước có tiềm năng lớn mở ra thì lúc đó chúng ta sẽ thua ngay trong trận đầu. Cùng với các thị trường truyền thống cần quan tâm mở rộng các thị trường tiềm năng; cần "đánh chắc, tiến chắc" không bỏ lại trận địa phía sau, làm cho giá gạo trong nước tăng...
Theo Trường Phong (Tiền Phong)