Hà Giang là tỉnh địa đầu của Tổ quốc. Nơi đây có nhiều những danh lam thắng cảnh thu hút nhiều người đến khám phá mỗi khi có dịp ghé thăm. Vậy bạn đã biết 15 điều nhất định phải làm khi đến Hà Giang chưa? Nếu chưa thì đọc ngay bài viết dưới đây nha!
1. Check in ở cột mốc số 0
Cột mốc số 0 (hay còn gọi Km0) là điểm bắt đầu của Quốc lộ 2. Cột mốc này được đặt ở phía trong công viên, xây to rộng, lát đá đối diện với quảng trường 26 -3, bên cạnh là sông Lô. Cách đó vài mét có Cột mốc số 0 cũ, nằm trên vỉa hè trục đường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, có tác dụng chỉ dẫn giao thông giống như các những cột mốc khác.
Nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang, Km0 khá nổi tiếng, luôn thu hút rất nhiều khách du lịch tìm đến check-in khi đến với mảnh đất cực Bắc.
2. Đi thuyền trên sông Nho Quế
Sông Nho Quế chảy qua cao nguyên đá Đồng Văn là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hà Giang. Nước ở đây có màu xanh biếc như ngọc quanh năm, hòa với màu xanh của núi rừng, tạo nên vẻ đẹp diễm lệ.
Ngồi thuyền trên sông Nho Quế, lênh đênh giữa Hẻm Tu Sản là một trải nghiệm rất thú vị. Du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn cảnh non nước hoang sơ, hùng vĩ, chạm tay vào dòng nước mát lạnh. Nếu đi vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, bạn sẽ được ngắm nhìn cả một rừng hoa gạo đỏ rực hai bên bờ sông. Giá vé đi thuyền sông Nho Quế 120.000 đồng/người.
3. Check in ở cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn có tên gọi khác là đỉnh núi Rồng, có độ cao 1.470 m so với mực nước biển. Đây là công trình đánh dấu chủ quyền ở cực Bắc Việt Nam.
Để lên được đỉnh núi, du khách cần đi hết 839 bậc thang, chia làm 3 chặng, mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng theo hình bát giác, có chiều cao 33.15m, xung quân thân cột cờ là 8 mặt trống đồng Đông Sơn, bên dưới là 8 bức phù điêu kể chuyện lịch sử Việt Nam. Đứng dưới lá cờ Tổ Quốc phần phật tung bay cảm giác vô cùng tự hào.
Giá vé tham quan cột cờ Lũng Cú, người lớn 25.000 đồng/vé, trẻ em cao dưới 1,3m miễn phí. Vé xe điện lên cột cờ Lũng Cú 15.000 đồng/khách/lượt, trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí.
4. Tham gia các lễ hội vùng cao
Khi đặt chân tới mảnh đất Hà Giang, du khách có thể hòa mình vào các lễ hội truyền thống, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người miền núi. Ví dụ như lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm, lễ hội Cầu Trăng vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch, chợ Tình Khâu Vai vào dịp 27 tháng 3 Âm lịch...
5. Ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại khoác lên mình tấm áo vàng óng, rực rỡ trong ánh nắng lung linh.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang chín vàng trùng trùng điệp điệp uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi đẹp đến ngỡ ngàng.
6. Chinh phục hết các con đèo, dốc khúc khuỷu
Hà Giang nổi tiếng với những con đèo, dốc tuyệt đẹp được các phượt thủ đam mê chinh phục. Trong đó, có thể kể đến những cái tên ai cũng biết như như dốc Thẩm Mã, Mã Pí Lèng, Bắc Sum, Chín Khoanh, Pải Lủng...
Chạy xe trên những con đường đèo uốn lượn theo sườn núi, một bên là vực sâu hun hút khiến du khách cảm nhận nỗi sợ xen lẫn phấn khích. Chính những cung đường ngoằn nghèo, khúc khuỷu hấp dẫn du khách đến Hà Giang để được thỏa mãn cảm giác chinh phục.
7. Đi chợ phiên vùng cao
Hãy tham dự những phiên chợ vùng cao khi đến Hà Giang để cảm nhận sự thân thiện, vô tư và cực kỳ mến khách của người dân địa phương.
