notAbot
Well-known member
Trên thế giới, giá trị bản quyền hình ảnh cầu thủ vốn luôn được chú ý. Nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là một mảnh đất mới và cần được khai thác nhưng hiện đang gây ra nhiều tranh cãi.
Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua khiến cho hình ảnh các cầu thủ có giá hơn, đặc biệt những ngôi sao lớn. Tuy nhiên, chỉ số ít các CLB hoặc cầu thủ chú ý tới việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả cho mục đích thương mại.
Và mới đây Công ty Cổ phần thể thao Hà Nội T&T (đơn vị quản lý của Hà Nội FC) đã ban hành quy định về sở hữu thương hiệu, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng hình ảnh và các dấu hiệu liên quan của cầu thủ, HLV, thương hiệu, nhãn hiệu và các tài sản thuộc sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu của Hà Nội FC.
Quy định mới gồm nhiều điểm, như Hà Nội có quyền yêu cầu HLV, cầu thủ tham dự các sự kiện chụp hình phục vụ các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh CLB, có quyền sử dụng, quản lý việc sử dụng và khai thác hình ảnh cầu thủ, HLV theo thoả thuận, hợp đồng được ký kết.
Đáng chú ý, Hà Nội có quyền quản lý, quyền được chia sẻ thù lao hoặc bất kỳ khoản thu nhập nào mà cầu thủ, HLV nhận được khi tham gia các hoạt động quảng cáo thương mại, quảng bá sản phẩm dịch vụ hoặc các hoạt động thương mại trên báo chí. Quang Hải và các đồng đội cũng sẽ phải chia sẻ thù lao hoặc các khoản thu nhập nhận được khi sử dụng tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter…để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Việc ra quy định này là cách làm khôn ngoan của CLB Hà Nội, vì họ đã nhận thấy trước đó, một số cầu thủ của Hà Nội FC đã chủ động tìm người hỗ trợ về hình ảnh như Văn Hậu, Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Đình Trọng…
Chắc chắn một điều, những ngôi sao lớn của CLB như Quang Hải, Duy Mạnh…luôn thu hút công chúng và khai thác hình ảnh của cá nhân cầu thủ sẽ là nguồn lợi khổng lồ mà mỗi CLB phải tính đến. Trước đây, việc này ít CLB chú trọng và còn nghiệp dư, chủ yếu là các doanh nghiệp tự tìm cầu thủ và thỏa thuận riêng không qua CLB.
Quy định mới của Hà Nội FC chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nguồn thu nhập của các cầu thủ. Ngay cả việc tự kiếm thêm thu nhập trên mạng xã hội do chính họ tạo dựng cũng bị quản lý và siết chặt.
Điều này khiến cầu thủ và công ty vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Một số cầu thủ đã hỏi lãnh đạo đội rằng, trong trường hợp nếu gia đình cầu thủ (ví dụ như bố mẹ chồng, bố mẹ vợ) mở cửa hàng và nhờ cầu thủ giới thiệu trên trang Facebook cá nhân thì cầu thủ có phải chia sẻ lợi nhuận cho CLB không. Nếu có thì có vẻ như không hợp lý vì bản thân cầu thủ không được hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh này.
Cũng có cầu thủ nêu ý kiến, trên thế giới có nhiều cầu thủ vẫn quảng bá sản phẩm trên tài khoản cá nhân mà sản phẩm này lại là đối thủ cạnh tranh với sản phẩm mà chính CLB của cầu thủ đó đang quảng bá. Nhưng CLB vẫn cho phép. Lại có cầu thủ khác nêu quan điểm, đã gọi là tài khoản cá nhân thì dù ở Facebook, Zalo hay Instagram, Twitter thì tài khoản đó vẫn chỉ thuộc về cá nhân, không thể do CLB hay Công ty quản lý được.
Với sự thiện chí, lãnh đạo CLB Hà Nội sẽ xem xét lại các ý kiến của các cầu thủ để các bên sớm tìm được tiếng nói chung trong vấn đề được đánh giá là khá mới mẻ này tại Việt Nam.
Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua khiến cho hình ảnh các cầu thủ có giá hơn, đặc biệt những ngôi sao lớn. Tuy nhiên, chỉ số ít các CLB hoặc cầu thủ chú ý tới việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả cho mục đích thương mại.
Và mới đây Công ty Cổ phần thể thao Hà Nội T&T (đơn vị quản lý của Hà Nội FC) đã ban hành quy định về sở hữu thương hiệu, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng hình ảnh và các dấu hiệu liên quan của cầu thủ, HLV, thương hiệu, nhãn hiệu và các tài sản thuộc sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu của Hà Nội FC.
Quy định mới gồm nhiều điểm, như Hà Nội có quyền yêu cầu HLV, cầu thủ tham dự các sự kiện chụp hình phục vụ các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh CLB, có quyền sử dụng, quản lý việc sử dụng và khai thác hình ảnh cầu thủ, HLV theo thoả thuận, hợp đồng được ký kết.
Đáng chú ý, Hà Nội có quyền quản lý, quyền được chia sẻ thù lao hoặc bất kỳ khoản thu nhập nào mà cầu thủ, HLV nhận được khi tham gia các hoạt động quảng cáo thương mại, quảng bá sản phẩm dịch vụ hoặc các hoạt động thương mại trên báo chí. Quang Hải và các đồng đội cũng sẽ phải chia sẻ thù lao hoặc các khoản thu nhập nhận được khi sử dụng tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter…để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Việc ra quy định này là cách làm khôn ngoan của CLB Hà Nội, vì họ đã nhận thấy trước đó, một số cầu thủ của Hà Nội FC đã chủ động tìm người hỗ trợ về hình ảnh như Văn Hậu, Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Đình Trọng…
Chắc chắn một điều, những ngôi sao lớn của CLB như Quang Hải, Duy Mạnh…luôn thu hút công chúng và khai thác hình ảnh của cá nhân cầu thủ sẽ là nguồn lợi khổng lồ mà mỗi CLB phải tính đến. Trước đây, việc này ít CLB chú trọng và còn nghiệp dư, chủ yếu là các doanh nghiệp tự tìm cầu thủ và thỏa thuận riêng không qua CLB.
Quy định mới của Hà Nội FC chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nguồn thu nhập của các cầu thủ. Ngay cả việc tự kiếm thêm thu nhập trên mạng xã hội do chính họ tạo dựng cũng bị quản lý và siết chặt.
Điều này khiến cầu thủ và công ty vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Một số cầu thủ đã hỏi lãnh đạo đội rằng, trong trường hợp nếu gia đình cầu thủ (ví dụ như bố mẹ chồng, bố mẹ vợ) mở cửa hàng và nhờ cầu thủ giới thiệu trên trang Facebook cá nhân thì cầu thủ có phải chia sẻ lợi nhuận cho CLB không. Nếu có thì có vẻ như không hợp lý vì bản thân cầu thủ không được hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh này.
Cũng có cầu thủ nêu ý kiến, trên thế giới có nhiều cầu thủ vẫn quảng bá sản phẩm trên tài khoản cá nhân mà sản phẩm này lại là đối thủ cạnh tranh với sản phẩm mà chính CLB của cầu thủ đó đang quảng bá. Nhưng CLB vẫn cho phép. Lại có cầu thủ khác nêu quan điểm, đã gọi là tài khoản cá nhân thì dù ở Facebook, Zalo hay Instagram, Twitter thì tài khoản đó vẫn chỉ thuộc về cá nhân, không thể do CLB hay Công ty quản lý được.
Với sự thiện chí, lãnh đạo CLB Hà Nội sẽ xem xét lại các ý kiến của các cầu thủ để các bên sớm tìm được tiếng nói chung trong vấn đề được đánh giá là khá mới mẻ này tại Việt Nam.
Những tranh cãi xoay quanh vấn đề khai thác bản quyền hình ảnh cầu thủ
(SHTT) - Trên thế giới, giá trị bản quyền hình ảnh cầu thủ vốn luôn được chú ý. Nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là một mảnh đất mới và cần được khai thác nhưng hiện đang gây ra nhiều tranh cãi.
sohuutritue.net.vn