Lễ khai mạc Olympic không có pháo hoa nhưng tràn ngập âm thanh ánh sáng
Đại hội thể thao châu Á, hay Á vận hội (ASIAD) lớn nhất trong lịch sử, với khoảng 12.000 VĐV tham dự, nhiều hơn cả Thế vận hội, chính thức khai mạc vào 19h ngày 23/9 (theo giờ Việt Nam) tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc sau một năm bị trì hoãn vì Covid-19.
Lễ khai mạc hứa hẹn là một "bữa tiệc" về âm thanh và ánh sáng trên SVĐ "Bông sen lớn"
Lễ khai mạc của Á vận hội sẽ được tổ chức tại SVĐ Công viên Thể thao Hàng Châu còn gọi là "Bông sen lớn", với sức chứa lên đến 100.000 người. Tuy vậy, người xem sẽ có trải nghiệm khác biệt so với những sự kiện khác vì chủ nhà Trung Quốc không sử dụng pháo hoa. Việc không sử dụng pháo hoa nằm trong kế hoạch hướng đến một kỳ ASIAD 2023 "xanh" và bảo vệ môi trường.
Không pháo hoa, nhưng người xem sẽ được trải nghiệm các công nghệ thay thế và những tiết mục trình diễn dự kiến hoành tráng.
Buổi lễ sẽ áp dụng nhiều mô hình nghệ thuật độc đáo như phun nước toàn cảnh, công nghệ kết hợp nghệ thuật, đồng thời lồng ghép văn hóa truyền thống đặc sắc Trung Quốc vào toàn bộ lễ khai mạc thông qua những ý tưởng nghệ thuật tranh thủy mặc, sương khói Giang Nam.
Lễ khai mạc được hé lộ đây là lần đầu tiên trong lịch sử ASIAD, nước chủ nhà tổ chức lễ thắp đuốc trên nền tảng kỹ thuật số khi tích hợp giữa kỹ thuật số và thực tế.
Thế vận hội sẽ giới thiệu một số công nghệ mới nhất được áp dụng trong thành phố, bao gồm xe buýt không người lái, chó robot và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Báo châu Âu khen ASIAD lớn hơn Olympic, đi trước "văn minh" thể thao
Trước ngày khai mạc, tờ Independent (Anh) có bài viết với tựa đề "ASIAD 2023, lớn hơn Olympic và có nhiều môn thể thao đặc biệt". Bài viết này đã chỉ ra những điểm đặc biệt giúp Á vận hội trở nên đại chúng hơn so với Thế vận hội.
Sau cricket, squash cũng có thể đưa vào Olympic thi đấu trong tương lai
Đầu tiên là về số lượng người tham dự, ASIAD lớn hơn Olympic. Các nhà tổ chức cho biết hơn 12.000 người sẽ tham gia khi lễ khai mạc diễn ra vào 23/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Con số này nhiều hơn số lượng 10.500 người dự kiến đua tài Thế vận hội Paris 2024.
Số lượng lớn VĐV tham gia là do có hàng loạt sự kiện đặc biệt, những nội dung thi đấu thể thao Olympic không có. ASIAD 2023 có cricket, môn chơi dự kiến xuất hiện tại Olympic 2028 và được đưa vào tranh tài năm 2032. Điều đó cho thấy các môn thi đấu ở ASIAD luôn đi trước, là tiền đề cho những cuộc đua tài tại Olympic.
Bên cạnh cricket, một môn thể thao khác đã xuất hiện từ lâu tại ASIAD nhưng chưa thể chen chân vào Olympic là squash.
Truyền thông châu Âu cũng rất thích thú với các môn thể thao đã duy trì tại ASIAD nhiều kỳ như đua thuyền rồng, cầu mây, wushu, kabaddi, jujitsu, kurash, cờ tướng, cờ vây. Mỗi môn đều mang theo ít nhiều màu sắc văn hóa của quốc gia mình.
Việc mở rộng quy mô thi đấu các môn thể thao đặc thù, giúp các đoàn thể thao nhỏ có cơ hội giành huy chương. Tại Á vận hội Jakarta (Indonesia) 5 năm trước, 37/46 đoàn giành được huy chương và chỉ có 9 đoàn ra về "trắng tay".
Huy Hoàng (môn bơi) và Nguyễn Hường (bắn súng) nhận vinh dự cầm cờ đoàn thể thao Việt Nam
Theo yêu cầu của Ban tổ chức ASIAD 19, hai VĐV (1 nam, 1 nữ) sẽ cầm cờ cho Đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc ASIAD 19. Theo đó, 2 VĐV Nguyễn Thị Hường (bắn súng) và Nguyễn Huy Hoàng (bơi) được trao vinh dự này.
Trước đó, nữ VĐV Bạc Thị Khiêm (aekwondo) được chọn nhưng để đảm bảo về di chuyển cũng như tính toán lịch trình thi đấu của VĐV, đoàn Việt Nam đã làm việc và thống nhất trong ngày 21/9 chọn xạ thủ Nguyễn Thị Hường thay thế Bạc Thị Khiêm cầm cờ tại lễ khai mạc ASIAD 19.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2023 với 337 VĐV tranh tài ở 31 môn thi đấu, trong đó đáng chú như các môn điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn cung, cũng như 2 nội dung bóng đá nam và nữ. Chỉ tiêu của chúng ta ở giải đấu năm nay là từ 2 tới 5 HCV.
