Trận đấu sớm nhất được tiến hành vào ngày T6 (8/12) tại SVĐ Pleiku giữa LPBank Hoàng Anh Gia Lai (2đ) với Thể Công-Viettel (5đ).
Cùng mới có sự thay đổi tên gọi, nhưng thật trớ trêu khi cả 2 cùng chưa thể đạt phong độ cao ở những vòng đầu tiên. Thậm chí, LPBHA còn chưa có chiến thắng nào làm “vốn” (cũng để vui lòng đối tác mới LPBank mà họ vừa lần đầu gắn tên). Ở phía bên kia, TC-VT thậm chí còn thất thủ 0-2 trước TPHCM ở vòng trước, ngay trong trận đầu gắn tên với “tượng đài” Thể Công. Bởi vậy, đây sẽ là trận cầu “sống mái” khi họ cùng sẽ đặt mục tiêu chiến thắng. Với thầy trò HLV Kiatisuk, Viettel chính là đội giúp họ có chiến thắng đầu tiên ở mùa giải trước (tới 4-1 ngay trên sân đối phương). Đương nhiên, đội khách chẳng hề muốn nhắc lại kỷ niệm buồn ấy và sẽ dốc sức để có 1 kết quả thuận lợi ở trận đấu được đánh giá là ngang tài và cân sức này.
3 trận tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày T7 (9/12).
Như đã đề cập, cuộc đối đầu Thép Xanh Nam Định (12đ) – CAHN (7đ) tại sân Thiên Trường chắc chắn sẽ vô cùng hấp dẫn. Mới ở mùa trước, cũng bởi thua CAHN trên sân nhà khiến đội bóng thành Nam rơi vào cảnh bị người hâm mộ phản ứng rất mạnh mẽ. Giờ đây, trong khi đối thủ của họ đã là các nhà ĐKVĐ, thì TXNĐ cũng được đánh giá là còn mạnh hơn so với mùa giải 2023 (việc toàn thắng cả 4 trận đầu tiên là một minh chứng), nên 1 lần nữa, người hâm mộ lại trông chờ vào một cuộc “đòi nợ” trước CAHN, đồng nghĩa với sự duy trì lợi thế trong cuộc đua tới ngôi vương của mùa bóng mới. Hy vọng sẽ càng lớn thêm khi đôi bên có kết quả trái ngược ở vòng 4 (CAHN thua Hải Phòng còn TXNĐ thắng đậm ngay tại sân của HLHT). Hãy cùng chờ xem cuộc đại chiến cực kỳ gay cấn giữa 2 “dàn sao” này sẽ có kết quả như thế nào (nhiều ý kiến chuyên môn đang hơi nghiêng về phía đội chủ nhà).
Tại sân Quy Nhơn, MerryLand Quy Nhơn Bình Định (7đ) tiếp đón Đông Á Thanh Hoá (8đ) – đội đang tạm xếp thứ 2 với quyết tâm rất cao. Ngay trong mùa này, đây đã là lần thứ 2 tên gọi của đội bóng đất Võ được thay đổi khi có thêm nhà tài trợ mới. Chiến thắng sát nút trước đội đương kim Á quân Hà Nội FC ở vòng trước là động lực để họ thêm tự tin vào mục tiêu giành chiến thắng của mình. Nhưng với thực lực đáng nể, ĐATH cũng vừa có trận thắng 2-0 ngay trên sân của Khánh Hoà để trở lại “đường đua”. MQBD có lợi thế sân nhà, nhưng đối thủ của họ lại thường có thể chơi rất tốt ngay trên sân đối phương. Bởi vậy, đây vẫn sẽ là trận đấu khó lường khi đôi bên cùng có lực lượng mạnh được cho là “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Trận TPHCM – Hải Phòng (cùng 7đ) cũng “căng” không kém khi họ đều là những đội bóng giàu cá tính. Trong khi đội chủ nhà (mới thay “tướng”) vừa có chiến thắng ấn tượng 2-0 trước TCVT dưới sự dẫn dắt của tân HLV trưởng Phùng Thanh Phương (có lẽ khi các vấn đề về tinh thần thi đấu của các cầu thủ được giải quyết thì mọi thứ cũng sẽ tốt lên) thì đội khách tiếp tục cho thấy khả năng tạo đột biến nhờ tài cầm quân của HLV Chu Đình Nghiêm với trận thắng 3-1 trước các nhà đương kim vô địch CAHN. Cuộc so tài, đấu trí trên băng ghế huấn luyện rất có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả của trận đấu này, dù sự thành – bại còn phụ thuộc vào yếu vấn đề khác. Theo đó, đội khách thậm chí vẫn được đánh giá cao hơn chút ít nhờ yếu tố này.
3 trận còn lại diễn ra vào ngày CN (9/12).
