Sự việc xảy ra vào ngày 8/8, tại một gia đình ở Bangkok, Thái Lan. Người mẹ cho biết, con trai mình đã la hét và khóc. Tuy nhiên, cậu bé lại đột nhiên im lặng sau đó. Nhận thấy con trai đã tắt thở, cô liền bế con lên và gọi mọi người tới giúp.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy, người thân đang thay nhau tìm cách hồi sinh cậu bé rồi hô hấp nhân tạo. Vài phút sau, cậu bé vẫn bất tỉnh nên họ quyết định gọi xe cấp cứu rồi chạy ra kêu cứu hàng xóm. Khi gia đình kiên trì hô hấp nhân tạo, cậu bé cuối cùng cũng đã thở được và tỉnh dậy.
"Tiếng la hét của bé không được bình thường. Con trai tôi tiếp tục la hét cho đến khi tắt thở trong khoảng 3 phút. Người thằng bé cứng đờ, mặt tái xanh, mắt trợn ngược như lên cơn động kinh. Tôi hoảng sợ và lập tức hô hấp nhân tạo cho con. Tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa", người mẹ nói.
Đứa trẻ được cho là đã phải chịu đựng một cơn khóc lặng, trong thời gian đó trẻ sẽ ngừng thở và đôi khi bất tỉnh. Những cơn khóc lặng thường do những cảm xúc như tức giận, bực tức hoặc sợ hãi gây ra.
Một tuần sau, Nannalin cho biết, con trai cô hiện đã an toàn và vui vẻ như thường lệ. Các bác sĩ đã kiểm tra và không tìm thấy bất kỳ hiện tượng nào gây ra vấn đề về hô hấp.
Cơn khóc lặng ở trẻ là gì?
Cơn khóc lặng hay đúng hơn là cơn khóc nín thở (breath-holding spells) là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em (5%), gặp từ 6 tháng – 4 tuổi, tuy nhiên gặp nhiều nhất là từ 6 tháng tới 18 tháng.
Cơn khóc lặng thường xảy ra khi bé khóc lóc, giận dữ, sợ hãi hoặc bị chấn thương nhẹ. Bé hít vào rồi nín lặng, không thở ra, miệng há rộng như muốn khóc nhưng không phát ra tiếng. Hệ thần kinh khiến nhịp tim và nhịp thở chậm lại trong một khoảng thời gian ngắn, bé trở nên xanh tím hay nhợt nhạt.
Rất may cơn khóc lặng không nguy hiểm và không gây tổn thương lâu dài. Các cơn thường kết thúc trong vòng 30-60 giây, bé thở lại và bắt đầu khóc, da cũng hồng hào trở lại. Đây là phản xạ của cơ thể khi có kích thích khó chịu chứ không phải hành vi phản kháng có ý thức của trẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Trong một số trường hợp, sau khi nín thở, bé ngất đi. Lúc này, cơ thể tự kích hoạt để hô hấp trở lại bình thường. Một số trẻ có giật nhẹ đầu chi hay co giật nhưng những ca này rất hiếm gặp. Bé có thể hồi phục nhanh chóng hoặc không đáp ứng với kích thích trong một thời gian ngắn.
Các cơn khóc lặng có thể rất khác nhau về mức độ nặng nhẹ và tần suất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên, vài lần mỗi ngày hay thưa thớt hơn, chỉ vài lần mỗi năm. Cơn thường xuất hiện khi trẻ mệt mỏi quá mức, bực bội hay khóc lóc. Thông thường, cha mẹ đã chứng kiến các cơn khóc lặng sẽ dự báo được khi nào trẻ sẽ rơi vào cơn khóc lặng mới.
Có hai dạng cơn khóc lặng:
- Cơn xanh tím: Do thay đổi kiểu thở, thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay cáu giận. Đây là dạng hay gặp nhất. Khi đang khóc lóc hoặc bực tức, bé hít vào một hơi rồi nín thở, liền sau đó bé trở nên xanh tím, nhất là vùng quanh miệng.
- Cơn nhợt nhạt: Ít phổ biến hơn, do nhịp tim chậm và thường xuất hiện khi trẻ bị đau đớn. Các biểu hiện bao gồm bé hít vào rồi nín thở, nhịp tim chậm lại, da trở nên nhợt nhạt, mồ hôi ra nhiều và bé cảm thấy mệt sau khi dứt cơn. Các bé từng có cơn nhợt nhạt có thể bị ngất khi ở tuổi thành niên hay trưởng thành.
Phần lớn trẻ sẽ tự thoát khỏi các cơn khóc lặng khi được 4-8 tuổi. Trẻ bị co giật trong thời gian cơn khóc lặng không có nguy cơ bị bệnh co giật nhiều hơn các trẻ khác.
Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?
- Đừng hoảng loạn, hãy nhớ rằng cơn khóc lặng thường sẽ kết thúc trong vòng 1 phút.
- Đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi cho tới khi cơn kết thúc.
- Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay để làm thông thoáng đường thở. Nếu bé bắt đầu có các cử động co giật, bạn có thể giữ đầu, tay và chân của trẻ, không cho chạm vào vật cứng hay sắc nhọn để tránh bị chấn thương.
- Không lay gọi, lắc người hay hắt nước vào con vì điều này không giúp làm ngưng cơn khóc lặng. Hãy để cơn này tự kết thúc.
- Trấn an trẻ em và người lớn có mặt tại hiện trường rằng cơn khóc này không có gì nguy hiểm và sẽ sớm kết thúc.
- Đôi khi, trẻ có thể ngã và bị chấn thương trong cơn khóc lặng. Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương, bạn cần đưa con đi khám bác sĩ.
- Nhiệm vụ của cha mẹ là không củng cố hành vi khóc lặng. Hãy đối xử với trẻ bình thường sau sự kiện này, tránh để ý quá nhiều tới con, không trừng phạt hay khen thưởng vì điều này có thể củng cố hành vi dẫn tới cơn khóc lặng. Học cách bỏ qua những cơn khóc lặng không gây ngất của con, hãy bỏ qua cơn khóc lặng như cách bạn bỏ qua cơn cáu giận của bé.
Ảnh minh họa: Internet
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Cần đưa bé đi khám bác sĩ sau cơn khóc lặng đầu tiên để kiểm tra loại trừ các bệnh lý tim mạch hoặc thần kinh tiềm ẩn.
- Trẻ dưới 6 tháng cần được kiểm tra tìm các nguyên nhân tiềm tàng. Cơn khóc lặng có thể xảy ra ở tuổi này nhưng hiếm gặp.
- Các cơn xảy ra rất thường xuyên (vài lần mỗi ngày) có thể nằm trong khuôn khổ của cơn khóc lặng nhưng vẫn cần kiểm tra kỹ lưỡng.
- Các cơn xảy ra hơn 1 lần/tuần cần được kiểm tra phát hiện thiếu máu thiếu sắt.
- Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài hơn 1 phút và phải mất một lúc lâu mới hồi tỉnh cần được kiểm tra kỹ, đây có thể không chỉ là cơn khóc lặng đơn thuần.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy, người thân đang thay nhau tìm cách hồi sinh cậu bé rồi hô hấp nhân tạo. Vài phút sau, cậu bé vẫn bất tỉnh nên họ quyết định gọi xe cấp cứu rồi chạy ra kêu cứu hàng xóm. Khi gia đình kiên trì hô hấp nhân tạo, cậu bé cuối cùng cũng đã thở được và tỉnh dậy.
"Tiếng la hét của bé không được bình thường. Con trai tôi tiếp tục la hét cho đến khi tắt thở trong khoảng 3 phút. Người thằng bé cứng đờ, mặt tái xanh, mắt trợn ngược như lên cơn động kinh. Tôi hoảng sợ và lập tức hô hấp nhân tạo cho con. Tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa", người mẹ nói.
Đứa trẻ được cho là đã phải chịu đựng một cơn khóc lặng, trong thời gian đó trẻ sẽ ngừng thở và đôi khi bất tỉnh. Những cơn khóc lặng thường do những cảm xúc như tức giận, bực tức hoặc sợ hãi gây ra.
Một tuần sau, Nannalin cho biết, con trai cô hiện đã an toàn và vui vẻ như thường lệ. Các bác sĩ đã kiểm tra và không tìm thấy bất kỳ hiện tượng nào gây ra vấn đề về hô hấp.
Cơn khóc lặng ở trẻ là gì?
Cơn khóc lặng hay đúng hơn là cơn khóc nín thở (breath-holding spells) là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em (5%), gặp từ 6 tháng – 4 tuổi, tuy nhiên gặp nhiều nhất là từ 6 tháng tới 18 tháng.
Cơn khóc lặng thường xảy ra khi bé khóc lóc, giận dữ, sợ hãi hoặc bị chấn thương nhẹ. Bé hít vào rồi nín lặng, không thở ra, miệng há rộng như muốn khóc nhưng không phát ra tiếng. Hệ thần kinh khiến nhịp tim và nhịp thở chậm lại trong một khoảng thời gian ngắn, bé trở nên xanh tím hay nhợt nhạt.
