notAbot
Well-known member
Cần có câu lạc bộ V.League đứng ra giải cứu Đặng Văn Lâm trước khi anh đánh mất phong độ vì "mắc kẹt" quá lâu ở Muangthong United.
Chính sách cắt giảm lương của Muangthong United không nằm ngoài xu thế chung của các CLB trên thế giới trong thời gian bóng đá tạm nghỉ vì dịch. Tuy vậy, vẫn có một số cầu thủ ngôi sao không cảm thấy hạnh phúc và chấp nhận rời đội để đi tìm cuộc sống mới tốt hơn.
Ngày 27/5, Sarach Yooyen chuyển đến đầu quân cho Pathum United theo dạng cho mượn. Anh là cầu thủ thứ 5 liên tiếp rời Muangthong United chỉ trong chưa đầy 1 năm, sau Adisorn Promrak, Charyl Chappuis, Heberty Fernandes và Adisak Kraisorn.
Đây không phải minh chứng cho việc thị trường chuyển nhượng cầu thủ ở Thái Lan đang sôi động trong thời đại dịch. Sự thật là Muangthong - đội bóng nổi tiếng với biệt danh “gã nhà giàu” - đang gặp vấn đề.
Nếu ở lại Thái Lan, Văn Lâm đối mặt nguy cơ mất phong độ vì không được thi đấu. Nếu đi, anh chưa biết đi về đâu. Ảnh: Quang Thịnh.
Văn Lâm khó xử
Đội bóng Thái Lan cần các ngôi sao ra đi để thu về những khoản tiền nhằm bù đắp chi phí vận hành trong thời gian bóng đá tạm nghỉ. Các giải bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan phải tới tháng 9 mới trở lại thi đấu. Nghĩa là trong 3 tháng tới, Muangthong và các đội bóng Thai League không có nhiều nguồn thu.
Tình thế này đẩy thủ môn Đặng Văn Lâm vào thế khó. Nếu ở lại, anh sẽ phải sống với mức thu nhập bị cắt giảm. Không được thi đấu, phong độ đỉnh cao và vị thế số một của Lâm nơi khung gỗ tuyển quốc gia Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Văn Lâm cần ra đi lúc này. Lần gần nhất trước đại dịch, anh gặp chấn thương nhẹ và để mất vị trí vào tay thủ môn Somporn Yos. Không gì đảm bảo Văn Lâm có thể giành lại suất bắt chính khi Thai League tiếp tục lại sau 3 tháng nữa.
Các thủ môn trong nước - những người vừa là đồng đội vừa là đối thủ của Văn Lâm ở đội tuyển Việt Nam - đều có công việc mới ổn định. Bùi Tiến Dũng chuyển từ Hà Nội tới TP.HCM và được HLV Chung Hae-seong ưu ái. Nguyễn Tuấn Mạnh cũng vừa rời Khánh Hoà tới Đà Nẵng và lập tức bắt chính từ vòng loại cúp quốc gia. Chưa kể thủ môn gốc Việt Filip Nguyễn - người đang chơi tuyệt hay ở CH Czech - đang nóng lòng chờ nhập tịch để về thi đấu cho tuyển Việt Nam.
Nếu Filip Nguyễn hoàn tất nhập tịch và trở về Việt Nam vào cuối năm, Văn Lâm sẽ có thêm đối thủ nặng ký.
Chờ đội bóng V.League lên tiếng
Văn Lâm cần được chơi bóng để giữ phong độ. Nếu chọn phương án ra đi lúc này, anh sẽ tới đâu? Chuyển đến một CLB nước ngoài khác là điều không dễ ở thời điểm dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt, chưa kể thủ môn là vị trí đặc thù. Khả thi nhất là quay trở lại Việt Nam cũng là một trong những nơi hoạt động bóng đá trở lại sớm nhất.
Việc Văn Lâm trở lại Việt Nam thi đấu phụ thuộc hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, phải có đội bóng sẵn sàng chi tiền để giải phóng hợp đồng có thời hạn tới cuối năm 2021 giữa Lâm và Muangthong, hoặc ít nhất là mượn lại từ Muangthong trong thời gian từ nay tới hết mùa như phương án tạm thời. Thứ hai, Văn Lâm phải được đảm bảo cơ hội ra sân thi đấu thường xuyên để duy trì phong độ.
"Nếu cậu ấy có cơ hội thi đấu tốt hơn hoặc CLB nhận lời đề nghị hấp dẫn, chúng tôi sẽ cân nhắc”, Giám đốc Thể thao Ronnarit Suewaja của MU lên tiếng về tương lai Lâm “Tây”. Đội bóng Thái Lan sẵn sàng để thủ môn Việt Nam ra đi nếu có đại gia nào sẵn sàng trả giá.
Đội bóng nào muốn giành Văn Lâm từ Muangthong phải chấp nhận chi số tiền lớn. Ảnh: Quang Thịnh.