Chợ phiên ở Hà Giang mang một vẻ đẹp riêng, khác hẳn với những khu chợ truyền thống dưới xuôi. Các khu chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hò hẹn lý tưởng cho các cặp đôi yêu nhau, tìm kiếm nửa kia của đời mình.
8. Săn mây trên đỉnh Chiêu Lầu Thi
Chiêu Lầu Thi hay Kiêu Liều Ti thuộc địa phận thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì. Đây là đỉnh núi cao thứ hai của Hà Giang, với độ cao 2.402 m nằm trong dãy Tây Côn Lĩnh.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 130 km nên Chiêu Lầu Thi là điểm trekking săn mây thu hút nhiều người đặt chân đến. Mỗi mùa ở đây lại mang một vẻ đẹp khác nhau, làm say đắm lòng người.
9. Check in một số ngôi nhà cổ nổi tiếng
Nhà của Pao, dinh họ Vương, dinh Vua Mèo, thị trấn bỏ quên Phó Bảng... là những công trình kiến trúc nổi tiếng, thu hút khách du lịch tới tham quan, chụp ảnh. Những ngôi nhà cổ được bảo tồn và gìn giữ trọn vẹn nét đẹp nguyên sơ thuở ban đầu.
10. Khám phá Cao Nguyên Đá Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Vùng cao nguyên rộng lớn có diện tích 2356,8 km² này nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam.
Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Đứng từ đèo Mã Pí Lèng ngắm toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn sẽ khiến ai cũng cảm thấy choáng ngợp.
Còn phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn dài gần 1 km, có nền văn hóa lịch sử phát triển hàng trăm năm. Con phố cổ với gần 40 ngôi nhà cổ này vốn được người Pháp quy hoạch, nên kiến trúc rất độc đáo với nhà trình tường, mái ngói âm dương, nền đá.
11. Khám phá làng Lô Lô Chải
Bản Lô Lô Chải tọa lạc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nằm yên bình dưới chân cột cờ Lũng Cú. Đây là nơi sinh sống, an cư lập nghiệp của hầu hết người Lô Lô và người Mông từ xưa đến nay.
Tuy điểm du lịch này chỉ mới nổi thời gian gần đây, nhưng vẻ đẹp lại chẳng thua kém bất kỳ ngôi làng cổ nào trên thế giới.
12. Khám phá rừng thông Yên Minh
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía đông, rừng thông Yên Minh là điểm cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Du khách chỉ cần men theo quốc lộ 4C Cán Tỷ chạy qua 2 xã Na Khê và Lao Và Chải là tới nơi.
Dưới tán thông bạt ngàn rộng tới 98 ha, tận hưởng bầu không khí trong lành, thả hồn với thiên nhiên tuyệt vời biết bao.
13. Chinh phục cổng trời Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ cách thành phố Hà Giang khoảng 50 km, mất 2 giờ chạy xe. Trên đường đi qua nhiều địa điểm check-in không thể bỏ lỡ như dốc Bắc Sum, núi đôi Quản Bạ, cầu Cán Tỷ...
Nằm ở độ cao hơn 1500m so với mực nước biển, đứng trên ngọn núi có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc trong tầm mắt. Nhưng để lên được tới đỉnh, bạn phải đi hết con đường quanh co, vòng vèo,... nằm giữa lưng chừng trời. Một bên đường đi là những dãy núi đá cao ngất, một bên là vực thẳm sâu.
14. Thử hết các món ăn đặc sản ở Hà Giang
Ngoài phong cảnh hùng vĩ chinh phục trái tim của mọi du khách, mảnh đất Hà Giang còn có một nền ẩm thực phong phú cho những thực khách thích ăn ngon.
Có thể kể đến một số món ăn nhất định phải thử khi ghé Hà Giang là: bánh cuốn phố cổ Đồng Văn, cháo ấu tẩu, xôi ngũ sắc, cơm lam, thắng cố, bánh Tam giác mạch, bia Tam giác mạch, thắng dền...
15. Trekking chinh phục mốc biên giới 428
Biểu tượng của cực Bắc là cột cờ Lũng Cú nhưng thực tế cột mốc 428 mới là điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi cột mốc này tọa lạc thuộc bản Xéo Lủng (hay còn gọi là Séo Lủng), xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nằm ở độ cao 1433,73 m so mới mực nước biển, sâu trong rừng Tây Bắc nên di chuyển tới cột mốc này không hề dễ dàng. Đặc biệt cung đường leo núi để tới được mốc biên giới 428 luôn khúc khuỷu, gồ ghề.
