Ngày 8/8, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ nhất đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Phiên họp nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Về nội dung, đoàn giám sát tập trung vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, đoàn cũng quan tâm đến tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các vấn đề này.
Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: Làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội và các vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội cũng là một trong những nội dung được giám sát.
Tại phiên họp, đoàn giám sát công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh sách ủy viên và đại biểu mời tham gia đoàn giám sát.
Thống nhất giám sát trực tiếp tại 12 địa phương
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn giám sát cho biết, đây là một trong 4 chuyên đề sẽ thực hiện giám sát trong năm 2024 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, chuyên đề này có nội dung, phạm vi giám sát rộng, là lĩnh vực khó, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương và nhiều đối tượng chịu sự tác động.
Thời gian tổ chức triển khai kế hoạch giám sát không nhiều, trong khi các thành viên đoàn còn triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ song trùng khác.
Nhấn mạnh thị trường bất động sản hiện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, tác động trực tiếp và rộng lớn đến người dân, doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Trong khi đó, yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường.
Liên quan đến nhà ở xã hội, ông Mẫn lưu ý, giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi đối với lĩnh vực nhà ở xã hội sẽ góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Đồng thời bảo đảm về chất lượng, đáp ứng được mức sống ngày càng cao của người dân và phù hợp xu hướng phát triển bền vững, là động lực phát triển kinh tế xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định một trong những mục đích, yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đoàn giám sát là phải đề cao trách nhiệm, góp phần “giải mã” được thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật tốt hơn.
Vì vậy cần rà soát, điều chỉnh về tiến độ làm việc với bộ, ngành, địa phương, không dồn lịch làm việc vào giai đoạn cuối, tránh bị động; tăng cường cơ chế xin ý kiến bằng văn bản…
Đoàn giám sát thống nhất giám sát trực tiếp tại 12 địa phương và cân đối đến yếu tố vùng miền, vùng kinh tế…
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, đoàn giám sát chuyên đề cần tiếp tục tinh thần đổi mới, cải tiến trong cách làm, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, hành động trong tư duy, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước.
Phiên họp nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Về nội dung, đoàn giám sát tập trung vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, đoàn cũng quan tâm đến tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các vấn đề này.
Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: Làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội và các vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội cũng là một trong những nội dung được giám sát.
Tại phiên họp, đoàn giám sát công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh sách ủy viên và đại biểu mời tham gia đoàn giám sát.
Thống nhất giám sát trực tiếp tại 12 địa phương
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn giám sát cho biết, đây là một trong 4 chuyên đề sẽ thực hiện giám sát trong năm 2024 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, chuyên đề này có nội dung, phạm vi giám sát rộng, là lĩnh vực khó, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương và nhiều đối tượng chịu sự tác động.
Thời gian tổ chức triển khai kế hoạch giám sát không nhiều, trong khi các thành viên đoàn còn triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ song trùng khác.
Nhấn mạnh thị trường bất động sản hiện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, tác động trực tiếp và rộng lớn đến người dân, doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Trong khi đó, yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường.
Liên quan đến nhà ở xã hội, ông Mẫn lưu ý, giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi đối với lĩnh vực nhà ở xã hội sẽ góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Đồng thời bảo đảm về chất lượng, đáp ứng được mức sống ngày càng cao của người dân và phù hợp xu hướng phát triển bền vững, là động lực phát triển kinh tế xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định một trong những mục đích, yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đoàn giám sát là phải đề cao trách nhiệm, góp phần “giải mã” được thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật tốt hơn.
Vì vậy cần rà soát, điều chỉnh về tiến độ làm việc với bộ, ngành, địa phương, không dồn lịch làm việc vào giai đoạn cuối, tránh bị động; tăng cường cơ chế xin ý kiến bằng văn bản…
Đoàn giám sát thống nhất giám sát trực tiếp tại 12 địa phương và cân đối đến yếu tố vùng miền, vùng kinh tế…
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, đoàn giám sát chuyên đề cần tiếp tục tinh thần đổi mới, cải tiến trong cách làm, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, hành động trong tư duy, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước.
Theo Thu Hằng (VietNamNet)