notAbot
Well-known member
Nếu Trọng Hoàng hay Nguyên Mạnh đều được gọi trở lại tuyển Việt Nam, Văn Quyết và Hải Huy cũng xứng đáng với điều đó dù cơ hội ấy mong manh đến thế nào.
Chấn thương kinh hoàng của Nguyễn Hải Huy và những nỗ lực (có phần tuyệt vọng) của Nguyễn Văn Quyết cho thấy cánh cửa lên tuyển đang ngày càng xa vời tầm tay của họ.
Hai chàng trai sinh năm 1991 là đại diện của một thế hệ tài năng nhưng sinh nhầm thời. Họ xuất hiện quá muộn để kịp có tên trong “Thế hệ vàng” 2008, quá sớm để có mặt trong “Thế hệ Thường Châu”. Cả Văn Quyết và Hải Huy đều lên tuyển trong giai đoạn u ám nhất của nền bóng đá, thời điểm mà tài năng và sự bị biệt cá nhân của họ bị vùi dập bởi những thất bại liên tiếp ở cả cả đội tuyển quốc gia lẫn U23.
Nhiều người gọi họ là những kẻ sinh nhầm thời của bóng đá Việt Nam.
Quả bóng vàng Hùng Dũng từng nói không có Văn Quyết, Thành Lương, CLB Hà Nội không có thành tựu như hôm nay. Ảnh: Minh Chiến
Tài năng dị biệt và trung thành
Trước Văn Quyết, Thể Công từng có lứa 1987 lừng lẫy với hàng loạt tuyển thủ quốc gia, những cầu thủ được ăn tập ở Đông Âu. Văn Quyết không thuộc lứa cầu thủ ấy. Anh thuộc nhóm những cầu thủ cuối cùng được đào tạo dưới mái nhà Thể Công trước khi đội bóng này biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Dù vậy, chính Quyết chứ không phải những Ngọc Duy, Quốc Long của lứa 1987 mới là người tài năng nhất, nổi bật nhất, niềm tự hào cuối cùng của Thể Công.
Quyết là tiền đạo đầu tiên trong lịch sử hai lần giành Giải Cầu thủ trẻ hay nhất Việt Nam vào các năm 2010 và 2011. 20 tuổi, anh khoác áo đội U23 đá SEA Games. 21 tuổi, anh nhận áo số 10 ở tuyển Việt Nam. Kỳ AFF Cup đầu tiên của Văn Quyết, tuyển Việt Nam đại bại nhưng anh để lại dấu ấn với bàn duy nhất vào lưới người Thái.
Trưởng thành sau Văn Quyết, Hải Huy là thành viên của lứa 1990, 1991 đầy tự hào của đất mỏ. Họ là hạt nhân trong tấm HCĐ U21 quốc gia 2012, danh hiệu đã đưa Hải Huy cùng Vũ Minh Tuấn lên tuyển U23 Việt Nam dự SEA Games 2013.
Mùa trước, Nguyễn Hải Huy ghi 8 bàn ở Quảng Ninh, là tiền vệ trung tâm săn bàn tốt nhất V.League nhưng vẫn không được gọi lên tuyển. Ảnh: Minh Chiến
Mùa giải 2020 là tròn 10 năm Văn Quyết khoác áo CLB Hà Nội. Với Hải Huy, Quảng Ninh là nơi anh đã gắn bó cả sự nghiệp, từ khi còn ở đội trẻ, từ ngày đá hạng Nhất tới tận hôm nay.
Với CLB Hà Nội, Văn Quyết là một biểu tượng, người đã cùng đội bóng đi qua những chặng đường chông gai nhất. Anh vừa là đội trưởng, cầu thủ quan trọng nhất, vừa là đầu tàu, điểm tựa cho các đàn em nhìn vào. Quả bóng Vàng Đỗ Hùng Dũng từng nói nếu không có Văn Quyết, Thành Lương, đội Hà Nội sẽ chẳng được như ngày hôm nay.
