Lễ Vu Lan là một trong những dịp lễ lớn hàng năm của Phật Giáo. Ngày lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ sau nhớ về cội nguồn, công ơn sinh thành, dưỡng dục của thế hệ trước.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Năm nay, ngày lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào thứ Tư ngày 30/8 Dương lịch. Vào ngày này, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên,... sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật.
Theo tục lệ của người Việt, ngày này, con cháu sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Lễ cúng thần linh thường là cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá). Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây, hương, hoa.
Tùy vào hoàn cảnh và căn cơ người đang sống, mâm cơm có thể là món mặn hoặc món chay.
Mâm cỗ chay cúng lễ Vu Lan bao gồm:
- Xôi: Đây là món ăn được bày trên mâm cỗ quen thuộc của người Việt, không chỉ trong ngày lễ Vu Lan, mà các ngày lễ khác như Nguyên Tiêu, Thanh Minh cũng không thể thiếu mặt. Xôi được cho là món ăn kết tinh từ lao động của cháu con, là món quà quý giá nhất để gửi đến ông bà và tổ tiên vào các ngày lễ.
- Canh nấu chay: Trong mâm cỗ người Việt, luôn luôn phải có một bát canh mọc, hoặc canh thịt. Trong cỗ chay cũng vậy, chỉ khác là dùng nguyên liệu chay để làm.
- Món rau xào (giá đỗ xào): Đây là món quen thuộc thường xuất hiện trong các mâm cơm cúng trên bàn thờ của người Việt.
- Nem chay: Nem là món ăn đậm chất Việt Nam, thậm chí còn trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trong các mâm cỗ chay cũng không thể thiếu được món ăn này.
- Giò chay: Hầu như mâm cỗ cúng nào đều không thể thiếu món giò. Bản chất của món ăn này là thịt xay nhuyễn, được ép chặt trong khuôn. Trong cỗ chay, cũng có thể làm giò chay bằng nguyên liệu nấm, vẫn rất ngon, cách làm thì vô cùng đơn giản.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Năm nay, ngày lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào thứ Tư ngày 30/8 Dương lịch. Vào ngày này, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên,... sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật.
Theo tục lệ của người Việt, ngày này, con cháu sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Lễ cúng thần linh thường là cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá). Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây, hương, hoa.
Tùy vào hoàn cảnh và căn cơ người đang sống, mâm cơm có thể là món mặn hoặc món chay.
Mâm cỗ chay cúng lễ Vu Lan bao gồm:
- Xôi: Đây là món ăn được bày trên mâm cỗ quen thuộc của người Việt, không chỉ trong ngày lễ Vu Lan, mà các ngày lễ khác như Nguyên Tiêu, Thanh Minh cũng không thể thiếu mặt. Xôi được cho là món ăn kết tinh từ lao động của cháu con, là món quà quý giá nhất để gửi đến ông bà và tổ tiên vào các ngày lễ.
- Canh nấu chay: Trong mâm cỗ người Việt, luôn luôn phải có một bát canh mọc, hoặc canh thịt. Trong cỗ chay cũng vậy, chỉ khác là dùng nguyên liệu chay để làm.
- Món rau xào (giá đỗ xào): Đây là món quen thuộc thường xuất hiện trong các mâm cơm cúng trên bàn thờ của người Việt.
- Nem chay: Nem là món ăn đậm chất Việt Nam, thậm chí còn trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trong các mâm cỗ chay cũng không thể thiếu được món ăn này.
- Giò chay: Hầu như mâm cỗ cúng nào đều không thể thiếu món giò. Bản chất của món ăn này là thịt xay nhuyễn, được ép chặt trong khuôn. Trong cỗ chay, cũng có thể làm giò chay bằng nguyên liệu nấm, vẫn rất ngon, cách làm thì vô cùng đơn giản.
Theo Thiên An (Saostar.vn)