Đại hội thể thao châu Á, hay Á vận hội (ASIAD) lớn nhất trong lịch sử, với khoảng 12.000 VĐV tham dự, nhiều hơn cả Thế vận hội, chính thức khai mạc vào 19h ngày 23/9 (theo giờ Việt Nam) tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc sau một năm bị trì hoãn vì Covid-19.
Lễ khai mạc hứa hẹn là một "bữa tiệc" về âm thanh và ánh sáng trên SVĐ "Bông sen lớn"
Lễ khai mạc của Á vận hội sẽ được tổ chức tại SVĐ Công viên Thể thao Hàng Châu còn gọi là "Bông sen lớn", với sức chứa lên đến 100.000 người. Tuy vậy, người xem sẽ có trải nghiệm khác biệt so với những sự kiện khác vì chủ nhà Trung Quốc không sử dụng pháo hoa. Việc không sử dụng pháo hoa nằm trong kế hoạch hướng đến một kỳ ASIAD 2023 "xanh" và bảo vệ môi trường.
Không pháo hoa, nhưng người xem sẽ được trải nghiệm các công nghệ thay thế và những tiết mục trình diễn dự kiến hoành tráng.
Buổi lễ sẽ áp dụng nhiều mô hình nghệ thuật độc đáo như phun nước toàn cảnh, công nghệ kết hợp nghệ thuật, đồng thời lồng ghép văn hóa truyền thống đặc sắc Trung Quốc vào toàn bộ lễ khai mạc thông qua những ý tưởng nghệ thuật tranh thủy mặc, sương khói Giang Nam.
Lễ khai mạc được hé lộ đây là lần đầu tiên trong lịch sử ASIAD, nước chủ nhà tổ chức lễ thắp đuốc trên nền tảng kỹ thuật số khi tích hợp giữa kỹ thuật số và thực tế.
Thế vận hội sẽ giới thiệu một số công nghệ mới nhất được áp dụng trong thành phố, bao gồm xe buýt không người lái, chó robot và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Báo châu Âu khen ASIAD lớn hơn Olympic, đi trước "văn minh" thể thao
Trước ngày khai mạc, tờ Independent (Anh) có bài viết với tựa đề "ASIAD 2023, lớn hơn Olympic và có nhiều môn thể thao đặc biệt". Bài viết này đã chỉ ra những điểm đặc biệt giúp Á vận hội trở nên đại chúng hơn so với Thế vận hội.
Sau cricket, squash cũng có thể đưa vào Olympic thi đấu trong tương lai
Đầu tiên là về số lượng người tham dự, ASIAD lớn hơn Olympic. Các nhà tổ chức cho biết hơn 12.000 người sẽ tham gia khi lễ khai mạc diễn ra vào 23/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Con số này nhiều hơn số lượng 10.500 người dự kiến đua tài Thế vận hội Paris 2024.
Số lượng lớn VĐV tham gia là do có hàng loạt sự kiện đặc biệt, những nội dung thi đấu thể thao Olympic không có. ASIAD 2023 có cricket, môn chơi dự kiến xuất hiện tại Olympic 2028 và được đưa vào tranh tài năm 2032. Điều đó cho thấy các môn thi đấu ở ASIAD luôn đi trước, là tiền đề cho những cuộc đua tài tại Olympic.
Bên cạnh cricket, một môn thể thao khác đã xuất hiện từ lâu tại ASIAD nhưng chưa thể chen chân vào Olympic là squash.
Truyền thông châu Âu cũng rất thích thú với các môn thể thao đã duy trì tại ASIAD nhiều kỳ như đua thuyền rồng, cầu mây, wushu, kabaddi, jujitsu, kurash, cờ tướng, cờ vây. Mỗi môn đều mang theo ít nhiều màu sắc văn hóa của quốc gia mình.
Việc mở rộng quy mô thi đấu các môn thể thao đặc thù, giúp các đoàn thể thao nhỏ có cơ hội giành huy chương. Tại Á vận hội Jakarta (Indonesia) 5 năm trước, 37/46 đoàn giành được huy chương và chỉ có 9 đoàn ra về "trắng tay".
Huy Hoàng (môn bơi) và Nguyễn Hường (bắn súng) nhận vinh dự cầm cờ đoàn thể thao Việt Nam
Theo yêu cầu của Ban tổ chức ASIAD 19, hai VĐV (1 nam, 1 nữ) sẽ cầm cờ cho Đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc ASIAD 19. Theo đó, 2 VĐV Nguyễn Thị Hường (bắn súng) và Nguyễn Huy Hoàng (bơi) được trao vinh dự này.
Trước đó, nữ VĐV Bạc Thị Khiêm (aekwondo) được chọn nhưng để đảm bảo về di chuyển cũng như tính toán lịch trình thi đấu của VĐV, đoàn Việt Nam đã làm việc và thống nhất trong ngày 21/9 chọn xạ thủ Nguyễn Thị Hường thay thế Bạc Thị Khiêm cầm cờ tại lễ khai mạc ASIAD 19.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2023 với 337 VĐV tranh tài ở 31 môn thi đấu, trong đó đáng chú như các môn điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn cung, cũng như 2 nội dung bóng đá nam và nữ. Chỉ tiêu của chúng ta ở giải đấu năm nay là từ 2 tới 5 HCV.
Theo QH (Tạp chí Du lịch TP.HCM)