Nghi án 2 vạn người chết để giấu kín lăng mộ Thành Cát Tư Hãn, vậy sự thực nó nằm ở đâu?

FED

Well-known member
Bài đăng
9,076
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Vào năm 1227 sau Công nguyên, một nhóm kỵ binh thần bí canh giữ quan tài của một vĩ nhân và chạy liên tục trên thảo nguyên Mông Cổ suốt nhiều ngày. Nơi nào họ đi qua, tất cả những người dân vô tội nhìn thấy quan tài đều bị họ giết chết. Theo một số nguồn tin, ước tính, con số có thể lên tới gần 2 vạn người.

Tương truyền, quan tài vĩ nhân mà đoàn kỵ binh này bảo vệ chính là của Thành Cát Tư Hãn, người đã từng càn quét lục địa Á-Âu và làm thay đổi sự phát triển của thế giới. Có rất nhiều bí mật chưa được biết về vị hoàng đế này, đặc biệt là vị trí lăng mộ của ông. Điều này đã khiến nhiều học giả, nhà khảo cổ học và các chuyên gia bối rối suốt nhiều năm.

photo-4-1692701446281209333246.jpeg


Giới sử học hiện đại cho rằng, lăng Thành Cát Tư Hãn nằm trên đồng cỏ Yijin Horoqi, thành phố Ordos, Nội Mông Cổ. Lăng mộ có ba sảnh chính theo phong cách Mông Cổ và hành lang nối các sảnh chính, có diện tích hơn 55.000 mét vuông.

Nóc sảnh là một mảng lớn ngói lưu ly màu vàng, cả sảnh sáng rực rỡ, tràn ngập phong cách thảo nguyên Mông Cổ. Nhưng đáng tiếc đây chỉ là lăng mộ để người đời sau tưởng niệm, và không có hài cốt của Thành Cát Tư Hãn trong đó.

photo-3-1692701445543960312441.jpg

Trong vòng hơn 800 năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, không một ai lần được dấu tích nào về nơi ông yên nghỉ.

Theo văn học dân gian, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông-Bắc. Thành Cát Tư Hãn coi Burkhan Khaldun là một ngọn núi thiêng, khi nó - với địa thế hiểm trở, giúp ông trốn thoát những kẻ thù đang truy đuổi.

Bản ghi chép cũng trích dẫn câu nói của Thành Cát Tư Hãn: "Mỗi sáng tôi sẽ cầu nguyện cùng Burkhan Khaldun. Con cháu của tôi sẽ ghi nhớ điều này và làm như vậy".

photo-2-16927014446301229333169.jpg

Các học giả đã sử dụng những tư liệu lịch sử để tìm vị trí của lăng mộ nhưng các giả thuyết họ đưa ra lại thường đối lập nhau.

Mối thành kính mà Thành Cát Tư Hãn dành cho ngọn núi Burkhan Khaldun đã dẫn đến câu hỏi: Liệu ông có được chôn cất ở đó hay không? Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ngôi mộ nào được tìm thấy ở khu vực ngọn núi trên.

Một giả thiết khác, Thành Cát Tư Hãn qua đời ở huyện Qingshui dưới chân núi Liupan ở Ninh Hạ, mà theo phong tục của người Mông Cổ, nếu không được chôn xuống đất trong vòng ba ngày sau khi chết, linh hồn của người đã khuất sẽ không thể yên nghỉ. Do đó, nhiều học giả cho rằng rất có thể Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại đây.

photo-1-1692701443536208177186.jpg

Theo văn học dân gian, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông-Bắc.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng đến hình ảnh vệ tinh để tìm kiếm lăng mộ của ông. Cuộc khảo sát của vệ tinh đã xác định được nhiều di vật khảo cổ, nhưng không phải lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Suy đoán thứ ba đề cập đến dãy núi Altay ở phía bắc Tân Cương, Marco Polo cũng đề cập trong ghi chú du lịch của mình rằng trong quá trình hộ tống quan tài của nhà vua đến dãy núi Altay, tất cả những người ông gặp trên đường đi đều được coi là vật hiến tế. Thật vậy, các nhà khảo cổ đã từng tìm thấy một gò đất nhân tạo gần dãy núi Altay, nhưng sau khi điều tra, họ không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của các ngôi mộ.

Ngày nay, Thành Cát Tư Hãn được nhiều người Mông Cổ tôn kính gần như một vị thánh. Vì thế, nhiều người ở Mông Cổ muốn lăng mộ của ông luôn là một huyền thoại đầy bí ẩn. Do đó, việc tìm ra vị trí lăng mộ của ông quả là khó khăn đối với các chuyên gia sử học.

(Tổng hợp)

Minh Ngọc (SHTT)
 
Top