Theo công bố từ FIFA, FIFA Club World Cup phiên bản 32 đội sẽ chính thức được tổ chức tại Mỹ vào năm 2025. Giải kéo dài 29 ngày, bắt đầu từ ngày 15/6 và kết thúc vào ngày 13/7, với thể thức tương tự World Cup dành cho các đội tuyển quốc gia. Bắt đầu từ năm 2025, FIFA Club World Cup cũng sẽ được tổ chức vào mùa hè, thay vì đầu năm mới như các phiên bản cũ, và 4 năm một lần.
Vì có tới 32 đội, châu Âu (UEFA) sẽ có 12 suất (gồm 4 nhà vô địch Champions League gần nhất và 8 đội khác được xác định theo BXH CLB trong khung thời gian 4 năm tương ứng), Nam Mỹ (COMEBOL) 6 suất (4 nhà vô địch Libertadores và 2 đội theo BXH CLB). Còn lại, châu Á, khu vực Bắc Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF), châu Phi (CAF) cùng có 4 suất, là 4 nhà vô địch châu lục. Riêng châu Đại dương (OFC) chỉ có 1 suất, là đội vô địch châu lục có thứ hạng cao nhất trong BXH 4 năm. Suất cuối cùng dành cho đội chủ nhà.
Khác biệt về các suất tham dự liên quan đến sự chênh lệch giữa các nền bóng đá, đặc biệt là châu Âu, Nam Mỹ và phần còn lại. Hiển nhiên, người hâm mộ muốn xem Real, Chelsea, Man City, hay ít nhất là Palmeiras, Flamengo, Fluminense hơn là các đội bóng ít tên tuổi ở châu Á hay châu Phi hoặc khu vực Bắc Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Các trận chung kết FIFA Club World Cup phiên bản cũ cũng thường là sự cạnh tranh của hai nền bóng đá này, hiếm khi phần còn lại có thể chen chân vào.
Ngoài ra, sự mở rộng lên 32 đội còn xuất phát từ mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận ở các giải đấu cấp CLB. Điều này càng được thúc đẩy sau ý tưởng bất thành về giải đấu mang tên UEFA Super League của nhóm các CLB lớn ở châu Âu. Việc FIFA tạo nên một giải đấu toàn cầu, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cấp độ CLB hứa hẹn dập tắt các ý định ly khai.
Bên cạnh FIFA Club World Cup phiên bản mới, FIFA dự kiến sẽ tổ chức giải thường niên FIFA Intercontinental Cup. Các CLB vô địch mỗi châu lục sẽ tham gia vòng play-of, chọn ra một đội thi đấu với nhà đương kim vô địch UEFA Champions League.
Vì có tới 32 đội, châu Âu (UEFA) sẽ có 12 suất (gồm 4 nhà vô địch Champions League gần nhất và 8 đội khác được xác định theo BXH CLB trong khung thời gian 4 năm tương ứng), Nam Mỹ (COMEBOL) 6 suất (4 nhà vô địch Libertadores và 2 đội theo BXH CLB). Còn lại, châu Á, khu vực Bắc Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF), châu Phi (CAF) cùng có 4 suất, là 4 nhà vô địch châu lục. Riêng châu Đại dương (OFC) chỉ có 1 suất, là đội vô địch châu lục có thứ hạng cao nhất trong BXH 4 năm. Suất cuối cùng dành cho đội chủ nhà.
Khác biệt về các suất tham dự liên quan đến sự chênh lệch giữa các nền bóng đá, đặc biệt là châu Âu, Nam Mỹ và phần còn lại. Hiển nhiên, người hâm mộ muốn xem Real, Chelsea, Man City, hay ít nhất là Palmeiras, Flamengo, Fluminense hơn là các đội bóng ít tên tuổi ở châu Á hay châu Phi hoặc khu vực Bắc Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Các trận chung kết FIFA Club World Cup phiên bản cũ cũng thường là sự cạnh tranh của hai nền bóng đá này, hiếm khi phần còn lại có thể chen chân vào.
Ngoài ra, sự mở rộng lên 32 đội còn xuất phát từ mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận ở các giải đấu cấp CLB. Điều này càng được thúc đẩy sau ý tưởng bất thành về giải đấu mang tên UEFA Super League của nhóm các CLB lớn ở châu Âu. Việc FIFA tạo nên một giải đấu toàn cầu, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cấp độ CLB hứa hẹn dập tắt các ý định ly khai.
Bên cạnh FIFA Club World Cup phiên bản mới, FIFA dự kiến sẽ tổ chức giải thường niên FIFA Intercontinental Cup. Các CLB vô địch mỗi châu lục sẽ tham gia vòng play-of, chọn ra một đội thi đấu với nhà đương kim vô địch UEFA Champions League.
Theo Thanh Hải (Tiền Phong)