Rất may cơn khóc lặng không nguy hiểm và không gây tổn thương lâu dài. Các cơn thường kết thúc trong vòng 30-60 giây, bé thở lại và bắt đầu khóc, da cũng hồng hào trở lại. Đây là phản xạ của cơ thể khi có kích thích khó chịu chứ không phải hành vi phản kháng có ý thức của trẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Trong một số trường hợp, sau khi nín thở, bé ngất đi. Lúc này, cơ thể tự kích hoạt để hô hấp trở lại bình thường. Một số trẻ có giật nhẹ đầu chi hay co giật nhưng những ca này rất hiếm gặp. Bé có thể hồi phục nhanh chóng hoặc không đáp ứng với kích thích trong một thời gian ngắn.
Các cơn khóc lặng có thể rất khác nhau về mức độ nặng nhẹ và tần suất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên, vài lần mỗi ngày hay thưa thớt hơn, chỉ vài lần mỗi năm. Cơn thường xuất hiện khi trẻ mệt mỏi quá mức, bực bội hay khóc lóc. Thông thường, cha mẹ đã chứng kiến các cơn khóc lặng sẽ dự báo được khi nào trẻ sẽ rơi vào cơn khóc lặng mới.
Có hai dạng cơn khóc lặng:
- Cơn xanh tím: Do thay đổi kiểu thở, thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay cáu giận. Đây là dạng hay gặp nhất. Khi đang khóc lóc hoặc bực tức, bé hít vào một hơi rồi nín thở, liền sau đó bé trở nên xanh tím, nhất là vùng quanh miệng.
- Cơn nhợt nhạt: Ít phổ biến hơn, do nhịp tim chậm và thường xuất hiện khi trẻ bị đau đớn. Các biểu hiện bao gồm bé hít vào rồi nín thở, nhịp tim chậm lại, da trở nên nhợt nhạt, mồ hôi ra nhiều và bé cảm thấy mệt sau khi dứt cơn. Các bé từng có cơn nhợt nhạt có thể bị ngất khi ở tuổi thành niên hay trưởng thành.
Phần lớn trẻ sẽ tự thoát khỏi các cơn khóc lặng khi được 4-8 tuổi. Trẻ bị co giật trong thời gian cơn khóc lặng không có nguy cơ bị bệnh co giật nhiều hơn các trẻ khác.
Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?
- Đừng hoảng loạn, hãy nhớ rằng cơn khóc lặng thường sẽ kết thúc trong vòng 1 phút.
- Đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi cho tới khi cơn kết thúc.
- Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay để làm thông thoáng đường thở. Nếu bé bắt đầu có các cử động co giật, bạn có thể giữ đầu, tay và chân của trẻ, không cho chạm vào vật cứng hay sắc nhọn để tránh bị chấn thương.
- Không lay gọi, lắc người hay hắt nước vào con vì điều này không giúp làm ngưng cơn khóc lặng. Hãy để cơn này tự kết thúc.
- Trấn an trẻ em và người lớn có mặt tại hiện trường rằng cơn khóc này không có gì nguy hiểm và sẽ sớm kết thúc.
- Đôi khi, trẻ có thể ngã và bị chấn thương trong cơn khóc lặng. Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương, bạn cần đưa con đi khám bác sĩ.
- Nhiệm vụ của cha mẹ là không củng cố hành vi khóc lặng. Hãy đối xử với trẻ bình thường sau sự kiện này, tránh để ý quá nhiều tới con, không trừng phạt hay khen thưởng vì điều này có thể củng cố hành vi dẫn tới cơn khóc lặng. Học cách bỏ qua những cơn khóc lặng không gây ngất của con, hãy bỏ qua cơn khóc lặng như cách bạn bỏ qua cơn cáu giận của bé.
Ảnh minh họa: Internet
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Cần đưa bé đi khám bác sĩ sau cơn khóc lặng đầu tiên để kiểm tra loại trừ các bệnh lý tim mạch hoặc thần kinh tiềm ẩn.
- Trẻ dưới 6 tháng cần được kiểm tra tìm các nguyên nhân tiềm tàng. Cơn khóc lặng có thể xảy ra ở tuổi này nhưng hiếm gặp.
- Các cơn xảy ra rất thường xuyên (vài lần mỗi ngày) có thể nằm trong khuôn khổ của cơn khóc lặng nhưng vẫn cần kiểm tra kỹ lưỡng.
- Các cơn xảy ra hơn 1 lần/tuần cần được kiểm tra phát hiện thiếu máu thiếu sắt.
- Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài hơn 1 phút và phải mất một lúc lâu mới hồi tỉnh cần được kiểm tra kỹ, đây có thể không chỉ là cơn khóc lặng đơn thuần.
PN (SHTT)