Bên cạnh mục tiêu cụ thể của các đội tuyển quốc gia, còn có những chiến lược mang tính đột phá được triển khai như “Đề án phát triển bóng đá Việt Nam hướng đến World Cup 2026 - 2030”, “Bóng đá học đường”, hay nâng cấp giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2024. Ảnh: INT.
Vòng chung kết ASIAN Cup (từ 12/1 - 10/2/2024)
Đội tuyển Việt Nam khởi đầu năm 2024 bằng giải đấu lớn nhất châu lục, diễn ra tại Qatar.
Theo thể thức thi đấu, 24 đội tham dự ASIAN Cup 2023 được chia thành 6 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các đội sẽ đá vòng tròn để chọn ra những đội nhất, nhì cùng 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất ở mỗi bảng vào vòng 1/8.
Thầy trò huấn luyện viên Troussier nằm ở bảng D cùng với đội tuyển Nhật Bản (hạng 18 thế giới), Iraq (hạng 68 thế giới) và Indonesia (hạng 145 thế giới). Đáng chú ý, Iraq và Indonesia còn là đối thủ của đội tuyển Việt Nam ở bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á.
Đội tuyển Việt Nam được giao mục tiêu vượt qua vòng bảng, thấp hơn so với thành tích tứ kết đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park đạt được ở Vòng chung kết ASIAN Cup 2019. Tuy nhiên, đây được coi là mục tiêu phù hợp bởi bảng đấu có sự hiện diện của đội bóng số 1 châu Á, Nhật Bản.
Iraq cũng được đánh giá cao hơn chúng ta, và mới giành chiến thắng 1-0 trước đội tuyển Việt Nam ngày 21/11 tại Mỹ Đình, lượt trận thứ 2 vòng loại World Cup 2026. Trong khi đó, Indonesia luôn gây khó khăn cho đội tuyển Việt Nam mỗi khi hai đội bóng Đông Nam Á đối đầu với nhau.
Trận Thể Công Viettel (bên phải) gặp Hà Nội FC tại giải bóng đá vô địch quốc gia 2023 - 2024. Ảnh: VPF.
Vòng chung kết Futsal châu Á (17/4 – 28/4/2024)
Vòng chung kết Futsal châu lục năm 2024 sẽ là giải đấu cơ sở để tính suất tham dự World Cup 2025 ở Uzbekistan. 4 đội có thành tích tốt nhất (ngoài chủ nhà Uzbekistan mặc định được tham dự) sẽ giành quyền góp mặt ở đấu trường thế giới đội tuyển Futsal Việt Nam đặt mục tiêu giành suất tham dự World Cup lần thứ 3 trong lịch sử.
Theo cách tính dựa trên hệ số Elo của Futsal World Ranking, các vị trí dẫn đầu châu Á là Iran (4 thế giới), Nhật Bản (12), Uzbekistan (25) và Thái Lan (26). Đội tuyển Việt Nam xếp thứ 5 ở châu Á và hạng 38 thế giới.
Theo bốc thăm, thầy trò huấn luyện viên Diego Giustozzi chung bảng với chủ nhà Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Ngôi đầu bảng được nhận định gần như sẽ thuộc về Thái Lan. Vị trí nhì bảng là cuộc đua cho 3 đội còn lại, trong đó, đội tuyển Việt Nam là ứng cử viên sáng giá nhất.
Theo phân nhánh lịch thi đấu, nếu lọt vào tứ kết ở vị trí nhì bảng, nhiều khả năng đội tuyển Việt Nam sẽ đụng Uzbekistan ở tứ kết. Chúng ta không có nhiều cơ hội thắng trận này, song Uzbekistan là chủ nhà World Cup 2025 nên nếu thua, đội tuyển Futsal Việt Nam còn cơ hội đoạt vé World Cup ở vòng vé vớt.
Trận Việt Nam (áo đỏ) gặp Nhật Bản ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Ảnh: INT.
Vòng chung kết U23 châu Á (15/4 - 3/5/2024)
Tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024 có 16 đội, được chia làm 4 bảng và giải đấu lần này được xem là lịch sử của bóng đá Đông Nam Á khi có đến 4 đại diện góp mặt, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó, tham dự giải đấu tại Qatar vào tháng 4 tới là lần thứ 5 U23 Việt Nam vượt qua vòng loại giải châu lục.