Giống như Văn Quyết, Hải Huy cũng là một biểu tượng ở đất mỏ. Quyết định chia tay của Vũ Minh Tuấn cuối năm 2017 khiến người hâm mộ Quảng Ninh tổn thương. Nhưng điều đó cũng biến Hải Huy trở thành biểu tượng lớn nhất tại sân Cẩm Phả.
Ở một nền bóng đá mà tuổi nghề của cầu thủ chuyên nghiệp chỉ trên dưới 10 năm, sự trung thành mà Văn Quyết và Hải Huy dành cho hai đội bóng chủ quản là điều đáng được ghi nhận.
Văn Quyết ngồi ngoài trong trận Philippines - Việt Nam ở AFF Cup 2018. Khi đội tuyển thăng hoa nhất, người đội trưởng chỉ làm khán giả. Ảnh: Minh Chiến
Vô duyên với thành công ở cấp đội tuyển
Lần gần nhất Hải Huy, Văn Quyết cùng có mặt ở một đội tuyển lớn là tại SEA Games 2013 trên đất Myanmar. Đó là một giải đấu đáng quên khi đội U23 dừng bước sau vòng bảng. Như một định mệnh, đó cũng là dấu hiệu báo trước tương lai u ám của hai người ở các đội tuyển.
Lần gần nhất ấy cũng là lần duy nhất, Hải Huy được lên tuyển. Hơn 6 năm từ đó tới nay, qua 4 đời HLV trưởng khác nhau, qua rất nhiều khen ngợi và kêu gọi từ báo chí, anh đều không được triệu tập. Nhiều người nói rằng Hải Huy sẽ có cơ hội nếu chấp nhận rời Quảng Ninh, tìm tới một CLB “danh tiếng” hơn. Nhưng anh không làm như vậy.
Văn Quyết khá hơn Hải Huy. Anh đã góp mặt ở 4 kỳ AFF Cup từ 2012 tới 2018. Ba giải đầu tiên, anh chơi tốt thì tuyển Việt Nam bại trận. Tới giải cuối cùng, khi Văn Quyết dự bị thì đội tuyển chiến thắng. Không ai biết chính xác HLV Park Hang-seo nghĩ gì về Quyết nhưng sau giải đấu đó, anh không còn hiện diện ở tuyển quốc gia.
Năm nay, cả hai đều đã bước sang tuổi 29. Cơ hội của họ cũng đang cạn dần.
Với Văn Quyết, Hải Huy, giấc mơ trở lại màu áo đỏ giờ chỉ là điều gì đó xa vời. Ảnh: Minh Chiến
Vô số bàn thắng, những đóng góp không mệt mỏi, tài năng được thừa nhận rộng rãi bởi giới chuyên môn chỉ càng tô đậm sự xa cách giữa Quyết và tuyển Việt Nam. Bởi khi một cầu thủ đã cống hiến nhiều tới vậy, đã chơi tốt đến thế mà chưa được gọi, ta hiểu rằng vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chuyên môn của anh.
Với Hải Huy, chấn thương kinh hoàng trên sân Cẩm Phả ít ngày trước dập tắt mọi hy vọng của anh. Ở tuổi 29, Hải Huy trở lại chơi bóng bình thường đã là một kỳ tích. Tiếc cho Huy vì tên anh mới xuất hiện trong những tính toán chiến thuật của ông Park lộ ra hồi đầu năm.
Trước Văn Quyết, Hải Huy, HLV Park Hang-seo từng trao “cơ hội thứ hai” cho những cầu thủ còn lớn tuổi hơn. Nguyễn Trọng Hoàng lần đầu lên tuyển dưới thời Park ở tuổi 29, Trần Nguyên Mạnh trở lại năm ngoái sau những sai lầm đáng quên ở 2 kỳ AFF Cup.
Nếu Hoàng hay Mạnh đều được gọi trở lại, Văn Quyết và Hải Huy cũng xứng đáng với điều đó dù cơ hội ấy mong manh đến thế nào.
