Theo hãng tin AP, qua nhiều thế hệ, cây đa bồ đề trên đường Front là nơi tụ tập của người dân thị trấn Lahaina. Thân cành vô cùng xum xuê của cây đa cao đến 18 m này phủ bóng lên thị trấn lịch sử không khác gì mặt trời Hawaii.
Trong suốt 150 năm qua, cổ thụ này là nơi người dân tổ chức các sự kiện cộng đồng và được nhiều người xem là "trái tim của cộng đồng ven biển".
Cây bồ đề khổng lồ ở Lahaina trước khi bão lửa xảy ra. Ảnh: AP
Dần dần, đại cổ thụ này trở thành một dấu ấn lịch sử của Hawaii.
Được trồng vào năm 1873, lúc đó cây bồ đề mới cao khoảng 2 m. Đây là một món quà từ Ấn Độ để kỉ niệm 50 năm phong trào đạo Tin Lành đầu tiên tại Lahaina. 25 năm sau thời điểm này, quần đảo Hawaii trở thành lãnh thổ của Mỹ.
Lahaina từng được vua Kamehameha tuyên bố là thủ đô của Vương quốc Hawaii trong giai đoạn 1802 – 1845.
"Hôm nay, không có gì làm tôi thương tiếc hơn là cây đa tại thị trấn quê nhà Lahaina của tôi" – một tài khoản tên HawaiiDelilah trên X (Twitter cũ) bày tỏ. "Chúng tôi sẽ xây dựng lại mọi thứ và vẻ đẹp thiên nhiên của Maui sẽ mãi trường tồn".
Cây đa đã tồn tại 150 năm qua. Ảnh: AP Photo
Tự mình đi khảo sát mức độ tổn thất tại Lahaina hôm 9-8, một người dân địa phương tên Tiffany Kidder Win nói với AP rằng cây đa khổng lồ vẫn đang bám víu sự sống dù cành lá của nó đã cháy thành tro.
"Cái cây bị cháy rụi nhưng khi nhìn vào thân và rễ cây, tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục sống" – cô Tiffany Kidder Win kể.
Đại cổ thụ này có rất nhiều thân. Treo lủng lẳng đầy cành là rễ khí sinh và khi chạm được mặt đất, chúng trở thành các thân mới trải rộng trên phần đất khoảng 4.000 m2. Những nhánh cây chi chít vươn rộng là nơi sinh sống của hàng đàn chim sáo.
Người ta kể rằng Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới một cây đa bồ đề.
Cành lá cây đa trải rộng trên phần đất khoảng 4.000 m2. Ảnh: AP
"Cây đa bồ đề ở Lahaina gắn liền với nhiều giá trị lịch sử cũng như trải nghiệm của tất cả mọi người từng đến đây" – ông John Sandbach, một cư dân đã sinh sống gần 2 thập kỉ tại thị trấn, chia sẻ.
Ông Sandbach theo dõi vụ cháy từ Colorado. Ông không thể về nhà tại Maui do các chuyến bay đến đây đều bị hủy. May mắn là 3 người con của ông ở Maui bình an vô sự.
Trong suốt 150 năm qua, cổ thụ này là nơi người dân tổ chức các sự kiện cộng đồng và được nhiều người xem là "trái tim của cộng đồng ven biển".
Cây bồ đề khổng lồ ở Lahaina trước khi bão lửa xảy ra. Ảnh: AP
Dần dần, đại cổ thụ này trở thành một dấu ấn lịch sử của Hawaii.
Được trồng vào năm 1873, lúc đó cây bồ đề mới cao khoảng 2 m. Đây là một món quà từ Ấn Độ để kỉ niệm 50 năm phong trào đạo Tin Lành đầu tiên tại Lahaina. 25 năm sau thời điểm này, quần đảo Hawaii trở thành lãnh thổ của Mỹ.
Lahaina từng được vua Kamehameha tuyên bố là thủ đô của Vương quốc Hawaii trong giai đoạn 1802 – 1845.
"Hôm nay, không có gì làm tôi thương tiếc hơn là cây đa tại thị trấn quê nhà Lahaina của tôi" – một tài khoản tên HawaiiDelilah trên X (Twitter cũ) bày tỏ. "Chúng tôi sẽ xây dựng lại mọi thứ và vẻ đẹp thiên nhiên của Maui sẽ mãi trường tồn".
Cây đa đã tồn tại 150 năm qua. Ảnh: AP Photo
Tự mình đi khảo sát mức độ tổn thất tại Lahaina hôm 9-8, một người dân địa phương tên Tiffany Kidder Win nói với AP rằng cây đa khổng lồ vẫn đang bám víu sự sống dù cành lá của nó đã cháy thành tro.
"Cái cây bị cháy rụi nhưng khi nhìn vào thân và rễ cây, tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục sống" – cô Tiffany Kidder Win kể.
Đại cổ thụ này có rất nhiều thân. Treo lủng lẳng đầy cành là rễ khí sinh và khi chạm được mặt đất, chúng trở thành các thân mới trải rộng trên phần đất khoảng 4.000 m2. Những nhánh cây chi chít vươn rộng là nơi sinh sống của hàng đàn chim sáo.
Người ta kể rằng Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới một cây đa bồ đề.
Cành lá cây đa trải rộng trên phần đất khoảng 4.000 m2. Ảnh: AP
"Cây đa bồ đề ở Lahaina gắn liền với nhiều giá trị lịch sử cũng như trải nghiệm của tất cả mọi người từng đến đây" – ông John Sandbach, một cư dân đã sinh sống gần 2 thập kỉ tại thị trấn, chia sẻ.
Ông Sandbach theo dõi vụ cháy từ Colorado. Ông không thể về nhà tại Maui do các chuyến bay đến đây đều bị hủy. May mắn là 3 người con của ông ở Maui bình an vô sự.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của trận cháy rừng đã lan đến thị trấn Lahaina vào đầu tuần này. Ngọn lửa lan rộng rất nhanh do gió mạnh và thực vật khô trên các ngọn đồi gần đó. Nhà của người dân nơi đây lại làm bằng gỗ nên nhanh chóng cháy rụi.
Tính đến ngày 12-8, đã có 80 người thiệt mạng trong thảm họa cháy rừng ở Hawaii.
Theo Việt Phú (Nld.com.vn)