Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi khác nhau như vape, thuốc lá vaporizer, e-cigs, e-hookahs, vape, bút vape,… được thiết kế đa dạng với hình dáng bắt mắt: có thể giống điếu thuốc lá truyền thống hoặc giống như bút, ổ đĩa, hình thỏi son... Do vậy, học sinh dễ dàng sở hữu thuốc lá điện tử với đủ hình dạng có thể mang vào lớp mà không bị phát hiện.
Sự “mới lạ” của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp dẫn (kẹo, trái cây,..) cùng những lời quảng cáo: không gây hại, sành điệu, thuốc lá thế hệ mới… đã đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái tôi của tuổi mới lớn và nhanh chóng xâm nhập vào trường học.
Một nam sinh 16 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau một lần thử thuốc lá điện tử loại mới. Ảnh: VNN
Không ít trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái kích thích, loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp do ngộ độc các chất trong thuốc lá điện tử.
Một nam học sinh 12 tuổi ở Hà Nội tên N.A được đưa đến Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tình trạng khó thở và co giật. Gia đình cho biết bệnh nhân là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng bố đi làm xa, mẹ bận công việc nên không dành thời gian quan tâm, giám sát trẻ.
Nam sinh sau đó hay tụ tập với các anh lớp trên ở trường, bị rủ rê sử dụng thuốc lá điện tử. N.A cho rằng chơi với các anh lớn tuổi, bản thân mình được trải nghiệm hơn, “làm người lớn” hơn nên đã tập hút. Sau đó, trẻ có tự mua trên mạng về để được tự do hút. Cùng với việc hút thuốc lá điện tử, N.A cũng có biểu hiện học sa sút hơn, bướng bỉnh, có hành vi chống đối với bố mẹ.
Một lần, nam sinh lên chơi và ở với bà nội tại Hòa Bình và đã sử dụng thuốc lá điện tử liên tục nhưng bà không biết. Sau khi hút thuốc lá điện tử, bệnh nhân xuất hiện cơn run tay chân, chóng mặt, hoảng sợ, khó thở và có cơn co giật. Trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương và được theo dõi, điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên, hồi tháng 9 năm ngoái.
Các bác sĩ đã lấy mẫu thuốc lá điện tử mà bệnh nhi đã sử dụng gửi đến Viện Pháp Y Quốc gia để tìm độc chất, kết quả cho thấy mẫu sản phẩm có thành phần của một số chất gây nghiện.
TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, cho hay bệnh nhi N.A bị ngộ độc chất gây nghiện do sử dụng thuốc lá điện tử.
Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử
Theo tư vấn của bác sĩ Vinh, một số dấu hiệu sớm để người lớn nhận biết con mình có dùng thuốc lá điện tử:
- Trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.
- Trẻ thay đổi hành vi: Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.
- Tìm thấy những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, có thể đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
- Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,… Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.
- Những hành vi hoặc trò chuyện đáng ngờ với bạn bè: Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.
Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai trò của gia đình trong đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng.
Sự “mới lạ” của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp dẫn (kẹo, trái cây,..) cùng những lời quảng cáo: không gây hại, sành điệu, thuốc lá thế hệ mới… đã đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái tôi của tuổi mới lớn và nhanh chóng xâm nhập vào trường học.
Một nam sinh 16 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau một lần thử thuốc lá điện tử loại mới. Ảnh: VNN
Không ít trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái kích thích, loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp do ngộ độc các chất trong thuốc lá điện tử.
Một nam học sinh 12 tuổi ở Hà Nội tên N.A được đưa đến Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tình trạng khó thở và co giật. Gia đình cho biết bệnh nhân là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng bố đi làm xa, mẹ bận công việc nên không dành thời gian quan tâm, giám sát trẻ.
Nam sinh sau đó hay tụ tập với các anh lớp trên ở trường, bị rủ rê sử dụng thuốc lá điện tử. N.A cho rằng chơi với các anh lớn tuổi, bản thân mình được trải nghiệm hơn, “làm người lớn” hơn nên đã tập hút. Sau đó, trẻ có tự mua trên mạng về để được tự do hút. Cùng với việc hút thuốc lá điện tử, N.A cũng có biểu hiện học sa sút hơn, bướng bỉnh, có hành vi chống đối với bố mẹ.
Một lần, nam sinh lên chơi và ở với bà nội tại Hòa Bình và đã sử dụng thuốc lá điện tử liên tục nhưng bà không biết. Sau khi hút thuốc lá điện tử, bệnh nhân xuất hiện cơn run tay chân, chóng mặt, hoảng sợ, khó thở và có cơn co giật. Trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương và được theo dõi, điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên, hồi tháng 9 năm ngoái.
Các bác sĩ đã lấy mẫu thuốc lá điện tử mà bệnh nhi đã sử dụng gửi đến Viện Pháp Y Quốc gia để tìm độc chất, kết quả cho thấy mẫu sản phẩm có thành phần của một số chất gây nghiện.
TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, cho hay bệnh nhi N.A bị ngộ độc chất gây nghiện do sử dụng thuốc lá điện tử.
Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử
Theo tư vấn của bác sĩ Vinh, một số dấu hiệu sớm để người lớn nhận biết con mình có dùng thuốc lá điện tử:
- Trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.
- Trẻ thay đổi hành vi: Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.
- Tìm thấy những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, có thể đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
- Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,… Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.
- Những hành vi hoặc trò chuyện đáng ngờ với bạn bè: Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.
Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai trò của gia đình trong đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng.
Theo Minh Anh (VietNamNet)