Theo Thanh Hà (Tri Thức Trực Tuyến)
Chấn thương kinh hoàng của Nguyễn Hải Huy và những nỗ lực (có phần tuyệt vọng) của Nguyễn Văn Quyết cho thấy cánh cửa lên tuyển đang ngày càng xa vời tầm tay của họ.
Hai chàng trai sinh năm 1991 là đại diện của một thế hệ tài năng nhưng sinh nhầm thời. Họ xuất hiện quá muộn để kịp có tên trong “Thế hệ vàng” 2008, quá sớm để có mặt trong “Thế hệ Thường Châu”. Cả Văn Quyết và Hải Huy đều lên tuyển trong giai đoạn u ám nhất của nền bóng đá, thời điểm mà tài năng và sự bị biệt cá nhân của họ bị vùi dập bởi những thất bại liên tiếp ở cả cả đội tuyển quốc gia lẫn U23.
Nhiều người gọi họ là những kẻ sinh nhầm thời của bóng đá Việt Nam.
Quả bóng vàng Hùng Dũng từng nói không có Văn Quyết, Thành Lương, CLB Hà Nội không có thành tựu như hôm nay. Ảnh: Minh Chiến
Tài năng dị biệt và trung thành
Trước Văn Quyết, Thể Công từng có lứa 1987 lừng lẫy với hàng loạt tuyển thủ quốc gia, những cầu thủ được ăn tập ở Đông Âu. Văn Quyết không thuộc lứa cầu thủ ấy. Anh thuộc nhóm những cầu thủ cuối cùng được đào tạo dưới mái nhà Thể Công trước khi đội bóng này biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Dù vậy, chính Quyết chứ không phải những Ngọc Duy, Quốc Long của lứa 1987 mới là người tài năng nhất, nổi bật nhất, niềm tự hào cuối cùng của Thể Công.
Quyết là tiền đạo đầu tiên trong lịch sử hai lần giành Giải Cầu thủ trẻ hay nhất Việt Nam vào các năm 2010 và 2011. 20 tuổi, anh khoác áo đội U23 đá SEA Games. 21 tuổi, anh nhận áo số 10 ở tuyển Việt Nam. Kỳ AFF Cup đầu tiên của Văn Quyết, tuyển Việt Nam đại bại nhưng anh để lại dấu ấn với bàn duy nhất vào lưới người Thái.
Trưởng thành sau Văn Quyết, Hải Huy là thành viên của lứa 1990, 1991 đầy tự hào của đất mỏ. Họ là hạt nhân trong tấm HCĐ U21 quốc gia 2012, danh hiệu đã đưa Hải Huy cùng Vũ Minh Tuấn lên tuyển U23 Việt Nam dự SEA Games 2013.
Mùa trước, Nguyễn Hải Huy ghi 8 bàn ở Quảng Ninh, là tiền vệ trung tâm săn bàn tốt nhất V.League nhưng vẫn không được gọi lên tuyển. Ảnh: Minh Chiến
Mùa giải 2020 là tròn 10 năm Văn Quyết khoác áo CLB Hà Nội. Với Hải Huy, Quảng Ninh là nơi anh đã gắn bó cả sự nghiệp, từ khi còn ở đội trẻ, từ ngày đá hạng Nhất tới tận hôm nay.
Với CLB Hà Nội, Văn Quyết là một biểu tượng, người đã cùng đội bóng đi qua những chặng đường chông gai nhất. Anh vừa là đội trưởng, cầu thủ quan trọng nhất, vừa là đầu tàu, điểm tựa cho các đàn em nhìn vào. Quả bóng Vàng Đỗ Hùng Dũng từng nói nếu không có Văn Quyết, Thành Lương, đội Hà Nội sẽ chẳng được như ngày hôm nay.