Thành tích cao nhất của lứa U23 Việt Nam là vị trí á quân năm 2018 ở Thường Châu (Trung Quốc).
Theo kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam vào bảng D cùng các đội Uzbekistan, Malaysia và Kuwait. Đây là bảng đấu vừa sức với U23 Việt Nam khi ngoài Uzbekistan vượt trội thì 2 đội bóng còn lại có trình độ ngang ngửa thầy trò huấn luyện viên Troussier.
3 đội đứng đầu giải sẽ giành vé dự Olympic 2024 trong khi đội đứng thứ 4 (thua ở trận tranh hạng 3) sẽ đá play-off với Guinea, đại diện từ châu Phi để tranh vé vớt đến Pháp.
Huấn luyện viên Troussier nhiều lần đề cập đến tham vọng cùng các học trò tranh vé dự môn bóng đá nam Thế vận hội 2024.
Việt Nam (áo đỏ) thua Thái Lan ở chung kết AFF Cup 2022. Ảnh: INT.
Vòng chung kết ASEAN Cup (23/11 – 21/12/2024)
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) có văn bản về việc giải Vô địch bóng đá nam Đông Nam Á 2024 (AFF Cup) sẽ có tên gọi mới là ASEAN Cup, thay cho tên gọi trước đây là AFF Cup và theo thể thức sân nhà - sân khách.
Đội tuyển Thái Lan là đương kim vô địch của giải và cũng là đội vô địch nhiều nhất (7 lần). Đội tuyển Singapore xếp thứ hai với 4 lần. Đội tuyển Việt Nam đứng thứ ba với 2 lần và đội tuyển Malaysia có 1 lần lên ngôi vương.
2 kỳ AFF Cup gần đây, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo đã không thể giành chức vô địch, đều thất bại trước đội tuyển Thái Lan, đội bóng sau đó lên ngôi vô địch chung cuộc của giải đấu.
Trong năm 2023, bóng đá Việt Nam không còn duy trì được vị thế vốn có, đơn cử như đội U23 thất bại ở SEA Games 32, 2 đội tuyển bóng đá nam và nữ quốc gia gây thất vọng lớn tại ASIAD 19. Vậy nên, mục tiêu đặt ra với huấn luyện viên Troussier và các học trò là vị trí quán quân ASEAN Cup.
Đội tuyển Futsal Việt Nam ăn mừng chiến thắng vòng loại Futsal châu Á 2024. Ảnh: INT.
Chú trọng bóng đá học đường
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bóng đá Việt Nam năm 2024, được Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thông qua, đó là tiếp tục triển khai “Đề án phát triển bóng đá phong trào tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030”, trong đó có nội dung về chiến lược phát triển phong trào bóng đá học đường, đồng thời, tiếp tục duy trì, phát triển các giải bóng đá phong trào.
Song song với đó, tăng cường sự quan tâm phối hợp, giúp đỡ các liên đoàn địa phương trong việc thúc đẩy mở rộng các giải bóng đá phong trào, đặc biệt là các giải bóng đá học đường.
Đáng chú ý, VFF chủ trương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển bóng đá học đường, ưu tiên các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng gặp khó khăn.
Mới đây, VFF đã hoàn tất việc tiếp nhận hơn 50 nghìn trái bóng do Liên đoàn Bóng đá Thế giới hỗ trợ. Sau khi làm việc với Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), 50 nghìn trái bóng này sẽ được chuyển tới 1.000 trường học và hơn 20 liên đoàn thành viên, trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trên khắp cả nước.
Đây là chương trình có ý nghĩa tạo tiền đề cho sự phát triển của bóng đá học đường tại Việt Nam, và sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Dự kiến, đầu năm 2024, lãnh đạo dự án bóng đá học đường của Liên đoàn Bóng đá Thế giới tới Việt Nam nhằm thúc đẩy phong trào bóng đá học đường tại các địa phương.
Chiến lược vươn đến đỉnh cao
Từ kết quả thi đấu của các đội tuyển quốc gia trong năm 2023, Ban Chấp hành VFF đã cùng thống nhất đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, trong đó bài toán World Cup cũng như Olympic được đặt lên hàng đầu. Theo đó, bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trên cơ sở “Đề án phát triển bóng đá Việt Nam hướng đến World Cup 2026 - 2030”, và Đề án “Chương trình mục tiêu phát triển nguồn lực (đào tạo vận động viên) tham gia Vòng chung kết World Cup 2030, ASIAD 2026, 2030 và Olympic 2028, 2032”.