1. Check in ở cột mốc số 0
Cột mốc số 0 (hay còn gọi Km0) là điểm bắt đầu của Quốc lộ 2. Cột mốc này được đặt ở phía trong công viên, xây to rộng, lát đá đối diện với quảng trường 26 -3, bên cạnh là sông Lô. Cách đó vài mét có Cột mốc số 0 cũ, nằm trên vỉa hè trục đường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, có tác dụng chỉ dẫn giao thông giống như các những cột mốc khác.
Nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang, Km0 khá nổi tiếng, luôn thu hút rất nhiều khách du lịch tìm đến check-in khi đến với mảnh đất cực Bắc.
2. Đi thuyền trên sông Nho Quế
Sông Nho Quế chảy qua cao nguyên đá Đồng Văn là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hà Giang. Nước ở đây có màu xanh biếc như ngọc quanh năm, hòa với màu xanh của núi rừng, tạo nên vẻ đẹp diễm lệ.
Ngồi thuyền trên sông Nho Quế, lênh đênh giữa Hẻm Tu Sản là một trải nghiệm rất thú vị. Du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn cảnh non nước hoang sơ, hùng vĩ, chạm tay vào dòng nước mát lạnh. Nếu đi vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, bạn sẽ được ngắm nhìn cả một rừng hoa gạo đỏ rực hai bên bờ sông. Giá vé đi thuyền sông Nho Quế 120.000 đồng/người.
3. Check in ở cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn có tên gọi khác là đỉnh núi Rồng, có độ cao 1.470 m so với mực nước biển. Đây là công trình đánh dấu chủ quyền ở cực Bắc Việt Nam.
Để lên được đỉnh núi, du khách cần đi hết 839 bậc thang, chia làm 3 chặng, mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng theo hình bát giác, có chiều cao 33.15m, xung quân thân cột cờ là 8 mặt trống đồng Đông Sơn, bên dưới là 8 bức phù điêu kể chuyện lịch sử Việt Nam. Đứng dưới lá cờ Tổ Quốc phần phật tung bay cảm giác vô cùng tự hào.
Giá vé tham quan cột cờ Lũng Cú, người lớn 25.000 đồng/vé, trẻ em cao dưới 1,3m miễn phí. Vé xe điện lên cột cờ Lũng Cú 15.000 đồng/khách/lượt, trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí.
4. Tham gia các lễ hội vùng cao
Khi đặt chân tới mảnh đất Hà Giang, du khách có thể hòa mình vào các lễ hội truyền thống, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người miền núi. Ví dụ như lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm, lễ hội Cầu Trăng vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch, chợ Tình Khâu Vai vào dịp 27 tháng 3 Âm lịch...
5. Ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại khoác lên mình tấm áo vàng óng, rực rỡ trong ánh nắng lung linh.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang chín vàng trùng trùng điệp điệp uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi đẹp đến ngỡ ngàng.
6. Chinh phục hết các con đèo, dốc khúc khuỷu
Hà Giang nổi tiếng với những con đèo, dốc tuyệt đẹp được các phượt thủ đam mê chinh phục. Trong đó, có thể kể đến những cái tên ai cũng biết như như dốc Thẩm Mã, Mã Pí Lèng, Bắc Sum, Chín Khoanh, Pải Lủng...
Chạy xe trên những con đường đèo uốn lượn theo sườn núi, một bên là vực sâu hun hút khiến du khách cảm nhận nỗi sợ xen lẫn phấn khích. Chính những cung đường ngoằn nghèo, khúc khuỷu hấp dẫn du khách đến Hà Giang để được thỏa mãn cảm giác chinh phục.
7. Đi chợ phiên vùng cao
Hãy tham dự những phiên chợ vùng cao khi đến Hà Giang để cảm nhận sự thân thiện, vô tư và cực kỳ mến khách của người dân địa phương.
Chợ phiên ở Hà Giang mang một vẻ đẹp riêng, khác hẳn với những khu chợ truyền thống dưới xuôi. Các khu chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hò hẹn lý tưởng cho các cặp đôi yêu nhau, tìm kiếm nửa kia của đời mình.
