Nỗ lực tẩy trắng nhân vật Công trong ‘Gia đình mình vui bất thình lình’ thất bại

FED

Well-known member
Bài đăng
9,076
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Chiêu dùng bệnh tật lấy nước mắt khán giả đã hết tác dụng

Bộ phim Gia đình mình vui bất thình lình hiện đã phát sóng tới tập 48. Sự u ám, buồn bã kéo dài xuyên suốt, bao trùm các nhân vật trong nhiều tập phim trở lại đây.

Sau chuỗi ngày sống trong nước mắt của nhân vật Phương (Kiều Anh) lại đến tình cảnh éo le của Công (Quang Sự). Có thể thấy, diễn xuất tài tình của NSND Bùi Bài Bình trong vai ông Toại và NSND Lan Hương - vai bà Cúc đã giúp bộ phim đẩy cảm xúc lên cao trào và lấy nước mắt khán giả một cách dễ dàng.

Hình ảnh ông Toại ngồi thẫn thờ, nhớ lại từng kỷ niệm từ khi Công mới là bào thai cho đến lúc tập đi thực sự ám ảnh người xem. Lời ông Toại nhắc nhở cậu con trai: “Mình là đàn ông, mình phải mạnh mẽ, không được khóc” nhưng chính ông lại không thể ngăn những giọt nước mắt khi biết Công cận kề cái chết.

Nỗi đau, sự dằn vặt của ông Toại tăng lên gấp bội khi trước đó ông trách mắng, thậm chí động tay chân với Công. “Con sống tệ quá Công ạ. Anh là người sẵn sàng đạp bỏ mọi thứ mà không cần suy nghĩ. Từ bao giờ anh trở thành người bạc bẽo, vô tình như vậy?”, ông Toại đặt câu hỏi rồi không ngừng lao vào đánh đấm, dạy dỗ Công.

gia-dinh-minh-vui-bat-thinh-linh-8.png


gia-dinh-minh-vui-bat-thinh-linh-4.jpg


Giây phút Danh (Thanh Sơn) tiết lộ sự thật Công bị ung thư dạ dày, ông Toại và cả gia đình như chết lặng. Ngồi bên Công, ông Toại cố dằn lòng để động viên con: “Đồng chí này, đồng chí phải cố gắng lên nhé, không được bỏ cuộc. Bố mẹ luôn ở bên cạnh đồng chí. Còn đau không con? Bố xin lỗi nhé”.

Sau khi lên sóng, nhiều khán giả thừa nhận Gia đình mình vui bất thình lình thành công trong việc lấy nước mắt người xem ở những tình tiết cao trào, có tính chất nút thắt trong phim. Tuy nhiên, không ít người chỉ trích biên kịch gượng ép, thiếu tính nhân văn.

Việc Công mắc bệnh hiểm nghèo để giải thích cho tất cả hành động vô tâm, lạnh lùng của anh trước đây khó lòng được tha thứ. Xét ở khía cạnh nào đó, tình tiết này còn trở nên bất nhẫn.

Từ đáng trách Công có lý do để được thương tuy nhiên sai lầm của biên kịch khi xây dựng tình huống này là khiến người làm bố làm mẹ cảm thấy dằn vặt, ân hận. Lời xin lỗi của ông Toại trở nên cay đắng, bi đát.

Kịch bản lặp lại: Bình cũ, rượu mới

Với những khán giả yêu mến phim Việt dễ thấy diễn biến tâm lý của nhân vật Công trong Gia đình mình vui bất thình lình là sự lặp lại của nhân vật Đức trong Thương ngày nắng về.

Đức (Hồng Đăng) từng chịu sự chỉ trích nặng nề của người xem khi phũ phàng rời bỏ Khánh (Lan Phương) trong bối cảnh cô cần anh nhất. Khánh vốn bị đối xử bất công và luôn phải chịu sự chèn ép của mẹ chồng. Dù cô ra sức vun vén tổ ấm, nhẫn nhịn nhà chồng nhưng không được công nhận. Ngược lại, Khánh bị chị chồng gài bẫy đầy tủi nhục.