VFF cũng nhấn mạnh, năm 2024 cần đầu tư mạnh mẽ vào công tác phát triển bóng đá trẻ và hệ thống các giải trẻ. Bóng đá nữ cũng chiếm vai trò quan trọng trong năm bản lề 2024, đó là triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các giải bóng đá nữ quốc gia; xem xét việc tổ chức thêm các giải đấu giao hữu quốc tế dành cho bóng đá nữ; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ bóng đá nữ Việt Nam tham dự các giải quốc tế...
Về mục tiêu cụ thể, đội tuyển nam quốc gia giành suất tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2026 khu vực châu Á, tái xây dựng lực lượng cũng như vị trí huấn luyện trưởng đội tuyển nữ quốc gia với mục tiêu giành suất tham dự World Cup 2027.
Nâng cao chất lượng giải bóng đá chuyên nghiệp
Nền tảng của các đội tuyển quốc gia chính là hệ thống giải bóng đá vô địch quốc gia. VFF xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 là nâng cao chất lượng tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia nhằm gia tăng giá trị cho giải, thu hút khán giả; tăng cường áp dụng công nghệ VAR tại các trận đấu để đảm bảo tính chính xác, hỗ trợ trọng tài trong việc điều hành trận đấu, tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo công nghệ VAR cho trọng tài, kĩ thuật viên.
Ngoài ra, nghiên cứu quy hoạch số lượng câu lạc bộ tại các giải chuyên nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của bóng đá Việt Nam; tăng cường công tác phòng chống tiêu cực tại các giải bóng đá quốc gia; duy trì ổn định hệ thống thi đấu các giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp quốc gia.
Bóng đá cấp câu lạc bộ cũng cần chuẩn bị tốt cho giải vô địch các câu lạc bộ ASEAN 2024 - 2025 lần đầu tiên được tổ chức. Tổng cộng sẽ có 12 đội tham dự giai đoạn đấu bảng. Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia mỗi nước có 2 suất, Singapore và Philippines là 1 suất. 2 suất còn lại thuộc về các đội thắng giai đoạn play-off.
Đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2024. Ảnh: INT.
Vòng chung kết ASIAN Cup (từ 12/1 - 10/2/2024)
Đội tuyển Việt Nam khởi đầu năm 2024 bằng giải đấu lớn nhất châu lục, diễn ra tại Qatar.
Theo thể thức thi đấu, 24 đội tham dự ASIAN Cup 2023 được chia thành 6 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các đội sẽ đá vòng tròn để chọn ra những đội nhất, nhì cùng 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất ở mỗi bảng vào vòng 1/8.
Thầy trò huấn luyện viên Troussier nằm ở bảng D cùng với đội tuyển Nhật Bản (hạng 18 thế giới), Iraq (hạng 68 thế giới) và Indonesia (hạng 145 thế giới). Đáng chú ý, Iraq và Indonesia còn là đối thủ của đội tuyển Việt Nam ở bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á.
Đội tuyển Việt Nam được giao mục tiêu vượt qua vòng bảng, thấp hơn so với thành tích tứ kết đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park đạt được ở Vòng chung kết ASIAN Cup 2019. Tuy nhiên, đây được coi là mục tiêu phù hợp bởi bảng đấu có sự hiện diện của đội bóng số 1 châu Á, Nhật Bản.
Iraq cũng được đánh giá cao hơn chúng ta, và mới giành chiến thắng 1-0 trước đội tuyển Việt Nam ngày 21/11 tại Mỹ Đình, lượt trận thứ 2 vòng loại World Cup 2026. Trong khi đó, Indonesia luôn gây khó khăn cho đội tuyển Việt Nam mỗi khi hai đội bóng Đông Nam Á đối đầu với nhau.
Trận Thể Công Viettel (bên phải) gặp Hà Nội FC tại giải bóng đá vô địch quốc gia 2023 - 2024. Ảnh: VPF.