Tại sân Hoà Xuân, 2 đội nhóm dưới là tân binh Quảng Nam gặp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (cùng 2 điểm) trong bối cảnh cùng rất khát điểm. Nếu như ở vòng 4, Quảng Nam đã thành công với 1 điểm trên sân Vinh trong trận cầu có tới 8 bàn thắng (4-4) thì HLHT lại thất thủ ngay tại sân nhà khi chọn đấu pháp đối công mạo hiểm với 1 đối thủ mạnh hơn hẳn là TX Nam Định. Ai cũng biết HLHT thường rất khó chơi nếu họ chọn lối đá chắc chắn. Bởi vậy, nếu xét về thực lực, HLHT xem ra vẫn nhỉnh hơn đôi chút, nhưng kết quả trận đấu này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ cách tiếp cận trận đấu của họ…
Khánh Hoà (3đ) có lẽ sẽ gặp nhiều thử thách dù được thi đấu tại sân nhà khi đón tiếp Becamex Bình Dương (7đ). Với những sự bổ sung chất lượng, B.BD giờ đây đã mạnh hơn so với chính họ ở mùa trước. Việc đã giành 4 điểm trong 2 lần làm khách kể từ đầu giải (thắng MQBĐ và hoà LPBHA) cũng cho thấy khả năng thích ứng tốt của đội bóng đất Thủ khi thi đấu trên sân đối phương. Ngược lại, Khánh Hoà đã thua trong cả 2 lần làm chủ nhà (trước ĐATH và TXNĐ), nên đây vẫn sẽ là trận đấu mà họ bị xếp vào “cửa dưới”, và sân nhà chỉ là lợi thế trên lý thuyết mà thôi. Hãy cùng chờ xem, liệu HLV Võ Đình Tân và các học trò có tạo xoá đi nỗi buồn trắng tay ngay tại sân nhà hay không…
Cuối cùng, tại sân Hàng Đẫy, trận Hà Nội – SLNA (cùng 3 điểm) được dự báo sẽ nghiêng về phía các nhà đương kim Á quân. Dù vừa thua 0-1 ở vòng 4 trước MQBĐ, nhưng bù lại, Hà Nội vừa có lời chia tay đẹp với AFC Champions League khi có chiến thắng đầy tự hào trước đối thủ cực mạnh – đương kim vô địch Urawa Reds (Nhật Bản). Với khí thế ấy, cộng thêm sự tập trung dồn vào V.League thì Hà Nội xứng đáng được đánh giá cao hơn so với đội bóng đến từ xứ Nghệ (lực lượng đã tiếp tục sa sút khi mất thêm một số trụ cột).
Theo VPF
Cùng mới có sự thay đổi tên gọi, nhưng thật trớ trêu khi cả 2 cùng chưa thể đạt phong độ cao ở những vòng đầu tiên. Thậm chí, LPBHA còn chưa có chiến thắng nào làm “vốn” (cũng để vui lòng đối tác mới LPBank mà họ vừa lần đầu gắn tên). Ở phía bên kia, TC-VT thậm chí còn thất thủ 0-2 trước TPHCM ở vòng trước, ngay trong trận đầu gắn tên với “tượng đài” Thể Công. Bởi vậy, đây sẽ là trận cầu “sống mái” khi họ cùng sẽ đặt mục tiêu chiến thắng. Với thầy trò HLV Kiatisuk, Viettel chính là đội giúp họ có chiến thắng đầu tiên ở mùa giải trước (tới 4-1 ngay trên sân đối phương). Đương nhiên, đội khách chẳng hề muốn nhắc lại kỷ niệm buồn ấy và sẽ dốc sức để có 1 kết quả thuận lợi ở trận đấu được đánh giá là ngang tài và cân sức này.
3 trận tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày T7 (9/12).
Như đã đề cập, cuộc đối đầu Thép Xanh Nam Định (12đ) – CAHN (7đ) tại sân Thiên Trường chắc chắn sẽ vô cùng hấp dẫn. Mới ở mùa trước, cũng bởi thua CAHN trên sân nhà khiến đội bóng thành Nam rơi vào cảnh bị người hâm mộ phản ứng rất mạnh mẽ. Giờ đây, trong khi đối thủ của họ đã là các nhà ĐKVĐ, thì TXNĐ cũng được đánh giá là còn mạnh hơn so với mùa giải 2023 (việc toàn thắng cả 4 trận đầu tiên là một minh chứng), nên 1 lần nữa, người hâm mộ lại trông chờ vào một cuộc “đòi nợ” trước CAHN, đồng nghĩa với sự duy trì lợi thế trong cuộc đua tới ngôi vương của mùa bóng mới. Hy vọng sẽ càng lớn thêm khi đôi bên có kết quả trái ngược ở vòng 4 (CAHN thua Hải Phòng còn TXNĐ thắng đậm ngay tại sân của HLHT). Hãy cùng chờ xem cuộc đại chiến cực kỳ gay cấn giữa 2 “dàn sao” này sẽ có kết quả như thế nào (nhiều ý kiến chuyên môn đang hơi nghiêng về phía đội chủ nhà).