Theo Thairath, trong vòng 4 năm qua, Muangthong thu gần 22 triệu USD từ việc bán và cho mượn các cầu thủ. Đội bóng này có truyền thống kinh doanh theo kiểu “mua rẻ, bán đắt”. Các tuyển thủ Thái Lan “qua tay” Muangthong đều được gia tăng giá trị khi chuyển qua những đội bóng tiếp theo. Đặng Văn Lâm cũng sẽ không là ngoại lệ.
Đội bóng nào muốn đưa Văn Lâm về V.League thi đấu phải đảm bảo cơ hội ra sân thường xuyên cho thủ môn Việt kiều. Nói cách khác, đây phải là đội bóng gặp vấn đề nơi khung gỗ và có nhu cầu tìm thủ môn mới. Trong số 14 đội bóng tham dự V.League 2020, có hai đội bóng như vậy là HAGL và CLB Hà Nội.
Đội bóng phố Núi xưa nay hiếm khi được đánh giá cao ở vị trí người gác đền. Bản thân lò đào tạo trẻ của bầu Đức cũng không đào tạo chuyên sâu vị trí thủ môn. Ba mùa giải gần nhất, HAGL luôn là đội nằm trong top những CLB nhận nhiều bàn thua nhất V.League.
Mùa này, HAGL thủng lưới 3 bàn sau 2 vòng đầu V.League. Khi vòng loại cúp quốc gia khởi tranh sau dịch, họ thua 0-2 trước Nam Định và bị loại. Rõ ràng đội bóng của bầu Đức luôn cần người gác đền chất lượng để tạo sự yên tâm cho các tuyến trên. Văn Lâm có lẽ là lựa chọn thích hợp không chỉ bởi hoàn cảnh hiện tại mà còn là mối lương duyên trước đây giữa anh và HAGL.
Về phía CLB Hà Nội, đội bóng này vừa chiêu mộ thủ môn Bùi Tấn Trường để khoả lấp vị trí Phí Minh Long chấn thương để lại. Nguồn tin của Zing xác nhận Trường sẽ thi đấu tới hết mùa 2020, nhưng khó có thể đảm bảo thủ môn Đồng Tháp sẽ ở lại chơi thêm những mùa sau. So với một phương án giải quyết tình thế như Tấn Trường, rõ ràng việc đem về Văn Lâm là lựa chọn tốt hơn về lâu dài.
Cho dù là câu lạc bộ nào, V.League nên có đội bóng đứng ra “giải cứu” Đặng Văn Lâm.
Theo Lê Ngọc (Tri Thức Trực Tuyến)
Chính sách cắt giảm lương của Muangthong United không nằm ngoài xu thế chung của các CLB trên thế giới trong thời gian bóng đá tạm nghỉ vì dịch. Tuy vậy, vẫn có một số cầu thủ ngôi sao không cảm thấy hạnh phúc và chấp nhận rời đội để đi tìm cuộc sống mới tốt hơn.
Ngày 27/5, Sarach Yooyen chuyển đến đầu quân cho Pathum United theo dạng cho mượn. Anh là cầu thủ thứ 5 liên tiếp rời Muangthong United chỉ trong chưa đầy 1 năm, sau Adisorn Promrak, Charyl Chappuis, Heberty Fernandes và Adisak Kraisorn.
Đây không phải minh chứng cho việc thị trường chuyển nhượng cầu thủ ở Thái Lan đang sôi động trong thời đại dịch. Sự thật là Muangthong - đội bóng nổi tiếng với biệt danh “gã nhà giàu” - đang gặp vấn đề.
Nếu ở lại Thái Lan, Văn Lâm đối mặt nguy cơ mất phong độ vì không được thi đấu. Nếu đi, anh chưa biết đi về đâu. Ảnh: Quang Thịnh.
Văn Lâm khó xử
Đội bóng Thái Lan cần các ngôi sao ra đi để thu về những khoản tiền nhằm bù đắp chi phí vận hành trong thời gian bóng đá tạm nghỉ. Các giải bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan phải tới tháng 9 mới trở lại thi đấu. Nghĩa là trong 3 tháng tới, Muangthong và các đội bóng Thai League không có nhiều nguồn thu.
Tình thế này đẩy thủ môn Đặng Văn Lâm vào thế khó. Nếu ở lại, anh sẽ phải sống với mức thu nhập bị cắt giảm. Không được thi đấu, phong độ đỉnh cao và vị thế số một của Lâm nơi khung gỗ tuyển quốc gia Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Văn Lâm cần ra đi lúc này. Lần gần nhất trước đại dịch, anh gặp chấn thương nhẹ và để mất vị trí vào tay thủ môn Somporn Yos. Không gì đảm bảo Văn Lâm có thể giành lại suất bắt chính khi Thai League tiếp tục lại sau 3 tháng nữa.
