Ghi nhận chiều 26/8, tại khu vực hồ Tây dọc đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên...cá chết hàng loạt dạt vào bờ.
Dù công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang tích cực vớt, thu dọn, vẫn có rất nhiều cá chết trôi dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng) đôn đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội theo dõi, kiểm tra và tăng cường thu vớt xác cá chết để đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang tăng cường thu vớt, thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định; số lượng thu gom bình quân 50kg/ngày, cá chết chủ yếu là cá trôi, cá mè …
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, thời gian gần đây tại khu vực hồ Tây lại tiếp tục xảy ra tình trạng cá chết. Nguyên nhân có thể do mưa, nước ở nơi khác chảy về gây ô nhiễm hồ nên có thể xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt...
Ông Khuyến cho biết, kết quả quan trắc nguồn nước vẫn ở mức cho phép, chưa đến ngưỡng nguy hại. Hiện quận đã chỉ đạo vớt và phun khử khuẩn để xử lý môi trường ở khu vực vớt cá chết.
Cá chết dạt vào ven bờ hồ Tây những ngày qua bốc mùi hôi thối.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang tăng cường thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định.
Giải thích hiện tượng cá chết hồ Tây, PGS Vũ Thành Ca, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thông thường vào những thời điểm giao mùa, khoảng tháng 9, tháng 10 do mặt trời ở phía Nam bán cầu cho nên lượng ánh nắng mặt trời vào ban ngày xuống mặt đất và mặt nước ít.
Ban đêm, mặt hồ và mặt đất bị lạnh đi rất nhanh, khiến lớp không khí bên dưới lạnh hơn, tạo nên hiện tượng nghịch nhiệt.
Hiện tượng nghịch nhiệt sẽ ngăn cản oxy trao đổi giữa lớp không khí sát mặt hồ và lớp không khí bên trên.
Tại hồ Tây đã nhiều lần xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Vào các đêm nghịch nhiệt, quá trình phân hủy hữu cơ từ nước thải chưa qua xử lý và hô hấp của tảo phù du trong hồ nhanh chóng làm cạn kiệt oxy trong nước.
Lượng oxy trong lớp không khí sát mặt hồ cũng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt do các lớp không khí bên trên không thể tiếp tục khuếch tán oxy vào nước. Kết quả là hiện tượng cạn kiệt oxy sẽ xảy ra trong toàn bộ cột nước, làm cá chết hàng loạt.
"Theo kết quả đo ban ngày của liên ngành TP Hà Nội thì ta thấy là nồng độ oxy vẫn đảm bảo, nhưng nếu kết luận nồng độ oxy đảm bảo mà cá vẫn chết là không đúng. Trong tất cả các trường hợp xảy ra chết cá hàng loạt trên thế giới, người ta kết luận là do cạn kiệt oxy.
Nếu muốn tìm nguyên nhân khiến cá chết tại hồ Tây thì phải đo nồng độ oxy vào ban đêm, từ khoảng nửa đêm về sáng", PGS Vũ Thành Ca cho hay.
Dù công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang tích cực vớt, thu dọn, vẫn có rất nhiều cá chết trôi dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng) đôn đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội theo dõi, kiểm tra và tăng cường thu vớt xác cá chết để đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang tăng cường thu vớt, thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định; số lượng thu gom bình quân 50kg/ngày, cá chết chủ yếu là cá trôi, cá mè …
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, thời gian gần đây tại khu vực hồ Tây lại tiếp tục xảy ra tình trạng cá chết. Nguyên nhân có thể do mưa, nước ở nơi khác chảy về gây ô nhiễm hồ nên có thể xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt...
Ông Khuyến cho biết, kết quả quan trắc nguồn nước vẫn ở mức cho phép, chưa đến ngưỡng nguy hại. Hiện quận đã chỉ đạo vớt và phun khử khuẩn để xử lý môi trường ở khu vực vớt cá chết.
Cá chết dạt vào ven bờ hồ Tây những ngày qua bốc mùi hôi thối.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang tăng cường thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định.
Giải thích hiện tượng cá chết hồ Tây, PGS Vũ Thành Ca, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thông thường vào những thời điểm giao mùa, khoảng tháng 9, tháng 10 do mặt trời ở phía Nam bán cầu cho nên lượng ánh nắng mặt trời vào ban ngày xuống mặt đất và mặt nước ít.
Ban đêm, mặt hồ và mặt đất bị lạnh đi rất nhanh, khiến lớp không khí bên dưới lạnh hơn, tạo nên hiện tượng nghịch nhiệt.
Hiện tượng nghịch nhiệt sẽ ngăn cản oxy trao đổi giữa lớp không khí sát mặt hồ và lớp không khí bên trên.
Tại hồ Tây đã nhiều lần xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Vào các đêm nghịch nhiệt, quá trình phân hủy hữu cơ từ nước thải chưa qua xử lý và hô hấp của tảo phù du trong hồ nhanh chóng làm cạn kiệt oxy trong nước.
Lượng oxy trong lớp không khí sát mặt hồ cũng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt do các lớp không khí bên trên không thể tiếp tục khuếch tán oxy vào nước. Kết quả là hiện tượng cạn kiệt oxy sẽ xảy ra trong toàn bộ cột nước, làm cá chết hàng loạt.
"Theo kết quả đo ban ngày của liên ngành TP Hà Nội thì ta thấy là nồng độ oxy vẫn đảm bảo, nhưng nếu kết luận nồng độ oxy đảm bảo mà cá vẫn chết là không đúng. Trong tất cả các trường hợp xảy ra chết cá hàng loạt trên thế giới, người ta kết luận là do cạn kiệt oxy.
Nếu muốn tìm nguyên nhân khiến cá chết tại hồ Tây thì phải đo nồng độ oxy vào ban đêm, từ khoảng nửa đêm về sáng", PGS Vũ Thành Ca cho hay.
Theo Bảo Khánh (VietNamNet)