Vòng chung kết Futsal châu Á (17/4 – 28/4/2024)
Vòng chung kết Futsal châu lục năm 2024 sẽ là giải đấu cơ sở để tính suất tham dự World Cup 2025 ở Uzbekistan. 4 đội có thành tích tốt nhất (ngoài chủ nhà Uzbekistan mặc định được tham dự) sẽ giành quyền góp mặt ở đấu trường thế giới đội tuyển Futsal Việt Nam đặt mục tiêu giành suất tham dự World Cup lần thứ 3 trong lịch sử.
Theo cách tính dựa trên hệ số Elo của Futsal World Ranking, các vị trí dẫn đầu châu Á là Iran (4 thế giới), Nhật Bản (12), Uzbekistan (25) và Thái Lan (26). Đội tuyển Việt Nam xếp thứ 5 ở châu Á và hạng 38 thế giới.
Theo bốc thăm, thầy trò huấn luyện viên Diego Giustozzi chung bảng với chủ nhà Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Ngôi đầu bảng được nhận định gần như sẽ thuộc về Thái Lan. Vị trí nhì bảng là cuộc đua cho 3 đội còn lại, trong đó, đội tuyển Việt Nam là ứng cử viên sáng giá nhất.
Theo phân nhánh lịch thi đấu, nếu lọt vào tứ kết ở vị trí nhì bảng, nhiều khả năng đội tuyển Việt Nam sẽ đụng Uzbekistan ở tứ kết. Chúng ta không có nhiều cơ hội thắng trận này, song Uzbekistan là chủ nhà World Cup 2025 nên nếu thua, đội tuyển Futsal Việt Nam còn cơ hội đoạt vé World Cup ở vòng vé vớt.
Trận Việt Nam (áo đỏ) gặp Nhật Bản ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Ảnh: INT.
Vòng chung kết U23 châu Á (15/4 - 3/5/2024)
Tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024 có 16 đội, được chia làm 4 bảng và giải đấu lần này được xem là lịch sử của bóng đá Đông Nam Á khi có đến 4 đại diện góp mặt, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó, tham dự giải đấu tại Qatar vào tháng 4 tới là lần thứ 5 U23 Việt Nam vượt qua vòng loại giải châu lục.
Thành tích cao nhất của lứa U23 Việt Nam là vị trí á quân năm 2018 ở Thường Châu (Trung Quốc).
Theo kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam vào bảng D cùng các đội Uzbekistan, Malaysia và Kuwait. Đây là bảng đấu vừa sức với U23 Việt Nam khi ngoài Uzbekistan vượt trội thì 2 đội bóng còn lại có trình độ ngang ngửa thầy trò huấn luyện viên Troussier.
3 đội đứng đầu giải sẽ giành vé dự Olympic 2024 trong khi đội đứng thứ 4 (thua ở trận tranh hạng 3) sẽ đá play-off với Guinea, đại diện từ châu Phi để tranh vé vớt đến Pháp.
Huấn luyện viên Troussier nhiều lần đề cập đến tham vọng cùng các học trò tranh vé dự môn bóng đá nam Thế vận hội 2024.
Việt Nam (áo đỏ) thua Thái Lan ở chung kết AFF Cup 2022. Ảnh: INT.
Vòng chung kết ASEAN Cup (23/11 – 21/12/2024)
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) có văn bản về việc giải Vô địch bóng đá nam Đông Nam Á 2024 (AFF Cup) sẽ có tên gọi mới là ASEAN Cup, thay cho tên gọi trước đây là AFF Cup và theo thể thức sân nhà - sân khách.
Đội tuyển Thái Lan là đương kim vô địch của giải và cũng là đội vô địch nhiều nhất (7 lần). Đội tuyển Singapore xếp thứ hai với 4 lần. Đội tuyển Việt Nam đứng thứ ba với 2 lần và đội tuyển Malaysia có 1 lần lên ngôi vương.
2 kỳ AFF Cup gần đây, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo đã không thể giành chức vô địch, đều thất bại trước đội tuyển Thái Lan, đội bóng sau đó lên ngôi vô địch chung cuộc của giải đấu.
Trong năm 2023, bóng đá Việt Nam không còn duy trì được vị thế vốn có, đơn cử như đội U23 thất bại ở SEA Games 32, 2 đội tuyển bóng đá nam và nữ quốc gia gây thất vọng lớn tại ASIAD 19. Vậy nên, mục tiêu đặt ra với huấn luyện viên Troussier và các học trò là vị trí quán quân ASEAN Cup.
