Trong hoàng cung thời phong kiến ở Trung Quốc, ngoài Hoàng đế và phi tần, thái giám là sự tồn tại không thể thiếu. Dưới chế độ hà khắc, thái giám chỉ có thể sống một cách nhỏ bé trong cung cấp nguy nga, địa vị thấp kém, làm việc lao lực suốt năm, bị bào mòn cả thể chất lẫn tinh thần.
Sau đó, nhà Thanh sụp đổ, Hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thoái vị, cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành bị đuổi khỏi cung, hoàn toàn chìm trong dòng chảy lịch sử. Sau khi Phổ Nghi ra tù, ông đến thăm thái giám đã chăm sóc mình. Các thái giám nhìn thấy Phổ Nghi thì phấn khích đồng loạt nói lên ba chữ, khiến ông không khỏi bật khóc.
Tháng 12/1959, Phổ Nghi được ân xá ra tù, cuối cùng ông cũng lấy lại được tự do sau chừng ấy năm.
Sau khi được ân xá, Phổ Nghi trở về Bắc Kinh và có một công việc giấy tờ ổn định. Giống như những người bình thường khác, ông tự nuôi sống bản thân bằng chính đôi tay của mình. Cuộc sống không phải khá giả, nhưng đủ ăn đủ mặc, muốn gì làm đó, tự do tự tại.
Một lần, Phổ Nghi đến “nhà cũ” Tử Cấm Thành cùng với đồng nghiệp. Nhưng lúc này Tử Cấm Thành đã trở thành Cố cung, và Phổ Nghi cần phải mua vé nếu muốn vào trong tham quan.
Nghĩ cũng chua xót, nơi từng thuộc về mình, nhưng giờ đây phải mua vé mới được vào. Đây cũng là dòng cảm nghĩ mà ông thể hiện trong cuốn hồi ký của mình vào những năm cuối đời.
Khoảnh khắc Phổ Nghi bước vào Tử Cấm Thành, mọi thứ trong quá khứ cứ tua lại trong đầu ông như một cuốn phim. Dù sao ông cũng đã sống ở đây 18 năm và có quá nhiều kỷ niệm buồn vui.
Khi đến bên cạnh chiếc ghế rồng (long ỷ) trong Kim Loan điện, Phổ Nghi nhớ lại cảnh tượng hàng trăm văn võ bá quan quỳ lạy, đồng thời cũng nhớ đến những thái giám và cung nữ đã đồng hành cùng ông khi lớn lên.
Sau đó, Phổ Nghi hỏi thăm về những thái giám đã từng phục vụ mình. Cuộc sống của họ sau khi rời Tử Cấm Thành thật sự không hề dễ dàng, mặc dù khi rời đi đều được cấp một khoản tiền hậu hĩnh, nhưng họ khó có thể an cư lạc nghiệp khi bước vào một môi trường khác hẳn hoàng cung.
Được biết, khi còn phục vụ trong cung cấm, các thái giám có chức quyền đều tranh thủ dành dụm, để sau này bản thân già yếu sẽ về quê an hưởng những năm cuối đời. Thái giám địa vị bình thường thì cùng nhau góp tiền lập quỹ, xây dựng chùa chiền hoặc một chỗ đơn giản để sau này về già có nơi tá túc. Nhưng không phải thái giám nào cũng làm được điều này!
Đa số thái giám đều không có con cái chăm sóc nên hàng chục người trong số họ chỉ có thể sống thành từng nhóm để tiện chăm sóc lẫn nhau. Thời gian đầu, họ mua đất xây nhà và sống bằng nghề lượm đồng nát. Nhưng thời đại chuyển dời, vật giá leo thang, cuộc sống trôi qua chỉ mong đủ ăn, đủ mặc, không cần giàu có cao sang.
Phải đến sau này, chính phủ mới bố trí nhà ở và trợ cấp chi phí sinh hoạt hàng tháng cho mỗi người nên họ mới có cuộc sống ổn định.
Sau khi biết được nơi ở của các thái giám, Phổ Nghi đã đến thăm họ ngay lập tức. Các thái giám không ngờ cả đời họ còn có cơ hội gặp lại Hoàng đế, ai cũng bật khóc, lập tức quỳ xuống lạy và gọi to theo thói quen cũ: "Vạn tuế gia". Đây chính là cách gọi Hoàng đế của thái giám. Nhưng hiện tại chế độ phong kiến không còn, Hoàng đế đã trở thành quá khứ, cách gọi như vậy không còn phù hợp.
Nghe được cách gọi quen thuộc này, Phổ Nghi không khỏi bật khóc, nhanh chóng đỡ họ dậy, nói với họ rằng bây giờ bản thân ông cũng chỉ là một công dân bình thường như bao người khác, và sau này mọi người đừng gọi ông là "Vạn tuế gia" nữa.
