Hãng truyền thông United Daily News của Trung Quốc vừa đăng tải những thông tin gây xôn xao làng bóng đá nước này. Theo đó, chỉ có 3 trong số 16 CLB tại Chinese Super League không bị nợ lương, và 6 đội có nguy cơ lớn phải giải thể vì vỡ nợ. Chưa bao giờ làng túc cầu ở quốc gia tỷ dân lại gặp khủng hoảng tồi tệ đến vậy.
United Daily News cho hay, để đối phó với vấn nạn nợ lương, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) yêu cầu tất cả các đội bóng phải thanh toán tiền lương cho mỗi cầu thủ đến tháng 10 năm nay. CFA yêu cầu quá trình thanh toán phải có xác nhận bằng văn bản của tất cả các thành viên trong đội. Những đội không nộp văn bản đúng quy định có khả năng bị cấm tham dự Super League.
Theo báo cáo, 13 đội tại Super League đang nợ lương ở những mức độ khác nhau, và 6 trong số đó dần bị vỡ nợ. CLB Thâm Quyến (Shenzhen) và Đại Liên (Dalian Pro) là 2 đội đã xuống hạng, không thể giải quyết được vấn đề nợ lương và nguy cơ giải thể đang là cao nhất.
Hãng truyền thông Trung Quốc cho rằng chính khủng hoảng tài chính khiến CLB Thâm Quyến phải trải qua thời gian chật vật và hệ quả là bị xuống hạng sớm. Trong khi đó, CLB Đại Liên đã áp dụng biện pháp không chiêu mộ cầu thủ nước ngoài để thu hẹp quỹ lương nhưng điều đó cũng chẳng mang lại nhiều hiệu quả.
Giải Super League đang khủng khoảng nghiêm trọng.
Thâm Quyến và Đại Liên không phải là những trường hợp hiếm hoi có nguy cơ lớn giải thể ở Trung Quốc. Trước đó, CLB Quảng Châu (Guangzhou) đã phải xuống hạng Chinese League One, Hà Bắc (Hebei), Thiên Tân (Tianjin) hay Jiangsu Suning đã giải thể vì phá sản.
Cũng theo báo cáo, một số đội như Thương Châu (Cangzhou) hay Chiết Giang (Zhejiang) cũng đứng trước bờ vực giải thể vì lý do tương tự. Trong khi các CLB Changchun Yatai và Beijing Guoan nợ lương ở mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, có một số CLB ở Super League đã nợ lương từ 7-8 năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa thanh toán đầy đủ.
Tại cuộc họp mới nhất, một số CLB đề xuất với CFA rằng dù chưa thể thanh toán đủ 10 tháng lương trong năm nay nhưng các cầu thủ sẵn sàng ký trước vào bảng xác nhận hưởng tiền lương, đồng thời kêu gọi CFA có biện pháp "khoan dung". Tuy nhiên, hiện cả CFA lẫn nhiều CLB đều đang đứng trước tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, trong khi nhiều cầu thủ phải đối mặt nguy cơ thất nghiệp.
Nhiều CLB ở Trung Quốc đang có nguy cơ rất lớn phải giải thể.
Sau "kỷ nguyên vàng-nhân dân tệ" thì giờ đây, giải Super League của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng nguồn tài chính cạn kiệt, không tìm được nhà tài trợ nào để tiếp quản. Hồi tháng 12/2020, CFA thực hiện cải cách "giới hạn tiền lương", sau đó rơi vào dịch bệnh kéo dài 3 năm, giải Chinese Super League bị thiệt hại nặng nề, nhiều đội bóng tuyên bố giải thể.
Cũng theo United Daily News, vấn đề nợ lương, khủng hoảng tài chính chưa phải tất cả thực trạng tồi tệ của bóng đá Trung Quốc. Những bê bối tham nhũng, dàn xếp tỷ số cũng bị phanh phui khiến người hâm mộ Trung Quốc bức xúc, dần mất niềm tin vào nền bóng đá nước này.
United Daily News cho hay, để đối phó với vấn nạn nợ lương, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) yêu cầu tất cả các đội bóng phải thanh toán tiền lương cho mỗi cầu thủ đến tháng 10 năm nay. CFA yêu cầu quá trình thanh toán phải có xác nhận bằng văn bản của tất cả các thành viên trong đội. Những đội không nộp văn bản đúng quy định có khả năng bị cấm tham dự Super League.
Theo báo cáo, 13 đội tại Super League đang nợ lương ở những mức độ khác nhau, và 6 trong số đó dần bị vỡ nợ. CLB Thâm Quyến (Shenzhen) và Đại Liên (Dalian Pro) là 2 đội đã xuống hạng, không thể giải quyết được vấn đề nợ lương và nguy cơ giải thể đang là cao nhất.
Hãng truyền thông Trung Quốc cho rằng chính khủng hoảng tài chính khiến CLB Thâm Quyến phải trải qua thời gian chật vật và hệ quả là bị xuống hạng sớm. Trong khi đó, CLB Đại Liên đã áp dụng biện pháp không chiêu mộ cầu thủ nước ngoài để thu hẹp quỹ lương nhưng điều đó cũng chẳng mang lại nhiều hiệu quả.
Giải Super League đang khủng khoảng nghiêm trọng.
Thâm Quyến và Đại Liên không phải là những trường hợp hiếm hoi có nguy cơ lớn giải thể ở Trung Quốc. Trước đó, CLB Quảng Châu (Guangzhou) đã phải xuống hạng Chinese League One, Hà Bắc (Hebei), Thiên Tân (Tianjin) hay Jiangsu Suning đã giải thể vì phá sản.
Cũng theo báo cáo, một số đội như Thương Châu (Cangzhou) hay Chiết Giang (Zhejiang) cũng đứng trước bờ vực giải thể vì lý do tương tự. Trong khi các CLB Changchun Yatai và Beijing Guoan nợ lương ở mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, có một số CLB ở Super League đã nợ lương từ 7-8 năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa thanh toán đầy đủ.
Tại cuộc họp mới nhất, một số CLB đề xuất với CFA rằng dù chưa thể thanh toán đủ 10 tháng lương trong năm nay nhưng các cầu thủ sẵn sàng ký trước vào bảng xác nhận hưởng tiền lương, đồng thời kêu gọi CFA có biện pháp "khoan dung". Tuy nhiên, hiện cả CFA lẫn nhiều CLB đều đang đứng trước tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, trong khi nhiều cầu thủ phải đối mặt nguy cơ thất nghiệp.
Nhiều CLB ở Trung Quốc đang có nguy cơ rất lớn phải giải thể.
Sau "kỷ nguyên vàng-nhân dân tệ" thì giờ đây, giải Super League của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng nguồn tài chính cạn kiệt, không tìm được nhà tài trợ nào để tiếp quản. Hồi tháng 12/2020, CFA thực hiện cải cách "giới hạn tiền lương", sau đó rơi vào dịch bệnh kéo dài 3 năm, giải Chinese Super League bị thiệt hại nặng nề, nhiều đội bóng tuyên bố giải thể.
Cũng theo United Daily News, vấn đề nợ lương, khủng hoảng tài chính chưa phải tất cả thực trạng tồi tệ của bóng đá Trung Quốc. Những bê bối tham nhũng, dàn xếp tỷ số cũng bị phanh phui khiến người hâm mộ Trung Quốc bức xúc, dần mất niềm tin vào nền bóng đá nước này.
Theo Tiểu Lâm Mộc (Đời Sống & Pháp Luật)