Đội tuyển Futsal Việt Nam ăn mừng chiến thắng vòng loại Futsal châu Á 2024. Ảnh: INT.
Chú trọng bóng đá học đường
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bóng đá Việt Nam năm 2024, được Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thông qua, đó là tiếp tục triển khai “Đề án phát triển bóng đá phong trào tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030”, trong đó có nội dung về chiến lược phát triển phong trào bóng đá học đường, đồng thời, tiếp tục duy trì, phát triển các giải bóng đá phong trào.
Song song với đó, tăng cường sự quan tâm phối hợp, giúp đỡ các liên đoàn địa phương trong việc thúc đẩy mở rộng các giải bóng đá phong trào, đặc biệt là các giải bóng đá học đường.
Đáng chú ý, VFF chủ trương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển bóng đá học đường, ưu tiên các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng gặp khó khăn.
Mới đây, VFF đã hoàn tất việc tiếp nhận hơn 50 nghìn trái bóng do Liên đoàn Bóng đá Thế giới hỗ trợ. Sau khi làm việc với Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), 50 nghìn trái bóng này sẽ được chuyển tới 1.000 trường học và hơn 20 liên đoàn thành viên, trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trên khắp cả nước.
Đây là chương trình có ý nghĩa tạo tiền đề cho sự phát triển của bóng đá học đường tại Việt Nam, và sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Dự kiến, đầu năm 2024, lãnh đạo dự án bóng đá học đường của Liên đoàn Bóng đá Thế giới tới Việt Nam nhằm thúc đẩy phong trào bóng đá học đường tại các địa phương.
Chiến lược vươn đến đỉnh cao
Từ kết quả thi đấu của các đội tuyển quốc gia trong năm 2023, Ban Chấp hành VFF đã cùng thống nhất đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, trong đó bài toán World Cup cũng như Olympic được đặt lên hàng đầu. Theo đó, bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trên cơ sở “Đề án phát triển bóng đá Việt Nam hướng đến World Cup 2026 - 2030”, và Đề án “Chương trình mục tiêu phát triển nguồn lực (đào tạo vận động viên) tham gia Vòng chung kết World Cup 2030, ASIAD 2026, 2030 và Olympic 2028, 2032”.
VFF cũng nhấn mạnh, năm 2024 cần đầu tư mạnh mẽ vào công tác phát triển bóng đá trẻ và hệ thống các giải trẻ. Bóng đá nữ cũng chiếm vai trò quan trọng trong năm bản lề 2024, đó là triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các giải bóng đá nữ quốc gia; xem xét việc tổ chức thêm các giải đấu giao hữu quốc tế dành cho bóng đá nữ; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ bóng đá nữ Việt Nam tham dự các giải quốc tế...
Về mục tiêu cụ thể, đội tuyển nam quốc gia giành suất tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2026 khu vực châu Á, tái xây dựng lực lượng cũng như vị trí huấn luyện trưởng đội tuyển nữ quốc gia với mục tiêu giành suất tham dự World Cup 2027.
Nâng cao chất lượng giải bóng đá chuyên nghiệp
Nền tảng của các đội tuyển quốc gia chính là hệ thống giải bóng đá vô địch quốc gia. VFF xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 là nâng cao chất lượng tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia nhằm gia tăng giá trị cho giải, thu hút khán giả; tăng cường áp dụng công nghệ VAR tại các trận đấu để đảm bảo tính chính xác, hỗ trợ trọng tài trong việc điều hành trận đấu, tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo công nghệ VAR cho trọng tài, kĩ thuật viên.
Ngoài ra, nghiên cứu quy hoạch số lượng câu lạc bộ tại các giải chuyên nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của bóng đá Việt Nam; tăng cường công tác phòng chống tiêu cực tại các giải bóng đá quốc gia; duy trì ổn định hệ thống thi đấu các giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp quốc gia.
Bóng đá cấp câu lạc bộ cũng cần chuẩn bị tốt cho giải vô địch các câu lạc bộ ASEAN 2024 - 2025 lần đầu tiên được tổ chức. Tổng cộng sẽ có 12 đội tham dự giai đoạn đấu bảng. Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia mỗi nước có 2 suất, Singapore và Philippines là 1 suất. 2 suất còn lại thuộc về các đội thắng giai đoạn play-off.
Theo Khánh Vy (Giáo Dục & Thủ Đô)