Giống như Văn Quyết, Hải Huy cũng là một biểu tượng ở đất mỏ. Quyết định chia tay của Vũ Minh Tuấn cuối năm 2017 khiến người hâm mộ Quảng Ninh tổn thương. Nhưng điều đó cũng biến Hải Huy trở thành biểu tượng lớn nhất tại sân Cẩm Phả.
Ở một nền bóng đá mà tuổi nghề của cầu thủ chuyên nghiệp chỉ trên dưới 10 năm, sự trung thành mà Văn Quyết và Hải Huy dành cho hai đội bóng chủ quản là điều đáng được ghi nhận.
Văn Quyết ngồi ngoài trong trận Philippines - Việt Nam ở AFF Cup 2018. Khi đội tuyển thăng hoa nhất, người đội trưởng chỉ làm khán giả. Ảnh: Minh Chiến
Vô duyên với thành công ở cấp đội tuyển
Lần gần nhất Hải Huy, Văn Quyết cùng có mặt ở một đội tuyển lớn là tại SEA Games 2013 trên đất Myanmar. Đó là một giải đấu đáng quên khi đội U23 dừng bước sau vòng bảng. Như một định mệnh, đó cũng là dấu hiệu báo trước tương lai u ám của hai người ở các đội tuyển.
Lần gần nhất ấy cũng là lần duy nhất, Hải Huy được lên tuyển. Hơn 6 năm từ đó tới nay, qua 4 đời HLV trưởng khác nhau, qua rất nhiều khen ngợi và kêu gọi từ báo chí, anh đều không được triệu tập. Nhiều người nói rằng Hải Huy sẽ có cơ hội nếu chấp nhận rời Quảng Ninh, tìm tới một CLB “danh tiếng” hơn. Nhưng anh không làm như vậy.
Văn Quyết khá hơn Hải Huy. Anh đã góp mặt ở 4 kỳ AFF Cup từ 2012 tới 2018. Ba giải đầu tiên, anh chơi tốt thì tuyển Việt Nam bại trận. Tới giải cuối cùng, khi Văn Quyết dự bị thì đội tuyển chiến thắng. Không ai biết chính xác HLV Park Hang-seo nghĩ gì về Quyết nhưng sau giải đấu đó, anh không còn hiện diện ở tuyển quốc gia.
Năm nay, cả hai đều đã bước sang tuổi 29. Cơ hội của họ cũng đang cạn dần.
Với Văn Quyết, Hải Huy, giấc mơ trở lại màu áo đỏ giờ chỉ là điều gì đó xa vời. Ảnh: Minh Chiến
Vô số bàn thắng, những đóng góp không mệt mỏi, tài năng được thừa nhận rộng rãi bởi giới chuyên môn chỉ càng tô đậm sự xa cách giữa Quyết và tuyển Việt Nam. Bởi khi một cầu thủ đã cống hiến nhiều tới vậy, đã chơi tốt đến thế mà chưa được gọi, ta hiểu rằng vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chuyên môn của anh.
Với Hải Huy, chấn thương kinh hoàng trên sân Cẩm Phả ít ngày trước dập tắt mọi hy vọng của anh. Ở tuổi 29, Hải Huy trở lại chơi bóng bình thường đã là một kỳ tích. Tiếc cho Huy vì tên anh mới xuất hiện trong những tính toán chiến thuật của ông Park lộ ra hồi đầu năm.
Trước Văn Quyết, Hải Huy, HLV Park Hang-seo từng trao “cơ hội thứ hai” cho những cầu thủ còn lớn tuổi hơn. Nguyễn Trọng Hoàng lần đầu lên tuyển dưới thời Park ở tuổi 29, Trần Nguyên Mạnh trở lại năm ngoái sau những sai lầm đáng quên ở 2 kỳ AFF Cup.
Nếu Hoàng hay Mạnh đều được gọi trở lại, Văn Quyết và Hải Huy cũng xứng đáng với điều đó dù cơ hội ấy mong manh đến thế nào.
Theo Thanh Hà (Tri Thức Trực Tuyến)