Con gái yêu sớm, bố không mắng, chỉ làm 1 việc khiến con tự động chia tay

FED

Well-known member
Bài đăng
9,076
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Bạn sẽ làm gì nếu một ngày đứa con luôn bé nhỏ, ngây thơ trong mắt mình bỗng dưng có người yêu? Lo lắng, bàng hoàng, tức giận… Những cảm xúc đó chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng sẽ trải qua.

Thế nhưng, trong tất cả các trường hợp, sự nóng giận vượt kiểm soát có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, với hoàn cảnh này cũng vậy. Dù biết rất khó, rất căng thẳng, nhưng trước khi trút cơn thịnh nộ lên con mình, hãy tham khảo câu chuyện của ông bố sau đây.

photo-1-16921967039991270081102.png

Ảnh minh họa

Ông bố này luôn "nằm lòng" quan điểm: Riêng về chuyện tình cảm, yêu đương, quan hệ bạn bè của con gái, việc bố mẹ tìm cách "phong tỏa" không phải là biện pháp hữu hiệu. Vì vậy, thay vì la mắng, cấm đoán, anh đã dùng một cách tiếp cận khác, nói "nôm na" là dùng thực tế để "đánh bại" lý tưởng.

Anh Trương Đồng (Trung Quốc) có con gái năm nay 14 tuổi. Một ngày, anh tình cờ phát hiện con gái có người yêu là bạn học cùng lớp. Không đánh mắng con, cũng không "mở lớp" giảng giải giáo điều, sáo rỗng, anh bình tĩnh đưa con gái đến... trung tâm thương mại. Chỉ có điều lần này, anh không hạn chế con mua sắm như trước. Anh để con chọn đồ mình thích, mọi chi phí đều do bố chi trả, nhưng mỗi món chỉ được chọn 1 lần.

Cô con gái rất vui khi nghe bố nói, đi khắp trung tâm mua sắm và cẩn thận lựa chọn các loại quần áo, giày dép cũng như đủ loại phụ kiện cho mình. Khi thanh toán hóa đơn, cô mới phát hiện ra những thứ mình chọn thật đắt đỏ. Dù vậy, ông bố vẫn mua cho con gái.

Tuy nhiên, người cha cũng nói với con rằng: "Trước đây, khả năng chi tiêu của con có hạn, con chỉ có thể mua những thứ đơn giản. Nhưng khi bố thanh toán hóa đơn, con có thể mua những thứ tốt hơn và yêu thích hơn. Tại sao? Vì môi trường, hoàn cảnh hôm nay đã khác, con có 'vốn liếng' mạnh mẽ hơn để theo đuổi sở thích của mình.

Và ngay bây giờ khi con là học sinh, các lựa chọn của con vẫn khá hạn chế. Nếu con học hành chăm chỉ, con sẽ nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và gặp gỡ những người tốt hơn trong tương lai. Lúc đó, con có thể có một cuộc sống tự chủ, mua những gì mình thích. Chắc hẳn con không muốn một cuộc đời mua gì cũng phải đắn đo, nhìn sắc mặt người khác.

Bố không cấm con yêu đương, nhưng ở tuổi của con, nhìn về tương lai, phấn đấu cho tương lai mới là mục tiêu trước nhất. Ngay cả bạn trai con cũng vậy. Bạn ấy cũng cần có sự nghiệp để nuôi sống bản thân và đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho gia đình. Tình yêu sẽ đi kèm với trách nhiệm".

Sau khi nghe những lời của cha mình, cô con gái đã quyết định tạm thời chia tay bạn trai để tập trung cho mục tiêu vào cấp 3.

Trên thực tế, ai cũng có rung cảm đầu đời, những bậc cha mẹ chúng ta cũng vậy. Tình yêu lứa tuổi học trò trong sáng vui vẻ, ẩn chứa sâu bên trong nó là tình bạn, sự đồng cảm sẻ chia với nhau.

Tuy nhiên nếu không biết tiết chế và cân bằng sẽ không có lợi cho tương lai sau này. Là học sinh, nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập. Một khi quá sa đà yêu đương, trẻ sẽ dễ bị phân tâm, không còn tập trung vào việc học.

Bên cạnh đó, khi người trong cuộc chưa đủ chín chắn để suy nghĩ những điều hại cho bản thân và tương lai thì họ lại dễ đi sai đường, đặc biệt với sự tò mò về tâm sinh lý giới tính của mình khiến cho các "teen" dễ mắc sai lầm. Rất nhiều bạn yêu ở lứa tuổi học trò phải từ bỏ con đường học tập của mình để chăm lo cho cuộc sống gia đình quá sớm, đó là điều rất đáng tiếc.

Cha mẹ nên làm gì khi con yêu sớm?

1. Gạt qua ngại ngùng để nói với con về tình yêu

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng không nên nói chuyện yêu đương với con cái, điều này không có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ em ngày càng phát triển sớm, nói chuyện trực tiếp về các vấn đề tình cảm không chỉ có thể giúp trẻ phân tích tình huống của bản thân mà còn cung cấp cho trẻ những cách giải quyết để vượt qua cảm xúc bối rối hoặc những tình huống khó xử.

2. Giao tiếp với giọng điệu bình tĩnh

Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, trong tiềm thức sẽ sử dụng giọng điệu ra lệnh, tuy nhiên, điều đó dễ khơi dậy tâm lý nổi loạn của trẻ. Con sẽ cố tình đối đầu với cha mẹ, hoàn toàn không thể đạt được hiệu quả giải quyết vấn đề.

Sukhomlinski, nhà giáo dục người Nga, cho biết: "Bất kỳ hiện tượng giáo dục nào, trẻ em càng ít cảm nhận được ý định giáo dục, hiệu quả giáo dục của nó càng lớn". Cha mẹ sử dụng sự cứng nhắc và thờ ơ để giáo dục con cái, không chỉ vô ích mà còn dễ dàng gây ra sự kháng cự và nổi loạn của trẻ.

Chi bằng dùng phương thức tán gẫu, nhẹ nhàng chuyện trò, giáo dục có thể phát huy hiệu quả của nó.

3. Dạy con nói "Không"

Cha mẹ nên nhắc nhở con về tầm quan trọng của việc nói "Không" trong những tình huống thấy không thoải mái. Nên cung cấp cho con những chỉ dẫn về việc cần làm khi bị bạn trai hoặc bạn gái gây sức ép.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy con tôn trọng bạn của mình. Khi hai đứa trẻ có thể thiết lập ranh giới của riêng chúng và có sự tôn trọng với nửa kia, đó sẽ là một mối quan hệ lành mạnh như cha mẹ mong đợi. Bên cạnh đó, đừng quên trang bị cho con những kỹ năng về giới tính phù hợp với độ tuổi.​

Theo Hiểu Đan (Phụ nữ Việt Nam)
 
Top