Các thủ môn trong nước - những người vừa là đồng đội vừa là đối thủ của Văn Lâm ở đội tuyển Việt Nam - đều có công việc mới ổn định. Bùi Tiến Dũng chuyển từ Hà Nội tới TP.HCM và được HLV Chung Hae-seong ưu ái. Nguyễn Tuấn Mạnh cũng vừa rời Khánh Hoà tới Đà Nẵng và lập tức bắt chính từ vòng loại cúp quốc gia. Chưa kể thủ môn gốc Việt Filip Nguyễn - người đang chơi tuyệt hay ở CH Czech - đang nóng lòng chờ nhập tịch để về thi đấu cho tuyển Việt Nam.
Nếu Filip Nguyễn hoàn tất nhập tịch và trở về Việt Nam vào cuối năm, Văn Lâm sẽ có thêm đối thủ nặng ký.
Chờ đội bóng V.League lên tiếng
Văn Lâm cần được chơi bóng để giữ phong độ. Nếu chọn phương án ra đi lúc này, anh sẽ tới đâu? Chuyển đến một CLB nước ngoài khác là điều không dễ ở thời điểm dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt, chưa kể thủ môn là vị trí đặc thù. Khả thi nhất là quay trở lại Việt Nam cũng là một trong những nơi hoạt động bóng đá trở lại sớm nhất.
Việc Văn Lâm trở lại Việt Nam thi đấu phụ thuộc hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, phải có đội bóng sẵn sàng chi tiền để giải phóng hợp đồng có thời hạn tới cuối năm 2021 giữa Lâm và Muangthong, hoặc ít nhất là mượn lại từ Muangthong trong thời gian từ nay tới hết mùa như phương án tạm thời. Thứ hai, Văn Lâm phải được đảm bảo cơ hội ra sân thi đấu thường xuyên để duy trì phong độ.
"Nếu cậu ấy có cơ hội thi đấu tốt hơn hoặc CLB nhận lời đề nghị hấp dẫn, chúng tôi sẽ cân nhắc”, Giám đốc Thể thao Ronnarit Suewaja của MU lên tiếng về tương lai Lâm “Tây”. Đội bóng Thái Lan sẵn sàng để thủ môn Việt Nam ra đi nếu có đại gia nào sẵn sàng trả giá.
Đội bóng nào muốn giành Văn Lâm từ Muangthong phải chấp nhận chi số tiền lớn. Ảnh: Quang Thịnh.
Theo Thairath, trong vòng 4 năm qua, Muangthong thu gần 22 triệu USD từ việc bán và cho mượn các cầu thủ. Đội bóng này có truyền thống kinh doanh theo kiểu “mua rẻ, bán đắt”. Các tuyển thủ Thái Lan “qua tay” Muangthong đều được gia tăng giá trị khi chuyển qua những đội bóng tiếp theo. Đặng Văn Lâm cũng sẽ không là ngoại lệ.
Đội bóng nào muốn đưa Văn Lâm về V.League thi đấu phải đảm bảo cơ hội ra sân thường xuyên cho thủ môn Việt kiều. Nói cách khác, đây phải là đội bóng gặp vấn đề nơi khung gỗ và có nhu cầu tìm thủ môn mới. Trong số 14 đội bóng tham dự V.League 2020, có hai đội bóng như vậy là HAGL và CLB Hà Nội.
Đội bóng phố Núi xưa nay hiếm khi được đánh giá cao ở vị trí người gác đền. Bản thân lò đào tạo trẻ của bầu Đức cũng không đào tạo chuyên sâu vị trí thủ môn. Ba mùa giải gần nhất, HAGL luôn là đội nằm trong top những CLB nhận nhiều bàn thua nhất V.League.
Mùa này, HAGL thủng lưới 3 bàn sau 2 vòng đầu V.League. Khi vòng loại cúp quốc gia khởi tranh sau dịch, họ thua 0-2 trước Nam Định và bị loại. Rõ ràng đội bóng của bầu Đức luôn cần người gác đền chất lượng để tạo sự yên tâm cho các tuyến trên. Văn Lâm có lẽ là lựa chọn thích hợp không chỉ bởi hoàn cảnh hiện tại mà còn là mối lương duyên trước đây giữa anh và HAGL.
Về phía CLB Hà Nội, đội bóng này vừa chiêu mộ thủ môn Bùi Tấn Trường để khoả lấp vị trí Phí Minh Long chấn thương để lại. Nguồn tin của Zing xác nhận Trường sẽ thi đấu tới hết mùa 2020, nhưng khó có thể đảm bảo thủ môn Đồng Tháp sẽ ở lại chơi thêm những mùa sau. So với một phương án giải quyết tình thế như Tấn Trường, rõ ràng việc đem về Văn Lâm là lựa chọn tốt hơn về lâu dài.
Cho dù là câu lạc bộ nào, V.League nên có đội bóng đứng ra “giải cứu” Đặng Văn Lâm.
Theo Lê Ngọc (Tri Thức Trực Tuyến)
Error 404 (Not Found)
docbao.vn