Phổ Nghi thăm hỏi các thái giám một lúc rồi rời đi. Lần tạm biệt này cũng là lời từ biệt với quá khứ. Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh giờ đây chỉ là một phần trong lịch sử đã qua.
Sau đó, nhà Thanh sụp đổ, Hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thoái vị, cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành bị đuổi khỏi cung, hoàn toàn chìm trong dòng chảy lịch sử. Sau khi Phổ Nghi ra tù, ông đến thăm thái giám đã chăm sóc mình. Các thái giám nhìn thấy Phổ Nghi thì phấn khích đồng loạt nói lên ba chữ, khiến ông không khỏi bật khóc.
Tháng 12/1959, Phổ Nghi được ân xá ra tù, cuối cùng ông cũng lấy lại được tự do sau chừng ấy năm.
Sau khi được ân xá, Phổ Nghi trở về Bắc Kinh và có một công việc giấy tờ ổn định. Giống như những người bình thường khác, ông tự nuôi sống bản thân bằng chính đôi tay của mình. Cuộc sống không phải khá giả, nhưng đủ ăn đủ mặc, muốn gì làm đó, tự do tự tại.
Một lần, Phổ Nghi đến “nhà cũ” Tử Cấm Thành cùng với đồng nghiệp. Nhưng lúc này Tử Cấm Thành đã trở thành Cố cung, và Phổ Nghi cần phải mua vé nếu muốn vào trong tham quan.
Nghĩ cũng chua xót, nơi từng thuộc về mình, nhưng giờ đây phải mua vé mới được vào. Đây cũng là dòng cảm nghĩ mà ông thể hiện trong cuốn hồi ký của mình vào những năm cuối đời.
Khoảnh khắc Phổ Nghi bước vào Tử Cấm Thành, mọi thứ trong quá khứ cứ tua lại trong đầu ông như một cuốn phim. Dù sao ông cũng đã sống ở đây 18 năm và có quá nhiều kỷ niệm buồn vui.
Khi đến bên cạnh chiếc ghế rồng (long ỷ) trong Kim Loan điện, Phổ Nghi nhớ lại cảnh tượng hàng trăm văn võ bá quan quỳ lạy, đồng thời cũng nhớ đến những thái giám và cung nữ đã đồng hành cùng ông khi lớn lên.
Sau đó, Phổ Nghi hỏi thăm về những thái giám đã từng phục vụ mình. Cuộc sống của họ sau khi rời Tử Cấm Thành thật sự không hề dễ dàng, mặc dù khi rời đi đều được cấp một khoản tiền hậu hĩnh, nhưng họ khó có thể an cư lạc nghiệp khi bước vào một môi trường khác hẳn hoàng cung.
Được biết, khi còn phục vụ trong cung cấm, các thái giám có chức quyền đều tranh thủ dành dụm, để sau này bản thân già yếu sẽ về quê an hưởng những năm cuối đời. Thái giám địa vị bình thường thì cùng nhau góp tiền lập quỹ, xây dựng chùa chiền hoặc một chỗ đơn giản để sau này về già có nơi tá túc. Nhưng không phải thái giám nào cũng làm được điều này!
Đa số thái giám đều không có con cái chăm sóc nên hàng chục người trong số họ chỉ có thể sống thành từng nhóm để tiện chăm sóc lẫn nhau. Thời gian đầu, họ mua đất xây nhà và sống bằng nghề lượm đồng nát. Nhưng thời đại chuyển dời, vật giá leo thang, cuộc sống trôi qua chỉ mong đủ ăn, đủ mặc, không cần giàu có cao sang.
Phải đến sau này, chính phủ mới bố trí nhà ở và trợ cấp chi phí sinh hoạt hàng tháng cho mỗi người nên họ mới có cuộc sống ổn định.
Sau khi biết được nơi ở của các thái giám, Phổ Nghi đã đến thăm họ ngay lập tức. Các thái giám không ngờ cả đời họ còn có cơ hội gặp lại Hoàng đế, ai cũng bật khóc, lập tức quỳ xuống lạy và gọi to theo thói quen cũ: "Vạn tuế gia". Đây chính là cách gọi Hoàng đế của thái giám. Nhưng hiện tại chế độ phong kiến không còn, Hoàng đế đã trở thành quá khứ, cách gọi như vậy không còn phù hợp.
Nghe được cách gọi quen thuộc này, Phổ Nghi không khỏi bật khóc, nhanh chóng đỡ họ dậy, nói với họ rằng bây giờ bản thân ông cũng chỉ là một công dân bình thường như bao người khác, và sau này mọi người đừng gọi ông là "Vạn tuế gia" nữa.
Phổ Nghi thăm hỏi các thái giám một lúc rồi rời đi. Lần tạm biệt này cũng là lời từ biệt với quá khứ. Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh giờ đây chỉ là một phần trong lịch sử đã qua.
Theo Trung Hạ (Phụ Nữ Số)