Đau đớn hơn, khi Khánh suy sụp nhất thì chồng cô - Đức lại bỏ mặc, phũ phàng rời bỏ cô. Đức nghi ngờ sự trong trắng của Khánh và nhất quyết đòi ly hôn. Tình tiết này sau khi lên sóng đã khiến khán giả phẫn nộ.

Dù hành động của Đức về sau được lý giải vì anh tưởng mình mắc bệnh nan y cũng không thể hóa giải những tổn thương sâu sắc trong lòng Khánh.

Cũng giống Đức, Công đang lấy lý do bệnh tật để “giải thoát” cho Phương. Tuy nhiên, ở phía Phương, cô không có một ngày thanh thản khi đối diện với dư luận, những lời gièm pha ở quê nhà. Nỗi đau mất con của Phương bị khắc sâu hơn bởi chế giễu vì không sinh thể sinh con nên bị chồng bỏ.

gia-dinh-minh-vui-bat-thinh-linh-6.jpg
gia-dinh-minh-vui-bat-thinh-linh-7.jpg


Sự bất công dành cho nhân vật Phương thể hiện rõ qua lời thoại của người mẹ: “Bố mẹ gả con đi lấy chồng. Cả tuổi thanh xuân chăm sóc chồng và gia đình nhà họ. Đến giờ đầu hai thứ tóc lại về ở bố mẹ với hai bàn tay trắng? Sao ông trời bất công với con thế? Bố mẹ xót con. Cứ nghĩ cảnh sau này về già con sẽ cô đơn, mẹ không chịu được đâu”.

Khán giả đặt câu hỏi, hành xử của nhân vật Công là cao thượng hay hèn nhát? Trong rất nhiều cách giải quyết, Công chọn phương án tàn nhẫn và đau lòng nhất. Từ đầu đến cuối, Công vẫn là người đàn ông chỉ biết yêu bản thân, hành động theo cảm xúc của riêng mình.

Sau 3 lần mất con, sự an ủi hay nói một cách văn hoa thì hành động cao thượng mà Công dành cho Phương lại là lá đơn ly hôn. Nỗi đau mà Phương phải gánh chịu thêm chồng chất. Giả sử ở những tập cuối phim, Phương phát hiện ra sự thật, cô sẽ đau đớn nhường nào?

Trên các diễn đàn phim, một bộ phận khán giả bức xúc vì sự lặp lại đến mức nhàm chán, vô lý của kịch bản trong các phim Việt.

“Anh Công thấy anh cao thượng chưa? Anh vì mọi người chưa? Chị Phương về làng thì bị nói vì không sinh được con nên chồng bỏ, bố Toại mẹ Cúc thì áy náy, dằn vặt vì không biết anh cao thượng đã trách anh, đánh anh”, “Mọi chuyện rất bình thường mà kịch bản hơi tiêu cực một chút”, “Logic phim Việt Nam thường lúc đầu hay, hài hước, vui vẻ, về cuối phim lại buồn kiểu ly tán rồi bệnh tật qua đời”, “Biên kịch cố gắng tẩy trắng cho Công nhưng không thành công. Bệnh tật không còn là kim bài miễn mọi tội lỗi của nhân vật được nữa”, “Công từ đáng trách trở nên đáng trách hơn. Biên kịch bất nhẫn khi cố xây dựng tình tiết gượng ép, khiến những người thân của Công cảm thấy ân hận, dằn vặt”, “Không thể vì bệnh tật mà Công từ đúng thành sai được”… là một số bình luận của khán giả.

Thiết nghĩ, ê-kíp làm phim truyền hình cần đổi mới, sáng tạo từ trong tư duy thay vì lối mòn sáo rỗng. Trao đổi với Tiền Phong về bức tranh toàn cảnh của phim Việt giai đoạn này, NSND Lan Hương (Em bé Hà Nội) nhận định: “Chúng ta đang thiếu kịch bản hay, thiếu đội ngũ tìm tòi để có những câu chuyện hấp dẫn, logic, đi vào lòng người”.

Theo Đỗ Quyên (Tiền Phong)
 
Top