8. Săn mây trên đỉnh Chiêu Lầu Thi
Chiêu Lầu Thi hay Kiêu Liều Ti thuộc địa phận thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì. Đây là đỉnh núi cao thứ hai của Hà Giang, với độ cao 2.402 m nằm trong dãy Tây Côn Lĩnh.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 130 km nên Chiêu Lầu Thi là điểm trekking săn mây thu hút nhiều người đặt chân đến. Mỗi mùa ở đây lại mang một vẻ đẹp khác nhau, làm say đắm lòng người.
9. Check in một số ngôi nhà cổ nổi tiếng
Nhà của Pao, dinh họ Vương, dinh Vua Mèo, thị trấn bỏ quên Phó Bảng... là những công trình kiến trúc nổi tiếng, thu hút khách du lịch tới tham quan, chụp ảnh. Những ngôi nhà cổ được bảo tồn và gìn giữ trọn vẹn nét đẹp nguyên sơ thuở ban đầu.
10. Khám phá Cao Nguyên Đá Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Vùng cao nguyên rộng lớn có diện tích 2356,8 km² này nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam.
Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Đứng từ đèo Mã Pí Lèng ngắm toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn sẽ khiến ai cũng cảm thấy choáng ngợp.
Còn phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn dài gần 1 km, có nền văn hóa lịch sử phát triển hàng trăm năm. Con phố cổ với gần 40 ngôi nhà cổ này vốn được người Pháp quy hoạch, nên kiến trúc rất độc đáo với nhà trình tường, mái ngói âm dương, nền đá.
11. Khám phá làng Lô Lô Chải
Bản Lô Lô Chải tọa lạc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nằm yên bình dưới chân cột cờ Lũng Cú. Đây là nơi sinh sống, an cư lập nghiệp của hầu hết người Lô Lô và người Mông từ xưa đến nay.
Tuy điểm du lịch này chỉ mới nổi thời gian gần đây, nhưng vẻ đẹp lại chẳng thua kém bất kỳ ngôi làng cổ nào trên thế giới.
12. Khám phá rừng thông Yên Minh
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía đông, rừng thông Yên Minh là điểm cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Du khách chỉ cần men theo quốc lộ 4C Cán Tỷ chạy qua 2 xã Na Khê và Lao Và Chải là tới nơi.
Dưới tán thông bạt ngàn rộng tới 98 ha, tận hưởng bầu không khí trong lành, thả hồn với thiên nhiên tuyệt vời biết bao.
13. Chinh phục cổng trời Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ cách thành phố Hà Giang khoảng 50 km, mất 2 giờ chạy xe. Trên đường đi qua nhiều địa điểm check-in không thể bỏ lỡ như dốc Bắc Sum, núi đôi Quản Bạ, cầu Cán Tỷ...
Nằm ở độ cao hơn 1500m so với mực nước biển, đứng trên ngọn núi có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc trong tầm mắt. Nhưng để lên được tới đỉnh, bạn phải đi hết con đường quanh co, vòng vèo,... nằm giữa lưng chừng trời. Một bên đường đi là những dãy núi đá cao ngất, một bên là vực thẳm sâu.
14. Thử hết các món ăn đặc sản ở Hà Giang
Ngoài phong cảnh hùng vĩ chinh phục trái tim của mọi du khách, mảnh đất Hà Giang còn có một nền ẩm thực phong phú cho những thực khách thích ăn ngon.
Có thể kể đến một số món ăn nhất định phải thử khi ghé Hà Giang là: bánh cuốn phố cổ Đồng Văn, cháo ấu tẩu, xôi ngũ sắc, cơm lam, thắng cố, bánh Tam giác mạch, bia Tam giác mạch, thắng dền...
15. Trekking chinh phục mốc biên giới 428
Biểu tượng của cực Bắc là cột cờ Lũng Cú nhưng thực tế cột mốc 428 mới là điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi cột mốc này tọa lạc thuộc bản Xéo Lủng (hay còn gọi là Séo Lủng), xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nằm ở độ cao 1433,73 m so mới mực nước biển, sâu trong rừng Tây Bắc nên di chuyển tới cột mốc này không hề dễ dàng. Đặc biệt cung đường leo núi để tới được mốc biên giới 428 luôn khúc khuỷu, gồ ghề.
NT (SHTT)