Con số này cũng cao hơn 0,72 độ C so với mức trung bình của tháng 7 trong giai đoạn 1991-2020. Copernicus cho biết thế giới đã hứng chịu nhiều đợt nắng nóng và cháy rừng vào tháng rồi, trong đó có Nam Âu, một số quốc gia Nam Mỹ...
Cháy rừng ở thị trấn Aljezur tại Bồ Đào Nha hôm 7-8 Ảnh: REUTERS
Một kỷ lục nhiệt độ cao khác cũng vừa bị phá, làm dấy lên lo ngại về tác động dây chuyền đối với khí hậu, sinh vật biển và các cộng đồng ven biển. Theo dữ liệu của EU, nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trên thế giới đạt mức 20,96 độ C hôm 30-7, vượt kỷ lục 20,95 độ C của tháng 3-2016.
Các chuyên gia của Copernicus cảnh báo việc một loạt kỷ lục nhiệt độ cao bị phá nói trên gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người và hành tinh. Tình trạng toàn cầu ấm dần lên khiến các đợt nắng nóng thêm khắc nghiệt, diễn ra lâu và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác, như bão và lũ trở nên mạnh hơn. Vì thế, thế giới cần nhanh chóng có những nỗ lực lớn hơn nhằm giảm lượng khí thải nhà kính.
Cháy rừng ở thị trấn Aljezur tại Bồ Đào Nha hôm 7-8 Ảnh: REUTERS
Một kỷ lục nhiệt độ cao khác cũng vừa bị phá, làm dấy lên lo ngại về tác động dây chuyền đối với khí hậu, sinh vật biển và các cộng đồng ven biển. Theo dữ liệu của EU, nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trên thế giới đạt mức 20,96 độ C hôm 30-7, vượt kỷ lục 20,95 độ C của tháng 3-2016.
Các chuyên gia của Copernicus cảnh báo việc một loạt kỷ lục nhiệt độ cao bị phá nói trên gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người và hành tinh. Tình trạng toàn cầu ấm dần lên khiến các đợt nắng nóng thêm khắc nghiệt, diễn ra lâu và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác, như bão và lũ trở nên mạnh hơn. Vì thế, thế giới cần nhanh chóng có những nỗ lực lớn hơn nhằm giảm lượng khí thải nhà kính.
Theo Anh Thư (Nld.com.vn)