Tại sân Quy Nhơn, MerryLand Quy Nhơn Bình Định (7đ) tiếp đón Đông Á Thanh Hoá (8đ) – đội đang tạm xếp thứ 2 với quyết tâm rất cao. Ngay trong mùa này, đây đã là lần thứ 2 tên gọi của đội bóng đất Võ được thay đổi khi có thêm nhà tài trợ mới. Chiến thắng sát nút trước đội đương kim Á quân Hà Nội FC ở vòng trước là động lực để họ thêm tự tin vào mục tiêu giành chiến thắng của mình. Nhưng với thực lực đáng nể, ĐATH cũng vừa có trận thắng 2-0 ngay trên sân của Khánh Hoà để trở lại “đường đua”. MQBD có lợi thế sân nhà, nhưng đối thủ của họ lại thường có thể chơi rất tốt ngay trên sân đối phương. Bởi vậy, đây vẫn sẽ là trận đấu khó lường khi đôi bên cùng có lực lượng mạnh được cho là “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Trận TPHCM – Hải Phòng (cùng 7đ) cũng “căng” không kém khi họ đều là những đội bóng giàu cá tính. Trong khi đội chủ nhà (mới thay “tướng”) vừa có chiến thắng ấn tượng 2-0 trước TCVT dưới sự dẫn dắt của tân HLV trưởng Phùng Thanh Phương (có lẽ khi các vấn đề về tinh thần thi đấu của các cầu thủ được giải quyết thì mọi thứ cũng sẽ tốt lên) thì đội khách tiếp tục cho thấy khả năng tạo đột biến nhờ tài cầm quân của HLV Chu Đình Nghiêm với trận thắng 3-1 trước các nhà đương kim vô địch CAHN. Cuộc so tài, đấu trí trên băng ghế huấn luyện rất có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả của trận đấu này, dù sự thành – bại còn phụ thuộc vào yếu vấn đề khác. Theo đó, đội khách thậm chí vẫn được đánh giá cao hơn chút ít nhờ yếu tố này.
3 trận còn lại diễn ra vào ngày CN (9/12).
Tại sân Hoà Xuân, 2 đội nhóm dưới là tân binh Quảng Nam gặp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (cùng 2 điểm) trong bối cảnh cùng rất khát điểm. Nếu như ở vòng 4, Quảng Nam đã thành công với 1 điểm trên sân Vinh trong trận cầu có tới 8 bàn thắng (4-4) thì HLHT lại thất thủ ngay tại sân nhà khi chọn đấu pháp đối công mạo hiểm với 1 đối thủ mạnh hơn hẳn là TX Nam Định. Ai cũng biết HLHT thường rất khó chơi nếu họ chọn lối đá chắc chắn. Bởi vậy, nếu xét về thực lực, HLHT xem ra vẫn nhỉnh hơn đôi chút, nhưng kết quả trận đấu này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ cách tiếp cận trận đấu của họ…
Khánh Hoà (3đ) có lẽ sẽ gặp nhiều thử thách dù được thi đấu tại sân nhà khi đón tiếp Becamex Bình Dương (7đ). Với những sự bổ sung chất lượng, B.BD giờ đây đã mạnh hơn so với chính họ ở mùa trước. Việc đã giành 4 điểm trong 2 lần làm khách kể từ đầu giải (thắng MQBĐ và hoà LPBHA) cũng cho thấy khả năng thích ứng tốt của đội bóng đất Thủ khi thi đấu trên sân đối phương. Ngược lại, Khánh Hoà đã thua trong cả 2 lần làm chủ nhà (trước ĐATH và TXNĐ), nên đây vẫn sẽ là trận đấu mà họ bị xếp vào “cửa dưới”, và sân nhà chỉ là lợi thế trên lý thuyết mà thôi. Hãy cùng chờ xem, liệu HLV Võ Đình Tân và các học trò có tạo xoá đi nỗi buồn trắng tay ngay tại sân nhà hay không…
Cuối cùng, tại sân Hàng Đẫy, trận Hà Nội – SLNA (cùng 3 điểm) được dự báo sẽ nghiêng về phía các nhà đương kim Á quân. Dù vừa thua 0-1 ở vòng 4 trước MQBĐ, nhưng bù lại, Hà Nội vừa có lời chia tay đẹp với AFC Champions League khi có chiến thắng đầy tự hào trước đối thủ cực mạnh – đương kim vô địch Urawa Reds (Nhật Bản). Với khí thế ấy, cộng thêm sự tập trung dồn vào V.League thì Hà Nội xứng đáng được đánh giá cao hơn so với đội bóng đến từ xứ Nghệ (lực lượng đã tiếp tục sa sút khi mất thêm một số trụ cột).
Theo VPF
Hồng Duy (SHTT)